Đền cô Bơ ở đâu? 5 điều quan trọng cần biết trước khi đi lễ cô Bơ

Cô Bơ là một trong những vị thánh nổi tiếng và linh thiêng bậc nhất trong Tứ phủ Thánh cô, được người dân hết lòng thờ phụng từ bao đời nay. Vậy cô Bơ là ai? Đền cô Bơ ở đâu? Cần chuẩn bị gì khi đi lễ cô Bơ? Hãy cùng Muahangdambao.com đi tìm lời giải đáp trong bài viết ngay sau đây nhé!

Cô Bơ là ai? 

Cô Bơ hay còn được biết đến với những cái tên khác như: cô Ba Thoải cung, cô Bơ Thác Hàn, cô Ba Hàn Sơn, cô Bơ Bông,… Có rất nhiều thần tích xoay quanh thân thế và cuộc đời của vị Thánh cô tài sắc này, tuy nhiên thuyết phục và được nhiều người truyền tai nhau nhất vẫn là sự tích sau đây:

Tương truyền rằng, cô Bơ chính là con gái của vua Thủy Tề, được lệnh giáng trần vào thời Lê Trung Hưng để giúp vua cứu nước, đánh tan quân Minh. Sau đó, khi đến mãn hạn, cô Bơ đã được đón rước về Thủy cung.

Chân dung minh họa cô Bơ được dân gian lưu truyền
Chân dung minh họa cô Bơ được dân gian lưu truyền

Có một điển tích đã viết rằng, trong lần đang tỉa ngô, cô Bơ vô tình thấy vua Lê bị quân địch truy đuổi tới ngã ba sông Thác Hàn. Ngay lập tức, cô Bơ đã giúp nhà vua cải trang thành anh trai mình để thoát khỏi sự truy đuổi ráo riết của quân địch. Sau đó, cô còn tận tâm giúp đỡ nhà Lê bằng cách bí mật chờ lương thực, quân sĩ qua sông để tiếp tế cho cuộc kháng chiến.

Mãi sau này, khi vua Lê đại thắng Khải Hoàn, ông đã cho quân lính đến đón cô Bơ về cung để báo đáp ân tình. Tuy nhiên, khi đến nơi, cô Bơ đã thác tự từ bao giờ. Nhiều người cho rằng sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình, cô Bơ đã quay trở lại Thủy cung nhưng vẫn thường hiển linh ở ngã ba sông để giúp đỡ người dân, độ cho thuyền bè được thuận buồm xuôi gió.

Do đó, người ta tin rằng, những ai đang gặp trắc trở, khốn khó, chỉ cần đến cầu cô Bơ sẽ được cô dang tay giúp đỡ, phù hộ độ trì.

Đền Cô Bơ ở đâu?

Được biết, đền cô Bơ đang nằm ở xã Hàn Sơn, Hà Trung, Thanh Hóa. Sau khi bị quân Nhật tàn phá nặng nề vào năm 1940, ngôi đền đã được sửa sang, cải tạo lại và được cấp Chứng nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1996.

Đền cô Bơ ở Thanh Hóa
Đền cô Bơ ở Thanh Hóa

Do lượng người kéo về kêu cầu, xin lộc hàng năm quá lớn, nên hiện nay, ban quản lý tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng thêm bến thuyền rộng rãi, sạch đẹp; nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách thập phương và các con nhang về thắp hương thờ phụng thánh cô.

Ngoài ra, nếu không có điều kiện đến đền cô Bơ ở Thanh Hóa, bạn có thể đến các đền cô Bơ được lập ở Tuyên Quang và Hà Nam.

Cách di chuyển đến đền cô Bơ, Thanh Hóa

Sau khi đã biết được đền cô Bơ ở đâu, nếu muốn đi lễ đền cô Bơ từ Hà Nội, bạn có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân (xe máy, ô tô) hoặc các phương tiện công cộng (tàu hỏa, xe khách) sau chỉ dẫn sau:

  • Xe khách: Bắt các tuyến xe khách đi Hà Trung tại bến xe Giáp Bát hoặc bến xe Nước Ngầm. Sau đó, khi đến Hà Trung, bạn tiếp tục bắt xe đi đền cô Bơ.
  • Tàu hỏa: Đi chuyến Hà Nội đến ga Đò Lèn, sau đó bắt xe khách hoặc xe ôm đi đền cô Bơ. 
  • Ô tô: Nguyễn Trãi/ QL6 → ĐCT 20 → ĐCT Hà Nội – Ninh Bình/ ĐCT01 → cao tốc Ninh Bình – Hà Nội → rẽ vào QL1A → QL217 → Đền tả sông Lèn → Đền cô Bơ
  • Xe máy: Nguyễn Trãi/ QL6 → đường Ngọc Hồi QL1A → ĐT 491 → QL12B/QL1A → QL217 → Đền tả sông Lèn → đền cô Bơ

Kinh nghiệm đi lễ đền cô Bơ

Hội đền cô Bơ diễn ra vào ngày nào?

Tương truyền, ngày mất của cô Bơ là ngày 8/2 âm lịch, tuy nhiên, để kỷ niệm ngày rước Cô lên đền Mẫu nên ngày 16/2 âm lịch hàng năm được chọn là ngày hội chính của đền cô Bơ.

Mặc dù vậy, một số nơi vẫn tổ chức theo đúng ngày mất của Cô.

Đi đền cô Bơ cầu gì, xin gì?

Dân gian truyền rằng đền cô Bơ rất linh thiêng, do đó những ai đang gặp khổ nạn, chỉ cần nhất tâm khấn vái thì sẽ được cô phù hộ độ trì. Chính vì thế, các con nhang từ thập phương đều lặn lội xa xôi về cửa cô để dâng lễ, dâng hương mong cầu cô ban sức khỏe dồi dào, vạn sự hanh thông, thuận lợi.

Ngoài ra, khi cô Bơ về ngự đồng thường sẽ làm phép ban thuốc chữa bệnh cho dân lành, thế nên mỗi khi cô an tọa, mọi người thường đến xin cô ban thuốc chữa bệnh.

Hướng dẫn sắm lễ khi đi lễ đền cô Bơ

Hiện nay, không có bất cứ quy định gì về mâm lễ đền cô Bơ (không phân biệt lễ chay – mặn, mân lễ to – nhỏ), chỉ cốt ở cái tâm và lòng thành kính của mỗi người. 

Nguyên nhân là bởi Thánh Cô chỉ thương những người biết tu nhân, tích đức, ăn ở thiện lương. Do đó, nếu tâm không sáng, không có lòng thương người thì dẫu có mâm cao lễ đầy cũng không được cô chứng cho.

Tuy nhiên, khi sắm lễ, bạn nên sắm theo số lẻ. Dưới đây là một vài gợi ý về mâm lễ cúng cô Bơ mà bạn có thể tham khảo:

  • 1 cây vàng trắng, 90 lễ tiền vàng, 1 bộ quần áo trắng đầy đủ trang sức
  • Quả nón đôi hài, thanh bông hoa quả, truyền rồng và lễ mặn
  • Hoặc nếu không có điều kiện, bạn chỉ cần dâng nén hương, bát nước, cơi trầu và một tấm lòng thành cũng được cô chứng giám

Trình tự dâng lễ đền cô bơ

Trước khi vào đền, bạn nên vái lạy trước bàn thờ ở phía bên ngoài đền cô Bơ để xin phép các quan cai quản tiếp độ cho gia tiên được phép bước vào đền. Sau đó, bạn dâng lễ ở một trong các cung của đền và đọc văn khấn, sau đó chờ hết 1 tuần hương thì hạ lễ.

Sau khi đã hạ lễ xong, bạn nên hóa sớ tại khu vực quy định của đền (đằng sau, phía bên phải của đền)

Văn khấn khi đi lễ cô Bơ (đối với người không có căn)

Văn khấn khi đi lễ cô Bơ đối với người không có căn
Văn khấn khi đi lễ cô Bơ đối với người không có căn

Văn khấn khi đi lễ cô Bơ (đối với người có căn)

Văn khấn khi đi lễ cô Bơ (đối với người có căn)
Văn khấn khi đi lễ cô Bơ (đối với người có căn)

Xem thêm:

Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn phần nào biết được đền cô Bơ ở đâu, cách di chuyển đến đền cô Bơ ở Thanh Hóa và một vài kinh nghiệm quan trọng để đi lễ đền cô Bơ đúng nhất.

Hãy nhớ rằng, điều quan trọng nhất mà bạn phải làm đó là tự tu nhân tích đức. Khi đó, dù đi lẽ ở đâu cũng sẽ được bề trên che chở, giúp đỡ và phù hộ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *