Gia đình là gì? Định nghĩa và chức năng của gia đình với xã hội

Gia đình đóng góp một phần không nhỏ trong việc hình thành nên nhận thức, ý thức và hành động của mỗi con người. Vậy thực chất gia đình là gì? Nguồn gốc? Phân loại? Chức năng chính của gia đình? Hãy cùng với chúng tôi khám phá những thông tin dưới đây nhé!

Gia đình là gì?

Khái niệm gia đình là gì?

Theo Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình tại Việt Nam thì “gia đình” là tập hợp gồm những người gắn bó với nhau dựa trên quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc là quan hệ nuôi dưỡng. Từ đó phát sinh những nghĩa vụ và quyền với nhau theo như quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

Gia đình - những người gắn bó với nhau dựa trên huyết thống, quan hệ hôn nhân…
Gia đình – những người gắn bó với nhau dựa trên huyết thống, quan hệ hôn nhân…

Như vậy chúng ta có thể hiểu gia đình là một thiết chế xã hội, nơi mà những người có mối quan hệ ruột thịt hoặc cùng chung sống với nhau. Gia đình là một phạm trù biến đổi có tính lịch sử và phản ánh được văn hóa của dân tộc cũng như thời đại. Mặt khác thì gia đình cũng được coi là trường học đầu tiên mang quan hệ biến chứng với toàn xã hội.

Gia đình chính là một nhóm xã hội nhỏ (hay đơn vị xã hội) có hình thức tổ chức quan trọng nhất trong sinh hoạt cá nhân, được căn cứ vào hôn nhân và quan hệ huyết thống như vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hay những người thân thuộc khác cùng nhau chung sống và sở hữu kinh tế chung.

Nguồn gốc của gia đình

Thực tế thì gia đình xuất hiện từ rất sớm và đã trải qua quá trình phát triển lâu dài. Vậy nên có những ảnh hưởng nhất định và làm tác động mạnh mẽ đến đời sống của xã hội.

Từ thời nguyên thủy cho đến hiện tại thì gia đình tồn tại không phụ thuộc vào hình thức kiếm sống mà căn cứ dựa trên việc đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cho các thành viên trong gia đình. 

Gia đình đã tồn tại từ rất sớm
Gia đình đã tồn tại từ rất sớm

Tuy nhiên một vài nhà nghiên cứu xã hội học để xác định phù hợp khái niệm gia đình thì đã đi sâu vào so sánh sự khác nhau giữa gia đình của loài người và của động vật. Trong đó thì gia đình loài người vẫn bị ràng buộc bởi các yếu tố như văn hóa xã hội, các chuẩn mực giá trị của đời sống… Chính vì vậy mà thuật ngữ “gia đình” chỉ nên sử dụng để ám chỉ đối với loài người.

Có thể nói gia đình không giống với bất cứ nhóm xã hội nào bởi vì nó bao gồm nhiều yếu tố khác như sinh học, tâm lý, kinh tế hay văn hóa… Theo xã hội học, nó lại thuộc về một phạm trù cộng đồng xã hội nên có thể xem như là một nhóm xã hội nhỏ. Đặc biệt, gia đình cũng là một thiết chế xã hội có tính đặc thù.

Các hình thái phổ biến của gia đình

Xét về quy mô thì gia đình có thể được phân loại thành:

  • Gia đình hai thế hệ (hay gia đình hạt nhân): là gia đình bao gồm có cha mẹ và con cái.
  • Gia đình ba thế hệ (hay gia đình truyền thống): là gia đình bao gồm có ông bà, cha mẹ và con cái. Nó còn được nhiều người gọi là tam đại đồng đường.
Gia đình 3 thế hệ
Gia đình 3 thế hệ
  • Gia đình bốn thế hệ trở lên: là gia đình có nhiều hơn từ ba thế hệ. Gia đình bốn thế hệ còn được gọi là tứ đại đồng đường.

Dưới khía cạnh xã hội học và về quy mô các thế hệ trong gia đình thì cũng có thể phân chia gia đình thành 2 loại:

  • Gia đình lớn (gia đình mở rộng hoặc ba thế hệ): là kiểu gia đình truyền thống, nơi mà một nhóm những người ruột thịt của vài thế hệ cùng nhau chung sống dưới một mái nhà. Thông thường thì gia đình lớn sẽ từ ba thế hệ trở lên, trong phạm vi còn có cả những người huyết thống ở tuyến phụ.
  • Gia đình nhỏ (gia đình hạt nhân hoặc hai thế hệ): Là kiểu gia đình nơi mà vợ chồng cùng với các con cùng nhau chung sống dưới một mái nhà hoặc vợ – con, chồng – con… Vì vậy mà xuất hiện hình thái gia đình nhỏ đầy đủ hoặc là không đầy đủ. Ngày nay thì kiểu gia đình này ngày càng trở nên phổ biến ở xã hội hiện đại.

Chức năng của gia đình là gì?

Gia đình có ý nghĩa quan trọng trong sự tồn tại cũng như phát triển của loài người. Nó đảm đương những chức năng đặc biệt trong xã hội mà rất khó có thiết chế xã hội nào có thể thay thế được. Dưới đây là những chức năng chính của gia đình:

  • Chức năng kinh tế

Đây là một chức năng cơ bản nhưng lại không kém phần quan trọng khi nó duy trì sự sống còn của gia đình. Chức năng này đề cập đến nhu cầu ăn ở, tiện nghi… và các thành viên trong gia đình hợp tác kinh tế với nhau để có thể đáp ứng được những nhu cầu trong đời sống.

Chức năng kinh tế của gia đình
Chức năng kinh tế của gia đình

Để kinh tế gia đình được cải thiện thì những thành viên trong độ tuổi lao động cần đảm bảo có việc làm với mức thu nhập ổn định. Bên cạnh đó thì cũng cần những nguồn thu nhập thêm để có thể chi trả những chi phí lặt vặt phát sinh.

  • Chức năng sinh đẻ

Chức năng sinh đẻ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội. Theo đó, nó không chỉ đáp ứng được nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội mà nó còn đáp ứng tình cảm và tâm sinh lý của con người. Mỗi một quốc gia sẽ có những quy định trong việc thực hiện chức năng này khác nhau.

  • Chức năng giáo dục

Chức năng giáo dục chính là yếu tố quan trọng quyết định đến nhân cách của con người. Nhờ có giáo dục mà những người con học được cách hiếu thảo và sống có ích cho xã hội. Nói cách khác, cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên định hướng cho con trẻ sống đúng đắn và chuẩn mực.

Chức năng giáo dục của gia đình
Chức năng giáo dục của gia đình

Tuy nhiên, việc giáo dục nên được thực hiện một cách nhẹ nhàng, chỉ nên khuyên bảo chứ không nên sử dụng bạo lực. Mỗi người lớn nên là một tấm gương sáng để con trẻ noi theo.

  • Những chức năng khác

Bên cạnh những chức năng kể trên thì không thể không kể đến một chức năng nữa cũng khá quan trọng đó là chức năng thỏa mãn nhu cầu về tinh thần, tình cảm và sức khỏe. 

Nó có ý nghĩa rất lớn trong việc gắn bó các thành viên trong gia đình với nhau, đặc biệt là với hạnh phúc lứa đôi. Nhờ đó mà mỗi thành viên như được tiếp thêm năng lượng để có thể thực hiện những chức năng còn lại. Có thể thấy rằng tổ ấm gia đình không chỉ là điểm xuất phát cho cuộc đời của mỗi con người mà nó còn là nơi bao dung và che chở mỗi cá nhân trước những sóng gió cuộc đời.

Vai trò của gia đình là gì?

Đối với xã hội

  • Gia đình chính là “tế bào” của xã hội, là nhân tố quyết định đến sự phát triển bền vững của xã hội và cũng là nơi tiếp nhận văn minh.
  • Gia đình góp phần duy trì và phát triển những bản sắc văn hóa của dân tộc, đạo đức truyền thống cùng với những phong tục tập quán tốt đẹp. Từ đó mà các tệ nạn được phòng tránh, đảm bảo an ninh trật tự trong toàn xã hội.
Gia đình giúp duy trì, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc
Gia đình giúp duy trì, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc
  • Gia đình lành mạnh sẽ mang lại sự bình yên và ổn định cho xã hội.
  • Gia đình không những là cầu nối với người thân, họ hàng mà nó còn là các thiết chế của xã hội như: hệ thống giáo dục, hệ thống chính trị, hệ thống y tế…

Đối với đất nước

  • Gia đình là một trong những yếu tố quan trọng của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong việc hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh.
  • Gia đình ít con thường sẽ có cuộc sống no ấm, giảm tải áp lực các vấn đề phức tạp cho xã hội, là chiến lược phát triển kinh tế xã hội và giúp cho chất lượng cuộc sống được nâng cao.
Gia đình tạo ra những công dân tốt
Gia đình tạo ra những công dân tốt
  • Gia đình cung cấp cho xã hội những công dân tốt, phát huy những truyền thống hiếu học, xây dựng kinh tế… Nó đóng vai trò không nhỏ trong việc tăng trưởng thu nhập của mỗi quốc gia.

Một số thuật ngữ liên quan đến gia đình

Hộ gia đình là gì?

Hiện không có định nghĩa cụ thể hộ gia đình là gì. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu khái niệm này như sau: Hộ gia đình chính là tập hợp những người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân hoặc nuôi dưỡng đang sống chung, cùng đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc là tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp.

Hộ gia đình
Hộ gia đình

Mã hộ gia đình là gì?

Mã số hộ gia đình chính là mã số mà cơ quan bảo hiểm cấp cho mỗi hộ gia đình cụ thể. Mã số đó còn được gọi là mã số bảo hiểm xã hội của gia đình.

Áp lực gia đình là gì?

Áp lực gia đình hiểu đơn giản là sự mệt mỏi, chán chường khi phải gánh chịu đủ thứ tiêu cực trong gia đình. Điều này dẫn đến việc mỗi thành viên không tìm được sự đồng điệu, thấu hiểu và chia sẻ ở người cùng chung sống. Điều đó khiến họ cảm thấy ngột ngạt, bức bối, áp lực và không còn niềm tin hay động lực để chinh phục cuộc sống.

Áp lực gia đình
Áp lực gia đình

Giá trị gia đình là gì?

Giá trị gia đình là những yếu tố, những quy tắc và chuẩn mực đúng đắn, tốt đẹp, tích cực về đạo đức, giáo dục, tâm lý, tình cảm hay ý thức cộng đồng đã được nảy sinh, hình thành, tồn tại và phát triển trong gia đình. Nó được cộng đồng xã hội cũng như từng gia đình thừa nhận, hướng tới, áp dụng, lưu giữ và truyền lại cho các thế hệ sau.

Giáo dục gia đình là gì?

Giáo dục gia đình là nền giáo dục được thực hiện ngay trong gia đình. Giáo dục gia đình do thế hệ trước thực hiện, tác động đến thế hệ sau để hình thành cho thế hệ sau những phẩm chất cùng năng lực tốt đẹp, phù hợp với chuẩn mực của xã hội.

Có thể bạn quan tâm:

Thành phần gia đình là gì? Ghi sơ yếu lý lịch? Khái niệm liên quan

Ca dao là gì? Những bài ca dao hay về gia đình, thầy cô, bạn bè

Có thể nói gia đình mang đến cho chúng ta nguồn năng lượng trong cuộc sống, cũng là nơi chữa lành những vết thương trên hành trình phát triển, tạo động lực để mỗi người thành công hơn trong xã hội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *