Đường phèn là nguyên liệu quen thuộc với nhiều gia đình dùng để chế biến nhiều món ăn khác nhau. Thế nhưng không phải ai cũng biết đến công dụng, cách sử dụng đường phèn. Hãy cùng tham khảo thông tin dưới đây để biết đường phèn là gì, làm từ đâu và ăn đường phèn có tốt không nhé!
Đường phèn là gì? Được làm từ đâu?
Đường phèn có tên khoa học là Saccharose hay còn được gọi là băng đường với công thức hóa học là C12H22O11. Nguyên liệu tạo nên đường phèn là cây mía, của cải, cây thốt nốt, cây cọ…Thành phần của đường phèn còn chứa saccharose và một số nguyên tố vi lượng khác, góp phần phân giải thành đường fructose và glucose mà cơ thể có thể sử dụng để sinh năng lượng.
Bản chất đường phèn là một tinh thể đường lớn, có kết cấu cứng. Loại đường này thường có 2 màu là màu caramel (vàng nhạt hoặc màu nâu đậm) và màu trắng trong. Chúng thường được đóng gói, bán dưới dạng hình đá vuông, hoặc dạng đường kết tinh.
Loại đường này chứa ít calo hơn so với đường trắng tinh luyện nên thường được nhiều người sử dụng hơn. Đây được coi là loại đường tốt cho sức khỏe vì nó ít đường hơn so với đường trắng.
Hàm lượng dinh dưỡng có trong đường phèn như thế nào?
Trong một thìa cà phê đường phèn (khoảng 4 gam) có chứa hàm lượng dinh dưỡng như:
- Lượng calo: 25 Calo
- Chất béo: 0 gram
- Chất đạm: 0 gram
- Carbohydrate: 6,5 gam
- Chất xơ: 0 gram
- Đường: 6,5 gam
Nhìn vào hàm lượng dinh dưỡng có trong đường phèn có thể thấy đường phèn giúp cung cấp một nguồn năng lượng cho cơ thể nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng lại không cung cấp bất cứ lượng vitamin hoặc khoáng chất đáng kể nào.
Ăn đường phèn có tốt không?
Ăn đường phèn đúng cách, hợp lý sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn. Bởi quá trình kết tinh, tái kết tinh của đường phèn giúp dễ tiêu hóa, lại có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe nhận được từ việc ăn đường phèn.
Trị ho thông thường
Đường phèn mang chưng với quất hay chanh đều có thể điều trị được bệnh ho, trị viêm họng rất hiệu quả. Vì trong đường phèn có chứa nhiều chất giúp làm dịu cơn đau họng, cắt cơn ho nhanh chóng.
Ngoài quất và chanh để trị ho bạn cũng có thể sử dụng đường phèn chưng với cánh hoa hồng bạch để trị ho do thời tiết. Nếu bị ho khan, bạn có thể nấu đường phèn với vỏ quýt dùng làm nước uống để trị ho rất tốt. Những bài thuốc này đều là bài thuốc từ dân gian mà bạn có thể tham khảo.
Ăn đường phèn thúc đẩy tiêu hóa tốt
Có rất nhiều món ăn tráng miệng được chế biến với nguyên liệu từ đường phèn. Sau bữa ăn bạn có thể ăn một chút đường phèn hoặc các món ăn được chế biến với đường phèn để giúp thúc đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động trơn tru, dễ dàng hơn.
Tăng cường năng lượng
Đường phèn giúp bạn tăng cường năng lượng thức thì. Nếu bạn đang có tâm trạng buồn bã, lo âu thì có thể chế biến các món ăn từ đường phèn. Chắc chắn sẽ giúp cho tâm trạng của bạn vui vẻ, tích cực hơn. Đặc biệt đối với phụ nữ thời kỳ mãn kinh sử dụng rất tốt.
Bên cạnh đó, đường phèn còn giúp cơ thể chúng ta duy trì ở mức năng lượng cao, giữ cho cơ thể chúng ta khoẻ mạnh hơn.
Nước giải khát, nấu ăn
Từ xưa đến nay ông bà ta đã thường sử dụng đường phèn như một loại gia vị để nấu ăn: làm bánh, kẹo, nấu chè, pha nước…để tạo nên vị ngọt thanh mát. Đường phèn được ưa chuộng sử dụng trong một số loại nước uống giải khát mùa hè giúp cơ thể giảm bớt căng thẳng, cung cấp nguồn năng lượng tức thì, khiến cơ thể được thư giãn, nhẹ nhàng hơn.
Một số tác hại của đường phèn đối với sức khỏe khi ăn sai cách
Như đã nói trên đường phèn mang đến nhiều lợi ích nhất định cho sức khỏe của con người. Nhưng nếu sử dụng sai cách, lạm dụng có thể gây tác dụng xấu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đối mặt với nhiều loại bệnh lý. Cụ thể:
Nguy cơ béo phì
Theo khuyến nghị về các hướng dẫn về chế độ ăn uống của USDA – Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (United States Department of Agriculture) một người không nên nạp quá 10% tổng lượng calo đến từ đường. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị mỗi ngày phụ nữ chỉ nên nạp ít hơn sáu muỗng cà phê đường và chín muỗng cà phê mỗi ngày đối với nam giới.
Có rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng việc sử dụng quá nhiều đường sẽ khiến bạn dễ bị tăng cân, nếu để tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến mất kiểm soát gây nên tình trạng béo phì. Khi bị béo phì sẽ liên quan đến một số tình trạng sức khỏe như: bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp, v.v.
Bệnh tiểu đường tuýp 2
Ăn quá nhiều đường phèn sẽ khiến bạn có nguy cơ phải đối mặt với bệnh tiểu đường. Bởi cân nặng quá mức và chế độ ăn nhiều carbohydrate sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2, gây nên các biến chứng nguy hiểm, thậm chí làm đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Bệnh tim mạch
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc ăn chế độ nhiều đường sẽ tăng nguy cơ tử vong vì sự chuyển hóa của bệnh tim mạch. Kết quả của một nghiên cứu dài hạn đã chỉ ra rằng người tiêu thụ 17-21% lượng calo hàng ngày ở dạng đường bổ sung sẽ có nguy cơ tử vong cao vì bệnh tim mạch lên đến 38%.
Sức khỏe răng miệng
Trên thực tế, đường phèn sẽ không làm hại trực tiếp đến răng miệng. Nhưng khi bạn ăn quá nhiều, kết hợp với việc vệ sinh không đảm bảo sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào răng, tạo thành một lớp mảng bám, gây bệnh. Sau một thời gian dài, vi khuẩn sẽ tạo ra axit làm ăn mòn men răng và có thể gây ra các bệnh lý gây ra sâu răng.
Thậm chí, vi khuẩn có thể xâm nhập vào mô nướu của bạn và gây viêm nướu. Nếu để bệnh kéo dài, không được điều trị đúng cách, viêm nướu có thể chuyển sang một bệnh nghiêm trọng là bị viêm nha chu, dẫn đến tiêu mô, tiêu xương xung quanh răng của bạn, rất nguy hiểm.
Có thể thấy đường phèn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng tiềm ẩn không ít các nguy cơ khác. Do đó, khi sử dụng bạn không nên quá lạm dụng chúng.
Như vậy, những thông tin trong bài viết này về đường phèn là gì, ăn đường phèn có tốt không, và những tác hại của đường phèn. Mong rằng những chia sẻ này đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích để sử dụng đường phèn sao cho đúng cách, hiệu quả, giúp bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình mình tốt nhất.