Đánh giá là gì? Các tiêu chí và phương pháp trong kiểm tra đánh giá

Đánh giá là thuật ngữ quen thuộc với mọi người, có ý nghĩa quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Vậy bạn hiểu đánh giá là gì? Tiêu chí, phương pháp kiểm tra đánh giá như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

Đánh giá là gì? Cho ví dụ

Đánh giá hiểu một cách đơn giản là một phán đoán có mục đích, được thiết lập để xem xét một tập hợp các tiêu chí, các chuẩn mực, giá trị, tầm quan trọng hoặc là ý nghĩa của một cái gì đó trên thực tế.

Trên thực tế thì hoạt động đánh giá được áp dụng ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động khác nhau của con người. Có thể kể đến như kinh tế, giáo dục, công nghiệp, tài chính, y tế, tâm lý học, quản lý kinh doanh, công nghệ và nhiều những lĩnh vực khác…

Đánh giá - nhận định giá trị
Đánh giá – nhận định giá trị

Có nhiều hoạt động có thể được đánh giá, cụ thể như đánh giá hiệu suất công việc của một cá nhân, đánh giá giá trị của hàng hóa trên thị trường, đánh giá chất lượng sản phẩm/dịch vụ, đánh giá sự phát triển của một dự án, đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, đánh giá tình hình phát triển của một tổ chức… cùng nhiều công việc và hoạt động khác trong xã hội, đời sống

Việc đánh giá đối sẽ được tiến hành đối với bất cứ tập thể nào, từ công ty, doanh nghiệp lớn, nhỏ cho đến bệnh viện, trường học… Mỗi một tổ chức đều sẽ áp dụng những tiêu chí, chuẩn mực khác nhau sao cho phù hợp; đảm bảo tổ chức đó có thể đạt được những kết quả đánh giá tốt nhất.

Đánh giá thực hiện công việc là gì?

Khái niệm

Đánh giá thực hiện công việc là một quá trình đánh giá có hệ thống, căn cứ theo những tiêu chuẩn nhất định về tình hình làm việc, mức độ hiệu quả cũng như năng suất lao động của một cá nhân, phòng ban hoặc là toàn bộ doanh nghiệp.

Đánh giá thực hiện công việc
Đánh giá thực hiện công việc

Đây được coi là một trong những công tác thường niên, được nhà quản trị áp dụng trong doanh nghiệp tùy theo từng khoảng thời gian cụ thể (theo từng tháng, từng quý hoặc từng năm…)

Tiêu chí đánh giá là gì?

Tùy thuộc vào lĩnh vực, hoạt động của doanh nghiệp mà nhà quản trị sẽ có những tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc sao cho phù hợp nhất. Các tiêu chuẩn này thường được dựa trên các tiêu chí nhất định nhằm mang đến cái nhìn đa chiều và khách quan nhất về năng lực của nhân sự. Cụ thể như:

  • Mức độ làm việc

Thời gian hoàn thành công việc chính là một trong những tiêu chí phù hợp để đánh giá mức độ làm việc của từng nhân viên. Sự khác nhau sẽ đến từ việc nhân viên đó có hoàn thành công việc được giao đúng thời hạn hay không. Từ đó sẽ có những hình thức khen thưởng hoặc kỷ luật phù hợp.

  • Kết quả hoàn thành công việc

Công tác đánh giá cũng cần phải dựa vào tiêu chí kết quả, mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Việc đem đến kết quả tốt trong công việc cũng sẽ trở thành tiêu chuẩn để nhà quản lý thấy rõ được năng lực và kỹ năng làm việc của nhân sự.

Đánh giá theo kết quả hoàn thành công việc
Đánh giá theo kết quả hoàn thành công việc
  • Khả năng phát triển trong công việc

Nhà quản trị doanh nghiệp luôn mong muốn tìm kiếm, xây dựng đội ngũ nhân sự có tham vọng, tâm huyết và luôn muốn gắn bó cùng công ty. Vậy nên để đánh giá công việc của nhân viên thì tiêu chí này trở thành một yếu tố quan trọng giúp cho các nhà quản trị đưa ra được những chiến lược phát triển tốt nhất dành cho từng nhân sự của mình.

Phương pháp đánh giá là gì?

Hiện có rất nhiều cách đánh giá công việc được các doanh nghiệp sử dụng. Tùy vào tính chất của từng doanh nghiệp mà mỗi phương pháp đánh giá sẽ có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau nhằm đáp ứng được mục tiêu đánh giá phù hợp nhất.

  • Đánh giá theo thang điểm

Sử dụng thang điểm để đánh giá công việc cũng là cách mà nhiều doanh nghiệp sử dụng. Với 2 hình thức là định lượng (thang điểm) và định tính (mức độ):

– Định lượng: Thang điểm số từ 1 – 5 hoặc là từ 1 – 10. Trong đó: mức 1 sẽ là mức đánh giá thấp nhất. Còn mốc điểm 5 hoặc điểm 10 là mức đánh giá cao nhất về quá trình thực hiện công việc của nhân viên.

– Định tính: Thang điểm đánh giá về tần suất thực hiện công việc. Ví dụ: nhân viên có tần suất hoàn thành việc công việc ở mức thường xuyên, thỉnh thoảng hay là không bao giờ hoàn thành.

Đánh giá dựa theo thang điểm
Đánh giá dựa theo thang điểm

Nhà quản trị sẽ áp dụng dựa theo các trường hợp và khía cạnh khác nhau để đưa ra những đánh giá chính xác nhất về tình hình làm việc của một nhân viên.

  • Đánh giá dựa trên phản hồi

Phương pháp đánh giá này là cách mà các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ thường xuyên sử dụng để có thể đánh giá công việc của nhân viên. Thông qua những ghi nhận phản hồi của khách hàng, đối tác, đồng nghiệp hay của nhân sự quản lý có liên quan trực tiếp sẽ cho thấy được hiệu quả cũng như năng lực của nhân viên đó trong công việc.

  • Phương pháp tự đánh giá

Tự đánh giá là cách cho phép nhân viên tự đối diện và đánh giá mức độ công việc của bản thân trước khi cùng ngồi lại với nhà quản lý để đưa ra những nhận xét chính xác và khách quan nhất. Đây cũng là cách giúp cho đội ngũ lãnh đạo có thể tiếp thu được những ý kiến đóng góp từ chính nhân viên của mình trong quá trình vận hành và quản trị doanh nghiệp.

Tự đánh giá bản thân
Tự đánh giá bản thân
  • Đánh giá dựa trên sự kiện quan trọng

Với phương pháp này thì những thành tích xuất sắc, hành vi yếu kém mà nhân viên đạt được trong công việc sẽ được tổng hợp và phân tích để đưa ra những đánh giá khách quan nhất. Từ đó, nhà quản lý sẽ có được những quyết định phù hợp dành cho nhân sự để họ tiếp tục phát huy hoặc thay đổi theo chiều hướng tích cực; đem lại hiệu quả tốt nhất trong công việc.

  • Phương pháp quản trị mục tiêu

Đây là phương pháp đánh giá thực hiện công việc dựa theo những mục tiêu cần phải đạt được. Dựa trên việc thống nhất, cùng nhau thiết lập cũng như giám sát các mục tiêu được đề ra trong một chu kỳ sẽ là cách để đánh giá chính xác và khách quan, phù hợp với rất nhiều doanh nghiệp hiện nay.

Có thể bạn quan tâm:

Giao tiếp là gì? Vai trò và tầm quan trọng của giao tiếp

Thành công là gì? Giải mã chìa khóa thành công mà bạn cần biết

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến đánh giá là gì, đánh giá thực hiện công việc là gì. Hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của đánh giá để áp dụng nó vào từng lĩnh vực khác nhau của đời sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *