Gỗ MFC là gì? Cập nhật giá gỗ MFC mới nhất hiện nay

Gỗ MFC là gì? Là loại gỗ công nghiệp được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế thi công nội thất nhất là tại các căn hộ mang phong cách hiện đại, đơn giản. Để biết rõ khái niệm, phân loại, ưu nhược điểm cũng như giá bán gỗ MFC quý bạn đọc hãy theo dõi những thông tin chi tiết dưới đây của muahangdambao.com

Gỗ MFC là gì?

MFC là tên viết tắt của Melamine Faced Chipboard, là loại ván gỗ dăm phủ nhựa melamine. Có những loại cây gỗ được trồng để chuyên sản xuất loại gỗ MFC. Các cây gỗ sản xuất MFC được thu hoạch ngắn ngày, không cần cây to vì người ta sẽ băm nhỏ cây gỗ và kết hợp cùng với keo, ép tạo độ dày. Bề mặt ván gỗ MFC khi hoàn thiện có thể sử dụng nhựa PVC tráng lên hoặc giấy tin vân gỗ để tăng tính thẩm mỹ, chống ẩm và hạn chế trầy xước.

Gỗ MFC loại ván gỗ dăm phủ nhựa melamine
Gỗ MFC loại ván gỗ dăm phủ nhựa melamine

Gỗ MFC gồm có 2 phần:

  • Ván dăm: Được sản xuất từ các loại gỗ rừng trồng từ các loại cây như keo, cao su, bạch đàn,…Thân gỗ sau khi được khai thác sẽ băm nhỏ thành dăm gỗ, kết hợp với keo để ép lại thành tấm thông qua cường độ áp suất nén cao.
  • Lớp phủ Melamine: Bề mặt được phủ một lớp Melamine có tác dụng tăng tính thẩm bị, chống thấm, chống cháy. Là lớp bề mặt thường có vân giả gỗ hoặc giả kim loại.

Phân loại gỗ MFC phủ Melamine

Căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau, người ta chia MFC phủ Melamine được phân loại như sau:

Phân loại gỗ MFC dựa theo đặc tính

  • Gỗ MFC loại thường: Có khoảng 80 màu, đa dạng hình thái từ màu trơn, vân cho đến việc giả chất liệu như gỗ tần bì giả cổ, trắc, mun, nu vàng, teak (giả tỵ) cherry (xoan đào),…
  • Gỗ MFC loại chống ẩm: Gồm có 2 loại đó là MFC chống ẩm sử dụng cho khu vực ngoài trời hay thường xuyên tiếp xúc với nước và loại gỗ MFC lõi xanh có đa dạng màu sắc, tương tự như màu gỗ MFC dạng chuẩn.
Gỗ MFC loại chống ẩm được sử dụng nhiều
Gỗ MFC loại chống ẩm được sử dụng nhiều
  • Gỗ MFC phối 2 màu: Màu sắc linh hoạt với sự liền mạch của mảng gỗ giúp cho đồ nội thất tăng thêm tính thẩm mỹ, ấn tượng hơn.

Phân loại gỗ MFC theo kích thước

Theo đó, gỗ MFC được phân chia thành 2 loại đó là:

  • Loại chuẩn
Độ dày Kích thước
Size nhỏ: 4’ x 8’ 1220x2440x (9-50)mm
Size trung: 5’ x 8’ 1530x2440x (18/25/30)mm
Size lớn: 6’ x 8’ 1830x2440x (12/18/25/30)mm
  • Loại vượt khổ: Được sử dụng để phục vụ cho việc đa dạng hóa ý tưởng thiết kế, có độ dày 4’x 9’ và kích thước 1220x2745x (18/25)mm.

Quy trình sản xuất gỗ MFC

Về cơ bản, quy trình sản xuất gỗ công nghiệp MFC gồm những bước sau:

Quy trình sản xuất gỗ MFC
Quy trình sản xuất gỗ MFC

Bước 1: Thu hoạch các loại cây gỗ ngắn ngày về sơ chế sạch sẽ rồi đưa vào máy nghiền.

Bước 2: Lớp gỗ đó sẽ được tẩm sấy và xử lý mối mọt rồi ép tạo thành những ván gỗ kích thước lớn.

Bước 3: Lớp phủ Melamine kết hợp cùng với ván sợi thủy tinh sẽ được ép lên bề mặt của ván gỗ nên đã được trộn keo. Ván gỗ công nghiệp được ép một mặt hay 2 mặt tùy theo yêu cầu của nhà sản xuất.

Bước 4: Ép lần 2 với nhiệt độ, áp suất thích hợp để đảm bảo lớp gỗ và lớp phủ tạo thành một khối đồng nhất. Tiếp đó, ván gỗ sẽ được đánh bóng để chuẩn bị cho công đoạn phay mộng.

Bước 5: Gỗ sẽ được đưa vào máy phay, cắt và soi mộng cả 4 bên của cạnh. Trong sản xuất gỗ hiện nay, loại ép mộng kép là loại tốt và được sử dụng phổ biến nhất. Tùy từng thương hiệu và lõi mà được ghép theo nhiều cách khác nhau.

Ưu – nhược điểm của gỗ MFC phủ melamine là gì?

Ưu điểm của gỗ MFC

  • Được sản xuất chủ yếu từ những loại cây gỗ ngắn ngày, dễ trồng và tái tạo trong thời gian ngắn nên góp phần quan trọng trong việc bảo vệ rừng.
  • Gỗ MFC được xử lý nghiêm ngặt qua nhiều công đoạn nên có chất lượng cao, thời gian sử dụng dài lâu không kém cạnh so với gỗ tự nhiên.
  • Mặt gỗ MFC có lớp phủ Melamine nên có độ bền cao, khả năng chống trầy xước và chống nước, chống cháy cao nên mãi bền đẹp theo thời gian. Bên cạnh đó còn giúp ích trong quá trình vệ sinh, làm sạch.
Nhiều gợi ý lựa chọn
Nhiều gợi ý lựa chọn
  • Sử dụng sản phẩm nội thất từ ván gỗ MFC sẽ giúp tiết kiệm chi phí đáng kể.
  • Lõi ván ép MFC có thể giữ được các vít ốc bền và chắc chắn. Hơn nữa, loại gỗ này có thể được gia công nhanh để đáp ứng nhu cầu hoàn thiện công trình trong thời gian ngắn, gấp rút.
  • Gỗ MFC được sử dụng nhiều trong nội thất văn phòng, gia đình, trường học,…

Nhược điểm của gỗ MFC

  • Mặc dù đã có lớp phủ chống ẩm nhưng cốt gỗ bên trong lại kỵ với nước. Vậy nên khi bị nước thấm vào bề mặt ván gỗ dễ bị phồng, lõi sẽ bị bung.
  • Ván gỗ MFC hạn chế về độ dày, nếu không biết cách bảo quản và sử dụng hợp lý thì tuổi thọ của loại gỗ này không được cao.

Cập nhật bảng giá gỗ MFC mới nhất

Bên cạnh việc quan tâm đến chất lượng, thương hiệu sản xuất thì giá gỗ MFC cũng là yếu tố tác động tới quyết định đặt mua của nhiều người. Giá gỗ MFC phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, giữa các đơn vị bán gỗ MFC cũng có sự khác biệt về giá cả. Dưới đây là bảng giá gỗ MFC mới nhất mà bạn nên tham khảo trước khi đưa ra quyết định chọn mua.

Độ dày 100, xám 101, vân gỗ Đơn sắc
9mm 245.000 đồng/m2 265.000 đồng/m2 285.000 đồng/m2
12mm 290.000 đồng/m2 315.000 đồng/m2 330.000 đồng/m2
15mm 315.000 đồng/m2 335.000 đồng/m2 355.000 đồng/m2
17mm 335.000 đồng/m2 355.000 đồng/m2 375.000 đồng/m2
18mm 354.000 đồng/m2 365.000 đồng/m2 385.000 đồng/m2
18mm – chống ẩm 420.000 đồng/m2 440.000 đồng/m2 460.000 đồng/m2

Hướng dẫn cách bảo quản gỗ MFC

Để tăng độ bền, tính thẩm mỹ nên khi sử dụng các sản phẩm nội thất được gia công từ gỗ MFC bạn cần lưu ý những điều quan trọng sau:

  • Thường xuyên vệ sinh, làm sạch bụi bẩn và không được để bụi bẩn đóng quá dày sẽ khiến cho quá trình vệ sinh lâu hơn.
  • Khi bụi bẩn bám lâu ngày sẽ sinh ra nhiều ổ vi khuẩn, lâu dần độ ẩm tăng lên dễ gây mối mọt.
  • Đánh bóng định kỳ từ 3-4 lần/năm
  • Sử dụng các loại dung dịch làm sạch chuyên dụng, tránh dùng các loại hóa chất có nồng độ pH cao sẽ khiến cho bề mặt dễ bị xước.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.

Phân biệt gỗ MFC và gỗ MDF

Phân biệt gỗ MFC và gỗ MDF
Phân biệt gỗ MFC và gỗ MDF

Để phân biệt gỗ MFC và gỗ MDF bạn căn cứ vào các thông tin dưới đây:

  • Cốt của gỗ MFC là ván dăm còn cồn MDF là bột gỗ mịn
  • Cùng một loại lớp phủ bề mặt nhưng giá gỗ MFC sẽ rẻ hơn so với MDF
  • Gỗ MFC có độ dày từ 18 -36 mm còn gỗ MDF thì độ dày chỉ từ 5.5 – 17mm
  • MFC nhẹ hơn so với MDF nên được ứng dụng nhiều trong việc sản xuất đồ nội thất kích thước lớn.
  • MFC có khả năng chịu lực tốt hơn so với MDF nhưng MDF lại có khả năng cách âm tốt hơn.

Với các thông tin trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc gỗ MFC là gì, đặc điểm, bảng giá cũng như cách phân biệt với MDF. Truy cập muahangdambao.com để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *