Hầu đồng là gì? Ý nghĩa và nguồn gốc của hầu đồng ở Việt Nam

Hầu đồng là một trong những nét văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam, có nguồn gốc từ lâu đời. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa hiểu hết về hầu đồng là gì? Ý nghĩa và nguồn gốc của hầu đồng? Để tìm hiểu cụ thể hơn, bạn đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Văn hóa hầu đồng là gì?

Phong tục hầu đồng là gì và tại sao phải hầu đồng là hai trong số nhiều thắc mắc của mọi người khi tìm hiểu về phong tục này. 

Hầu đồng là một nét văn hoá tín ngưỡng lâu đời của dân tộc ta
Hầu đồng là một nét văn hoá tín ngưỡng lâu đời của dân tộc ta

Theo trang Wikipedia

Hầu đồng hay còn gọi là hầu bóng, đồng bóng là một nghi thức trong các hoạt động tín ngưỡng dân gian tôn giáo thờ nữ thần mẹ Đạo Mẫu dòng Shaman giáo của nhiều dân tộc, trong đó có tín ngưỡng dân gian tại Việt Nam.

Theo Ban tôn giáo Chính phủ

Hầu đồng là hoạt động tín ngưỡng có tính thiêng liêng rất cao. Dựa trên quan niệm và thực tế, bản chất của việc hầu đồng là các vị thánh thần nhập vào người hầu đồng để đưa ra những lời phán truyền, chữa bệnh, ban phúc lộc… Lúc này, các ông/bà đồng sẽ chính là hiện thân của vị thần đã nhập vào họ.

Cũng theo Ban Tôn giáo Chính phủ thì hầu đồng là nghi lễ trong tín ngưỡng Thờ Mẫu Tứ phủ (Thiên, Địa, Thoải, phủ Thượng Ngàn hay còn được gọi là Nhạc Phủ). Đặc biệt, nghi lễ này thường mang những đặc trưng cũng như các sắc thái khác nhau và được thể hiện trong cách thờ các vị thánh trong đền.

Nguồn gốc của văn hóa hầu đồng là gì?

Phong tục hầu đồng được biết đến là một phần tín ngưỡng của thờ Mẫu có nguồn gốc xuất phát từ vùng đồng bằng Bắc Bộ, biểu tượng của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Hầu đồng hướng tới cuộc sống và niềm tin thực tại với ước mong về sức khỏe, tài lộc sum vầy, an khang thịnh vượng và may mắn của con người.

Hầu đồng có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc Bộ
Hầu đồng có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc Bộ

Ý nghĩa của việc đi hầu đồng là gì?

Ngay nay, hầu đồng là một nhu cầu tâm linh không thể thiếu của một bộ phận không nhỏ người Việt. Hầu đồng không chỉ đơn thuần có ý nghĩa là biểu diễn mà nó còn là sự giao tiếp tinh tế với thần linh để chuyển hóa tâm mình. 

Có rất nhiều trường hợp đã được ghi nhận sau khi chuyển hóa tâm thì các bệnh tật về tâm lý dần được chữa khỏi, con người sống có đạo lý hơn, sống hạnh phúc hơn.

Hầu đồng trong Đạo Mẫu cũng thể hiện sự tôn kính của mỗi con người với người “mẹ” thiên nhiên cai quản đất, trời, núi rừng và sông nước. Chính người mẹ thiên nhiên ấy đã sinh thành, nuôi nấng và che chở cho con người chúng ta.

Do đó, lên đồng cũng nhắc nhở mỗi người chúng ta phải biết trân quý và bảo vệ người mẹ thiên nhiên của mình. Chính bởi ý nghĩa cao đẹp đó mà Đạo Mẫu, với nghi thức hầu đồng đã được tổ chức UNESCO ghi nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới vào 1/12/2016.

Hầu đồng đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới
Hầu đồng đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới

Hầu đồng nhằm thể hiện ước muốn, mong cầu của con người cho quốc thái dân an. Hầu đồng cũng ca ngợi các vị thánh đã có công dựng nước và giữ nước. Điển hình phải kể đến là hầu Đức Thánh Trần, thể hiện truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam ta.

Có thể nói, hầu đồng là một bảo tàng sống lưu giữ những loại hình văn hóa dân gian cổ xưa như các điệu múa, nền nhã nhạc chầu văn. Giúp tăng cường thêm sự đoàn kết của dân tộc bằng sự quy tụ của rất nhiều con nhang đệ tử từ các tôn giáo khác.

Vậy văn hoá hầu đồng có phải mê tín dị đoan không?

Văn hóa hầu đồng được coi là một tín ngưỡng dân gian đã có từ lâu đời, là một nét văn hóa từ xưa của dân tộc ta nên nó không bị quy vào hình thức mê tín dị đoan hay vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, hiện nay đã có rất nhiều người lợi dụng việc hầu đồng nhằm trục lợi cá nhân, mê hoặc người khác, gây tác động xấu đến nhận thức và xứng đáng bị lên án, bài trừ. Ví dụ những hoạt động sau trá hình dưới vỏ bọc hầu đồng sẽ được coi là mê tín dị đoan: 

  • Làm lễ cúng trừ tà ma, chữa bệnh bằng cách phù phép.
  • Tổ chức xem bói, xin xăm, xóc thẻ, truyền bá sấm trạng, yểm bùa chú để hại người khác.
  • Những hình thức mang tính mê tín dị đoan khác.
Hầu đầu là một tín ngưỡng thờ cúng, không phải mê tín dị đoan
Hầu đầu là một tín ngưỡng thờ cúng, không phải mê tín dị đoan

Giải đáp ý nghĩa một số thuật ngữ khác liên quan đến hầu đồng

36 giá hầu đồng là gì?

Hầu đồng có tất cả 36 vở diễn xướng, tục được gọi là 36 giá đồng, mỗi giá sẽ nói về huyền tích của một vị thánh, làm các nghi lễ nhảy, múa, ban lộc, phán truyền,…

Hát văn hầu đồng là gì?

Hát văn hầu đồng còn được gọi là chầu văn, đây là loại hình nghệ thuật độc đáo và đặc sắc mang đậm truyền thống trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của dân tộc ta. 

Hát văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phụ trợ, kích thích sự thăng hoa, giao cảm giữa con nhang đệ tử và thế giới thần linh. Đây chính là mối quan hệ hữu cơ giữa một thể loại âm nhạc với một hình thức tín ngưỡng.

Hát văn là hình thức không thể thiếu trong khi thực hiện nghi lễ hầu đồng
Hát văn là hình thức không thể thiếu trong khi thực hiện nghi lễ hầu đồng

Nghệ thuật âm nhạc dường như là một phương tiện không thể thiếu khi con người muốn thực hiện giao tiếp với thánh thần. Để tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Mẫu thì phải tìm hiểu về hát văn là điều hết sức cần thiết. 

Ngược lại, khi tìm hiểu về hát văn hầu đồng chúng ta cũng cần tìm hiểu về thần tích, thần phả các vị thánh. Nghe những bản hát văn, ta rất dễ để nhận biết sự tích của các vị thánh cũng như những phong cảnh nơi mà các ngài giá ngự và hiển thánh. Do đó, không thể không có hát văn trong các nghi lễ hầu thánh.

Múa hầu đồng là gì?

Tùy vào từng giá hầu và mỗi Thánh khi nhập vào người mà họ sẽ múa kiếm, múa long đao, kích hoặc múa quạt, múa cờ, múa tay không… Các động tác múa dù khác nhau nhưng thường có ảnh hưởng từ làn điệu chèo và những vũ điệu dân gian. Thứ tự Thánh giáng từ cao xuống thấp lần lượt là: giá Thánh Mẫu, giá Quan lớn, giá Chầu bà rồi đến Cậu,…

Có căn hầu đồng là gì?

Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu chính xác nào về những người có thể hầu đồng cũng như có câu trả lời chính xác cho câu hỏi những ai có thể hầu đồng nhưng đa số người hầu đồng sẽ có căn đồng hoặc do di truyền từ gia tộc hoặc do hệ thần kinh yếu.

Chỉ khi đi hầu đồng thì người có căn mới khỏe khoắn, gặp may mắn
Chỉ khi đi hầu đồng thì người có căn mới khỏe khoắn, gặp may mắn

Những người có hệ thần kinh yếu khi đi đền, phủ cũng thường sẽ bị “nhập” và người ta gọi đây là hiện tượng ốp đồng. Người ta gọi những người này là người cao số, số nặng,  hữu duyên với các bậc Thánh trong Tứ phủ.

Thông thường, nếu người có căn mà chưa trình Thánh, khi ra đồng sẽ rất bị ảnh hưởng đến sức khoẻ, làm ăn như hay ốm đau, bệnh tật mà uống thuốc, chạy chữa vẫn không khỏi, làm ăn thất bát liên tục.

Chỉ khi đi hầu đồng, sức khoẻ của những người này mới khôi phục dần, công việc làm ăn mới được thông thuận. Đặc biệt, một khi đã đi hầu đồng, tuỳ vào lịch nhưng thường vào dịp tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ thì những  ông/ bà đồng sẽ tổ chức làm lễ lên đồng.

Cậu, cô hầu đồng là gì?

Người hầu đồng còn được gọi là thanh đồng, thanh đồng nam được gọi là cậu, nữ gọi là cô hoặc là bà đồng. Những người này thường có tính khí hơi khác người, rất nhạy cảm, đặc biệt là thanh đồng nam thường có đường nét và cử chỉ của nữ, thậm chí có phần ẻo lả.

Thanh đồng nam thường có những đường nét, cử chỉ mềm mại
Thanh đồng nam thường có những đường nét, cử chỉ mềm mại

Có thể bạn quan tâm:

Văn hoá là gì? Bản chất và chức năng của văn hoá

Bản sắc văn hóa dân tộc là gì? Tại sao chúng ta phải gìn giữ?

Bài viết trên đây, chúng tôi đã gửi đến bạn đọc toàn bộ thông tin chi tiết về hầu đồng là gì và ý nghĩa của việc hầu đồng trong văn hóa dân gian. Hy vọng bạn đọc đã nắm được hầu đồng là gì và tránh được những hoạt động mê tín dị đoan trà trộn. Và đừng quên đón đọc nhiều bài viết hấp dẫn khác trên muahangdambao.com nữa nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *