Định luật ôm là kiến thức mà các bạn sẽ được làm quen trong chương trình Vật lý ở trường. Nhưng bạn đã nắm rõ khái niệm, kí hiệu, ý nghĩa cũng như công thức của định luật ôm là gì chưa? Nếu chưa, thì những thông tin trong bài viết dưới đây là dành riêng cho bạn.
Tìm hiểu về định nghĩa định luật ôm là gì?
Định luật ôm được phát biểu như sau: “Định luật ôm là cường độ dòng điện đi qua 2 điểm của một vật có dẫn điện luôn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đi qua chính 2 điểm đó, đồng thời cường độ dòng điện sẽ tỷ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn”.

Định luật ôm đối với toàn mạch được phát biểu thế nào?
Bạn có biết định luật ôm với toàn mạch là gì? Định luật ôm cho toàn mạch là cường độ dòng điện khi chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện đồng thời cũng tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó.
Vậy Công thức định luật ôm cho toàn mạch là gì?
Công thức định luật ôm toàn mạch sẽ được tính bằng công thức: I = E/(Rn + r). Trong đó có:
- I: Sẽ là cường độ dòng điện của 1 mạch kín (đơn vị: A).
- E: Sẽ là suất điện động (đơn vị: V).
- R: Chính là điện trở ngoài (đơn vị: Ω).
- r: Sẽ là điện trở trong (đơn vị: Ω).
Định luật ôm được ra đời thế nào?
Định luật ôm được đặt tên dựa theo nhà vật lý học nổi tiếng người Đức là Georg Ohm. Định luật này đã được phát hành năm 1827 trên một bài báo, mô tả về các phép đo điện áp và cường độ dòng điện khi đi qua một mạch điện đơn giản gồm có nhiều sợi dây với độ dài khác nhau.

Công thức của định luật ôm diễn giải ra sao?
Định luật ôm công thức hay hệ thức của định luật ôm chính là: I = U/R.
Trong đó:
- I chính là cường độ khi dòng điện đi qua vật dẫn (đơn vị sẽ là ampe, ký hiệu: A).
- U sẽ là điện áp trên vật dẫn (đơn vị là vôn có ký hiệu: V).
- R ở đây là điện trở (đơn vị là ôm, có ký hiệu: Ω).
*Lưu ý:
- Hiệu điện thế của dây dẫn chính là sự chênh lệch về điện thế giữa hai cực của 1 nguồn.
- Điện trở dây dẫn (R) chính là để chỉ đặc trưng tính chất cản trở dòng điện.
- Điện trở R không phụ thuộc vào cường độ dòng điện và R sẽ luôn luôn là 1 hằng số.

Công thức định luật ôm cho đoạn mạch sẽ là gì?
Cường độ dòng điện khi chạy qua đoạn mạch chỉ chứa điện trở R sẽ tỷ lệ thuận với hiệu điện thế U đặt vào hai đầu của đoạn mạch và tỉ lệ nghịch với điện trở R.
Công thức định luật ôm cho đoạn mạch sẽ được tính bằng công thức như sau: I = U/R hay U = I x R. Trong đó:
- I sẽ là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn (đơn vị: A).
- U chính là điện áp trên vật dẫn (đơn vị: V).
- R ở đây là điện trở (đơn vị: Ω).
Gợi ý một số dạng bài tập tiêu biểu có liên quan đến định luật ôm
Dạng bài tập 1: Nếu chúng ta tăng hiệu điện thế giữa hai đầu của một dây dẫn lên 3 lần thì cường độ dòng điện khi chạy qua dây dẫn này sẽ thay đổi như thế nào? Chọn đáp án đúng.
- Giảm đi 3 lần.
- Tăng lên 3 lần.
- Không có sự thay đổi.
- Tăng lên 1.5 lần.

*Lời giải:
Nếu như tăng hiệu điện thế giữa hai đầu của một dây dẫn bất kỳ lên 3 lần thì cường độ dòng điện cũng sẽ tăng lên 3 lần. Bởi cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế khi đặt vào hai đầu đoạn mạch. Do đó, hiệu điện thế tăng lên bao nhiêu thì cường độ dòng điện cũng tăng lên bấy nhiêu.
=> Vậy nên chúng ta phải chọn đáp án B.
Dạng bài tập 2: Khi ta đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế là 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó sẽ là 0.5A. Nếu như hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn này tăng lên đến 36V thì cường độ của dòng điện chạy qua nó sẽ là bao nhiêu?
*Lời giải:
Theo đó, cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn phải tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn. Vì thế nên ta có: U1/U2 = I1/I2, suy ra 12/36 = 0.5/I2. Như vậy I2 = 36 x 0,5/12 = 72/12 = 1.5A. Vậy thì cường độ dòng điện chạy qua nó sẽ là 1.5A.
Dạng bài tập 3: Một nguồn điện có điện trở trong là 0.1Ω được mắc với điện trở 4.8Ω để trở thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện này là 12 (V). Vậy cường độ dòng điện trong mạch sẽ là bao nhiêu ?

*Lời giải:
Cường độ dòng điện trong mạch nói trên là: I = U x N / R = 12 : 4.8 = 2,5A. Như vậy cường độ dòng điện có trong mạch này là: 2.5A.
Có thể bạn quan tâm:
Công thức tính công suất điện là gì? Đơn vị đo công suất dòng điện
Định luật bảo toàn khối lượng là gì? công thức, ý nghĩa và bài tập
Trên đây là những thông tin hữu ích về định luật ôm, hy vọng thông qua bài viết sẽ phần nào giúp các bạn học sinh hiểu được khái niệm, công thức và các dạng bài tập về định luật này. Từ đó dễ dàng làm các bài tập hoặc bài kiểm tra có liên quan.