Giả trân là gì? Dấu hiệu nhận biết người sống giả trân

Gần đây trên mạng xã hội Facebook, những cụm từ như “giả trân”, “cười giả trân” hay “không hề giả trân” đang trở nên rất viral bởi giới trẻ. Vậy, giả trân là gì? Một số thông tin mà trang muahangdambao.com tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu ý nghĩa của cụm từ này.

Giả trân là gì?

Trên thực tế, cụm từ “giả trân” là tiếng lóng không có trong từ điển tiếng Việt nên không có định nghĩa chính thống nào cả. Vì vậy, ta có thể hiểu đơn giản “giả trân” là sự kết hợp của hai tính từ giả và trân. Trong đó:

Giả trân là tiếng lóng được rất nhiều bạn trẻ yêu thích sử dụng 
Giả trân là tiếng lóng được rất nhiều bạn trẻ yêu thích sử dụng
  • Giả: Không có thật hoặc có tạo ra như là thật để đánh lừa người khác.
  • Trân:
  • Trơ trơ ra, không biết thế nào là xấu hổ.
  • Ngây người ra, không có cử động hoặc thay đổi gì trước mọi tác động từ bên ngoài.
  • Ở trạng thái phơi bày ra hết thảy khi không còn hoặc không có được sự che phủ và bao bọc.

Như vậy, giả trân có thể được hiểu là người, hành động hoặc sự việc gì đó không có thật, giả tạo, cố tình làm cho như thật nhưng lại lộ liễu nên bị người khác phát hiện. Nhưng ngay cả khi bị phát hiện thì vẫn tỏ thái độ trơ ra không biết ngại là gì.

Từ giả trân có nguồn gốc như thế nào?

“Giả trân” xuất hiện lần đầu tiên trong một bình luận trên video Tik Tok của tài khoản có tên “Hà Bang Chủ” – một nữ CEO thường xuyên chia sẻ các video do ekip của mình làm lên mạng xã hội để câu view.

Các video đều có sự đầu tư khá đáng kể về cả kịch bản lẫn thời lượng. Tuy nhiên, dàn diễn viên trong clip lại không khả năng diễn xuất, chính lối diễn giả tạo ấy đã khiến nhiều khán giả phải bật cười và Hà Bang Chủ cũng nổi tiếng từ đó.

Cái tát không hề giả trân của nhân vật Khuyên trong video
Cái tát không hề giả trân của nhân vật Khuyên trong video

“Giả trân” được bắt nguồn từ video có tiêu đề “Sự hồ đồ của Khuyên”. Nội dung kể về mẹ chị Khuyên bị ngất xỉu do trời nắng nóng, may mắn được một anh shipper và cô gái trong video giúp đỡ. Tuy nhiên, chị Khuyên lại cho rằng người giao hàng này có hành vi không đúng mực với mẹ mình nên đã buông lời trách móc: “Thằng shipper, mày làm gì mẹ tao?”.

Cho đến khi anh shipper thanh minh và mẹ Khuyên nhắc nhở: “Khuyên sao con Khuyên?” thì chị Khuyên đã xin lỗi người giao hàng và tự trách mình đã nhầm lẫn. Điều đáng chú ý ở đây là Khuyên không quên tự tát cho mình một cái rất nhẹ “không hề giả trân” để lời xin lỗi được chân thành hơn.

Bên dưới đoạn clip với hơn 5 triệu view này, một tài khoản Tik Tok đã nhận xét bằng cụm từ “giả trân”. Kể từ đó, cụm từ này đã bắt đầu trở nên phổ biến khắp nền tảng mạng xã hội dưới nhiều phiên bản cực kỳ hài hước.

Giả trân trong tiếng Anh có nghĩa là gì?

Về từ giả trân, giới trẻ Việt còn biến tấu từ vựng này thành một số câu nói có tính viral khác như: rất thật trân, không hề sượng trân chút nào,… Xét về mặt ngữ nghĩa, trong tiếng Việt từ giả trân còn phải tùy vào ngữ cảnh mà có thể tương đương với một số từ vựng khác như: giả tạo, thảo mai, giả dối,…

Phoney là từ được dùng phổ biến để nói về sự giả trân trong tiếng Anh
Phoney là từ được dùng phổ biến để nói về sự giả trân trong tiếng Anh

Chính vì vậy, trong tiếng Anh, có một số từ vựng cũng được sử dụng với nghĩa tương tự giả trân như sham, phoney, fake, herbs,… Tuy vậy, từ vựng được sử dụng phổ biến hơn cả đó là phoney.

Ví dụ: I don’t like him – I think he’s a phoney. (Tạm dịch: Tôi không tin anh ta – Tôi nghĩ anh ta là một người giả dối (giả trân). 

Không hề giả trân là gì?

“Không hề giả trân” trên thực tế là một cách nói quá lên của giả trân nhằm nhấn mạnh, tạo sự cường điệu trong lời nói. Cụm từ này thường được dùng để chỉ những người nhút nhát một cách giả tạo, sống hai mặt. Thế nhưng đây cũng chỉ là một trò đùa không bao hàm sự ác ý, chỉ lên án hành vi giả trân một cách nhẹ nhàng, hài hước.

Nụ cười giả trân có nghĩa là gì?

Nụ cười giả trân là nụ cười có phần gượng gạo, ép buộc; tỏ ra vui vẻ nhưng thực chất bên trong không hề vui vẻ chút nào. Nét cười này được diễn ra khi mà bạn giả vờ cười cho ai đó xem nhưng thực chất là đang rất khó chịu với họ. Đôi khi nụ cười giả trân cũng xuất hiện trong các video viral trên mạng xã hội do người ta cố tình diễn ra với mục đích câu view.

Cười đấy nhưng lệ đổ trong tim
Cười đấy nhưng lệ đổ trong tim

Giả trân thường được sử dụng trong những tình huống nào?

Một số tình huống mà cư dân mạng dùng cụm từ “giả trân” hoặc “không hề giả trân” trên mạng xã hội như là:

  • Ảo thật đấy, nó sống không hề giả trân chút nào luôn á!
  • Biểu cảm của nam ca sĩ đó khi giao lưu với fan rất giả trân, nhìn không có thật chút nào cả.
  • Mặt này mới đi phẫu thuật hay gì mà trông cứng đơ, giả trân vậy ta?

Nên dùng từ giả trân như thế nào cho đúng?

“Giả trân” ngày nay được sử dụng rất phổ biến, không chỉ trên mạng xã hội mà trong cả giao tiếp hàng ngày với ý nghĩa mỉa mai, vui đùa, nhắc nhở giữa bạn bè với nhau về thái độ giả tạo của đối phương.

Tuy nhiên, các bạn cũng cần phải suy nghĩ và cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng để sao cho phù hợp với hoàn cảnh nhất, tranh đùa vui quá làm mất lòng nhau bạn nhé! Đặc biệt bạn chỉ nên sử dụng cụm từ này với bạn bè đồng trang lứa, không nên sử dụng với người lớn tuổi hơn.

Chỉ nên sử dụng giả trân với những người cùng tuổi, thân thiết
Chỉ nên sử dụng giả trân với những người cùng tuổi, thân thiết

Dấu hiệu giúp bạn nhận biết người sống giả trân

Chỉ quan tâm tới bản thân mình

Những người sống giả trân thường chỉ biết đến những vấn đề của bản thân họ. Họ sẽ chẳng bao giờ quan tâm đến bạn hay những vấn đề mà bạn đang gặp phải. Thậm chí, ngay cả khi bạn đang nói với họ về vấn đề của bạn thì họ cũng sẽ tìm cách để chèo lái sang vấn đề của mình mà thôi.

Tìm cách nói xấu sau lưng bạn, hả hê khi bạn gặp chuyện bất trắc

Biểu hiện này sẽ rất khó để bạn nhận ra, tuy nhiên đây lại là biểu hiện dễ bắt gặp nhất. Trước mặt bạn, họ có thể tỏ ra quan tâm, lo lắng nhưng thực chất sau lưng lại chê bai, dè bỉu, thậm chí là nói những điều không đúng sự thật về bạn.

Những thông tin bất lợi nào từ phía bạn đều có thể trở thành chủ đề để họ tám chuyện với mọi người. Thực chất, họ chỉ tiếp cận bạn để khai thác thông tin về bạn mà thôi!

Người giả trân ngoài mặt thân thiện nhưng sau lưng luôn tìm cách hãm hại bạn
Người giả trân ngoài mặt thân thiện nhưng sau lưng luôn tìm cách hãm hại bạn

Không bao giờ xuất hiện những lúc bạn cần

Một dấu hiệu nhận biết khác ở những người giả trân đó chính là họ sẽ không xuất hiện mỗi lúc bạn gặp khó khăn. Họ chỉ có mặt khi bạn đạt được thành công và “mất tích” khi bạn sa cơ lỡ vận. 

Hãy nhớ rằng, chất lượng luôn quan trọng hơn số lượng, sẽ chẳng có ý nghĩa gì khi bạn sở hữu vòng bạn bè rộng lớn nhưng lại không ai sẵn sàng ở bên lúc bạn cần.

Giành lấy cơ hội từ bạn bằng tất cả thủ đoạn

Người giả trân sẽ không thể khoanh tay đứng nhìn khi thấy bạn nhận được nhiều cơ hội tốt hơn họ. Thay vào đó, họ sẽ không từ bất cứ thủ đoạn nào để giành lấy cơ hội đó cho bản thân mình. 

Thậm chí ngay cả khi họ đã lấy được nó từ tay bạn rồi thì họ vẫn cứ tỏ ra mình vô tội, ngây thơ; tìm cách chuyển hướng khiến ai nấy đều nhắm sự tiêu cực vào bạn.

Có thể bạn quan tâm:

Câu nói GEN Z: Body samsung là gì trên Facebook, Tiktok

Quan điểm sống là gì? Quan điểm sống tích cực và tiêu cực

Trên đây là tổng hợp những thông tin hữu ích liên quan đến cụm từ “giả trân” đang rất HOT trên các nền tảng mạng xã hội. Thông qua bài viết, chúng tôi hy vọng bạn đọc sẽ sống thật với chính con người mình, đừng để bị ai đó gắn mác “giả trân” nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *