Hệ thống thông tin là gì? Tìm hiểu về ngành học và cơ hội việc làm

Hệ thống thông tin – ngành học ra đời để quản lý và bảo mật thông tin, phù hợp với những bạn trẻ đam mê công nghệ. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ hệ thống thông tin là gì? Cơ hội việc làm của ngành hệ thống thông tin là gì? Tất cả những thắc mắc này sẽ được chúng tôi bật mí ngay sau đây!

Hệ thống thông tin là gì?

Khái niệm

Hệ thống thông tin (Information Systems – IS) hiểu đơn giản là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố có mối quan hệ với nhau. Chúng được sử dụng để cùng thu thập, xử lý cũng như lưu trữ, phân phối dữ liệu, thông tin nhằm đạt được một mục tiêu nhất định. 

Hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin

Trước đây khi ngành Công nghệ thông tin (CNTT) chưa phát triển thì thông tin chủ yếu được thu thập và lưu trữ thủ công bằng các văn bản, công cụ giấy bút hay lưu trữ hồ sơ… Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ khiến cho hệ thống thông tin được lưu trữ hiện đại trên máy tính bằng phần cứng hoặc là phần mềm rất tiện để sử dụng.

Đặc trưng

  • Được lưu trữ trên máy tính

Với sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của lĩnh vực công nghệ trên toàn cầu, hệ thống thông tin đã được xây dựng và lưu trữ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Chẳng hạn như các hệ thống siêu máy tính với bộ nhớ cực khủng, các phần cứng và phần mềm quản lý khối dữ liệu chung…

Hệ thống thông tin được lưu trữ trên máy tính
Hệ thống thông tin được lưu trữ trên máy tính
  • Có tính phân nhánh

Trên thực tế thì một hệ thống thông tin lớn bao gồm có nhiều nhánh con, được gọi là hệ thống thông tin phân nhánh. Cụ thể tính phân nhánh của hệ thống thông tin là:

Mỗi nhánh con trong hệ thống sẽ có mối liên hệ mật thiết, được kết nối cũng như tương tác qua lại lẫn nhau. Mỗi khi người quản lý cập nhật dữ liệu trên một nhánh con bất kỳ thì sẽ có ảnh hưởng gián tiếp đến hệ thống dữ liệu của các nhánh con còn lại (bao gồm cả việc thay đổi dữ liệu hệ thống thông tin chung). Tương tự như vậy, khi thực hiện truy xuất dữ liệu của hệ thống thông tin con thì người quản lý cũng cần phải lưu tâm đến mối quan hệ lẫn nhau giữa các hệ thống phân nhánh.

Hệ thống thông tin có tính phân nhánh
Hệ thống thông tin có tính phân nhánh
  • Có thể thay đổi được

Hệ thống thông tin chính là một dạng hệ thống có kết cấu “mềm dẻo” và linh hoạt. Sở dĩ có thể nói như vậy là bởi vì chúng luôn luôn thay đổi, luôn luôn phát triển từng ngày, từng giờ hay thậm chí là từng giây. Nói cách khác, hệ thống thông tin luôn được cập nhật cũng như mở rộng để có thể phù hợp với sự biến đổi và phát triển của tổ chức.

Cấu trúc

Có 3 thành phần chính cấu thành nên hệ thống thông tin, cụ thể như sau:

  • Phần cứng: có thể hiểu là các yếu tố vật chất tham gia vào quá trình lưu trữ cũng như xử lý thông tin. Ví dụ như: máy móc, thiết bị, máy tính, con người (nhân sự, phòng ban hoạt động…) Trong đó chủ yếu chính là hệ thống máy tính và mạng lưới công nghệ viễn thông.
  • Phần mềm hay còn được gọi là các yếu tố phi vật chất như dữ liệu (data, big data), các phần mềm ứng dụng, nguyên tắc cùng với quy trình thu thập và xử lý thông tin…
  • Dữ liệu: chính là thông tin và con người. Dữ liệu có thể tồn tại dưới nhiều định dạng khác nhau, bao gồm có âm thanh, video, hình ảnh, văn bản…
Dữ liệu - thành phần chính của hệ thống thông tin
Dữ liệu – thành phần chính của hệ thống thông tin

Các thành phần này có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Chúng cùng nhau làm nhiệm vụ để tạo nên một hệ thống thông tin hoàn chỉnh.

Cấp độ an toàn của hệ thống thông tin

Cấp độ an toàn của hệ thống thông tin phân loại theo các cấp độ đã được quy định rõ tại Điều 21, Mục 3 của Luật an ninh mạng năm 2015 như sau:

  • Cấp độ 1: Cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại tới quyền cũng như lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên nó lại không làm tổn hại tới lợi ích công cộng, trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.
  • Cấp độ 2: Cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại nghiêm trọng tới quyền cũng như lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc làm tổn hại tới lợi ích công cộng. Tuy nhiên nó không làm tổn hại tới trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.
Cấp độ an toàn hệ thống thông tin
Cấp độ an toàn hệ thống thông tin
  • Cấp độ 3: Cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại nghiêm trọng tới sản xuất, lợi ích công cộng cũng như trật tự, an toàn xã hội hoặc làm tổn hại tới quốc phòng, an ninh quốc gia.
  • Cấp độ 4: Cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại đặc biệt nghiêm trọng tới lợi ích công cộng cũng như trật tự, an toàn xã hội hoặc là làm tổn hại nghiêm trọng tới quốc phòng, an ninh quốc gia.
  • Cấp độ 5: Cấp độ mà khi bị phá hoại thì sẽ làm tổn hại đặc biệt nghiêm trọng tới quốc phòng, an ninh quốc gia.

Cơ hội việc làm của ngành hệ thống thông tin

Chuyên ngành học

Chuyên ngành hệ thống thông tin chính là một ngành giúp đào tạo ra được những cử nhân chế tạo hoặc là khai thác về các mảng và lĩnh vực có liên quan đến hệ thống thông tin. Những sinh viên theo học ngành hệ thống thông tin này sau khi hoàn thành chương trình học, nắm vững kiến thức, có kỹ năng mềm cũng như kỹ năng cứng thông thạo thì sẽ tạo ra nhiều cơ hội và khả năng làm việc ở nhiều vị trí công việc khác nhau.

Ngành hệ thống thông tin
Ngành hệ thống thông tin

Các khối để bạn có thể thi vào ngành hệ thống thông tin đó là:

  • Khối A: Toán – Lý – Hóa 
  • Khối A1: Toán – Lý – Anh
  • Khối D1: Ngữ văn – Toán – Anh
  • Khối D: Toán – Anh – Văn
  • Khối D7: Toán – Hóa – Anh

Điểm chuẩn của ngành hệ thống thông tin còn tùy thuộc vào tổ hợp xét tuyển cũng như là trường mà bạn chọn. Hệ thống thông tin quản lý hiện đang là một trong những ngành học được đánh giá cao. Vậy nên ngành này cũng có điểm chuẩn khá cao so với các ngành khác. Điểm chuẩn ngành này thường dao động trong khoản 16 – 22 điểm tùy từng trường và tùy vào mặt bằng chung của năm thi tuyển.

Các kỹ năng cần có

  • Kiến thức về CNTT

Ngành hệ thống thông tin có liên quan đến việc phát triển, triển khai cũng như quản lý các hệ thống thông tin. Chính vì vậy mà bạn cần phải có kiến thức cũng như kỹ năng về công nghệ thông tin để có thể làm việc hiệu quả trong ngành này.

Kiến thức liên quan đến CNTT
Kiến thức liên quan đến CNTT
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trong ngành hệ thống thông tin thì bạn sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề có liên quan đến phần mềm, phần cứng, mạng hay cơ sở dữ liệu. Vì vậy mà kỹ năng giải quyết vấn đề là một trong những yếu tố quan trọng nhất để bạn có thể thành công hơn trong ngành này.

  • Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng để bạn có thể làm việc hiệu quả trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Bạn cần phải có khả năng giao tiếp tốt để có thể trình bày các ý kiến, quan điểm, làm việc nhóm và giải thích các vấn đề liên quan đến CNTT cho những người không có kiến thức chuyên môn.

Công việc sau khi ra trường

  • Business Analyst (BA) 

BA hay chuyên viên phân tích nghiệp vụ có nhiệm vụ là nói chuyện với người dùng hệ thống để qua đó hiểu rõ được nhu cầu của họ. Từ thông tin thu thập được, BA sẽ viết thành các tài liệu gửi cho đội ngũ lập trình viên. Và đội ngũ lập trình viên có nhiệm vụ phải xây dựng phần mềm theo như thiết kế mà bạn đã đưa ra. 

BA - Chuyên viên phân tích nghiệp vụ
BA – Chuyên viên phân tích nghiệp vụ

Với 1 – 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực BA thì bạn có thể nhận được mức lương dao động trong khoảng 10 – 24 triệu đồng/tháng.

  • Data Engineer 

Data Engineer hay chuyên viên phân tích dữ liệu chính là người xây dựng, kiểm tra, duy trì kiến trúc tổng hợp, lưu trữ cũng như xuất dữ liệu từ những app và system được tạo ra bởi Kỹ sư phần mềm. 

Ngoài ra thì bạn cũng có thể theo đuổi ngành Data Science nếu như mong muốn đi theo hướng phân tích sâu, tạo ra các mô hình dự báo…

  • Kỹ sư quản lý hệ thống 

Kỹ sư quản lý hệ thống thông tin chính là một trong những vị trí công việc cần thiết tại các doanh nghiệp, công ty. 

Kỹ sư quản lý hệ thống thông tin
Kỹ sư quản lý hệ thống thông tin

Bạn sẽ chịu trách nhiệm quản trị mạng máy tính, thiết kế phần mềm, vận hành cũng như giám sát hệ thống thông tin mạng. Bên cạnh đó còn thực hiện bảo vệ và bảo mật thông tin dữ liệu cho công ty… Mức lương cho kỹ sư quản lý hệ thống phổ biến là từ 8 – 15 triệu đồng/tháng.

  • Nhân viên kinh doanh phần mềm

Hiểu biết về hệ thống thông tin, rèn luyện khả năng giao tiếp và thuyết phục khách hàng thì bạn hoàn toàn có thể trở thành nhân viên kinh doanh với mức thu nhập hấp dẫn dựa trên doanh thu mang về cho công ty. Mức lương của nhân viên kinh doanh phần mềm là khá cao, dao động từ 10 – 30 triệu đồng/tháng.

  • Giảng viên ngành CNTT  
Giảng viên ngành CNTT
Giảng viên ngành CNTT

Ngoài các công việc thiên về kỹ thuật hoặc là kinh doanh thì cử nhân ngành hệ thống thông tin còn có thể lựa chọn trở thành giảng viên đào tạo các phân môn có liên quan đến ngành hệ thống thông tin quản lý tại các cơ sở đào tạo như: trung cấp, cao đẳng, đại học… 

Có thể bạn quan tâm:

Database (cơ sở dữ liệu) là gì? Tổng hợp các kiến thức liên quan

Nghiên cứu sinh là gì? Công việc và thách thức của nghiên cứu sinh

Đây được coi là một trong những ngành nghề có tiềm năng phát triển rất lớn hiện nay. Vậy nên nếu bạn đam mê ngành này thì hãy rèn luyện thêm cho mình các kỹ năng để có cơ hội nghề nghiệp tốt nhất nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *