Gỗ MDF là gì? Tìm hiểu cấu tạo, phân loại, đặc điểm và giá gỗ MDF

Gỗ MDF là gì? Là loại vật liệu được sử dụng phổ biến để thay thế gỗ tự nhiên, ưu điểm lớn nhất của loại gỗ này đó là không bị cong vênh, mối mọt, giá thành rẻ,…Để hiểu rõ hơn, quý bạn đọc hãy theo dõi những thông tin chi tiết dưới đây của muahangdambao.com

Gỗ MDF là gì? Cấu tạo gỗ MDF

MDF là viết tắt của cụm từ Medium Density Fiberboard, khi dịch ra tiếng Việt có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Thực tế, MDF là tên gọi chung của 3 sản phẩm khác nhau thuộc ván ép bột sợi, có tỷ trọng trung bình và độ nén chặt cao. Để phân biệt người ta thường sử dụng thông số cơ vật lý, độ dày và cách xử lý bề mặt.

MDF là một trong những loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay
MDF là một trong những loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay

Vậy, gỗ MDF là gì? Là loại gỗ công nghiệp, cấu tạo từ các bột sợi gỗ nhỏ (75%), chất kết dính (10-15%) và dưới 1% là các chất phụ gia như chất làm cứng, chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ, paraffin wax. Gỗ MDF thường được sử dụng để làm nội thất nhà ở hiện nay, mang tới một không gian hiện đại.

Phân loại gỗ công nghiệp MDF

Gỗ công nghiệp MDF được chia thành 3 loại cơ bản, đó là:

  • Gỗ ván MDF thường: Là loại gỗ MDF được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, ứng dụng trong thiết kế nội thất. Hạn chế của loại gỗ này đó là dễ bị phồng trong điều kiện thời tiết ẩm.
  • Gỗ MDF lõi xanh: Là loại gỗ có phần lõi màu xanh, có khả năng chống thấm tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu ẩm ướt ở Việt Nam. Gỗ MDF lõi xanh có độ co giãn, đàn hồi cao nên được khá nhiều người lựa chọn sử dụng.
Gỗ MDF lõi xanh
Gỗ MDF lõi xanh
  • Gỗ ván MDF chống cháy: Có phần lõi màu đỏ, khả năng chống cháy tốt nên được ưu tiên sử dụng tại các chung cư, văn phòng làm việc,…

Quy trình sản xuất gỗ MDF như thế nào?

Quy trình sản xuất gỗ MDF có nhiều công đoạn khác nhau, trong đó phải kể đến:

Quy trình khô: Keo, phụ gia được phun trộn cùng với bột gỗ khô trong máy trộn -sấy sơ bộ. Bột sợi khi đã áo keo sẽ được trải ra bằng máy rải -cào thành 2-3 tầng dựa theo khổ, độ dày của ván gỗ MDF. Các tầng sẽ được chuyển qua máy ép có gia nhiệt. Máy ép sẽ thực hiện ép nhiều lần (2 lần), lần 1 (ép sơ bộ) cho lớp trên, lần 2 lớp thứ 3 và lần ép 3 ép cả 3 lớp. Chế độ nhiệt được thiết lập so cho đuổi hơi nước và làm keo  hóa rắn từ từ. Sau khi ép, ván gỗ MDF sẽ được xuất ra, cắt bỏ biên, chà nhám, phân loại.

Quy trình ướt: Bột gỗ được phun nước để làm ướt rồi kết vón thành dạng vảy (mat formation). Tiếp đó, được cào rải lên mâm ép, ép nhiệt một lần đến độ dày sơ bộ. Cuối cùng, tấm ván gỗ MDF được đưa qua cán hơi – nhiệt như quy trình khô để nén chặt hai mặt, rút nước dư.

Gỗ MDF có bền không? Ưu – nhược điểm của gỗ công nghiệp MDF

Để trả lời câu hỏi gỗ MDF có bền không, muahangdambao.com sẽ chỉ ra các ưu – nhược điểm của loại gỗ này, chắc chắn sẽ giúp bạn đưa ra quyết định chọn mua phù hợp nhất. Cụ thể:

Ưu - nhược điểm của gỗ công nghiệp MDF
Ưu – nhược điểm của gỗ công nghiệp MDF

Ưu điểm của gỗ MDF

  • Không bị cong vênh hay co ngót sau một thời gian sử dụng như gỗ tự nhiên. Chính vì thế, loại gỗ này rất thích hợp sử dụng ở nơi có điều kiện khí hậu ẩm ướt như Việt Nam.
  • Bề mặt khá nhẵn, mềm mịn giúp việc thi công nội thất dễ dàng
  • Dễ dàng kết hợp với nhiều loại sơn phủ khác nhau giúp tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm, phù hợp với nhiều không gian nội thất.
  • Gỗ công nghiệp MDF có mức giá rẻ, phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều người tiêu dùng Việt.
  • Tính ứng dụng cao, thời gian gia công nhanh chóng

Nhược điểm của gỗ MDF

  • Không có độ dẻo dai như gỗ thịt hay những loại gỗ công nghiệp khác
  • Không thể điêu khắc hay trạm trổ như gỗ tự nhiên
  • Độ dày của ván gỗ MDF có giới hạn nên khi thiết kế những đồ nội thất có độ dày cao thì sẽ phải ghép nhiều tấm gỗ với nhau.

Các loại lớp phủ bề mặt gỗ MDF

Lớp phủ Melamine: Gỗ MDF phủ melamine là gì? Là loại ván gỗ MDF được phủ lớp melamine. Melamine được xem là một lớp bề mặt giả gỗ, cấu tạo từ các chất công nghiệp nhờ vào chất kết dính để tạo nên bề mặt khác nhau. Bề mặt gỗ MDF phủ melamine mờ bề mặt, thân thiện với môi trường, giá cả hợp lý, khó trầy xước,…

Lớp phủ Laminate: Laminate được biết tới như hợp chất High-pressure laminate (HPL) có khả năng chịu lửa, chịu nước tốt. Màu sắc của Laminate rất phong phú, đa dạng cùng họa tiết hoa văn 3D đã và đang làm thay đổi hệ thống lớp phủ gỗ MDF. Lớp phủ Laminate trên gỗ MDF sẽ giúp cho gỗ MDF tăng khả năng chịu nước, khó trầy xước, tránh được mọi tác động từ hóa chất làm sạch,…

Lớp phủ Veneer: Veneer thực chất là gỗ tự nhiên được lảng mỏng, xử lý công nghiệp để phủ lên lớp gỗ MDF. Lớp phủ Veneer có thể tạo đường cong cho sản phẩm, tăng khả năng chống cong vênh, mối mọt giúp cho ván MDF có bề mặt như gỗ tự nhiên.

Lớp phủ Acrylic: Acrylic còn được biết đến với tên gọi là Mica. Acrylic có dạng từ màu trong suốt cho đến đơn sắc, vân gỗ. Lớp phủ Acrylic có ưu điểm đó là bề mặt bóng mịn hiện đại, bền, khó vỡ khi tác động vật lý, dễ tạo hình,…

Gỗ MDF giá bao nhiêu? Bảng giá gỗ MDF mới nhất

Giá bán gỗ MDF phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như kích thước, độ dày, lớp phủ,…giữa các đơn vị cung cấp cũng có sự khác biệt về giá cả. Nhìn chung, giá bán gỗ MDF dao động từ 155.000 – 255.000 đồng/m2, mức giá này không quá đắt đỏ, phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều gia đình.

Giá bán gỗ MDF phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
Giá bán gỗ MDF phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

Để chọn mua được gỗ MDF chất lượng với mức giá tốt thì bạn nên lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín, thông tin địa chỉ rõ ràng. Dưới đây là bảng giá chi tiết mà bạn nên tham khảo trước khi đưa ra quyết định chọn mua:

Loại Kích thước Giá bán (VNĐ/m2)
Loại 5mm 1220 x 1440mm 155.000
Loại 9mm 1220 x 1440mm 170.000
Loại 12mm 1220 x 1440mm 215.000
Loại 15mm 1220 x 1440mm 255.000

Với các thông tin có trong bài viết “Gỗ MDF là gì? Tìm hiểu cấu tạo, phân loại, đặc điểm và giá gỗ MDF” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Nếu có bất kỳ đóng góp nào cho bài viết, quý bạn đọc hãy comment phía dưới, chúng tôi sẽ tổng hợp và cập nhật trong thời gian ngắn nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *