Đa dạng sinh học không chỉ là sự phong phú của nhiều loài sinh vật trong đời sống tự nhiên mà còn là sự phong phú hệ sinh thái của môi trường. Để có thêm những thông tin về khái niệm đa dạng sinh học là gì? Vai trò cũng như các biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học Việt Nam? quý bạn đọc hãy theo dõi nội dung thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây của muahangdambao.com nhé!
Đa dạng sinh học là gì? Đa dạng sinh học tiếng anh là gì?
Đa dạng sinh học có tên tiếng anh là Biodiversity. Đây là một từ khái quát được sử dụng để chỉ về các giống loài khác nhau trong hệ sinh thái tự nhiên. Các giống loài bao gồm thực vật, vi sinh vật, động vật; các hệ sinh thái và quá trình sinh thái mà các loài trên là bộ phận ở trong đó.
Định nghĩa đa dạng sinh học cũng được nhắc tới trong chương trình sinh học lớp 7. Đa dạng sinh học là bao gồm nhiều dạng, loài và cá thể của các loài cùng những biến dị di truyền của thế giới sinh vật cũng như sự đa dạng của các cấp tổ chức sinh giới nhất là dưới dạng hệ sinh thái ở môi trường Trái Đất. Khái niệm này sẽ bao gồm cả mức độ biến đổi trong thế giới tự nhiên mà đơn vị cấu thành là sinh vật.
Hiện nay, trên thế giới có đến 30 triệu giống loài sinh vật, giữa các giống loài có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.
Suy giảm đa dạng sinh học là gì?
Suy giảm đa dạng sinh học là sự mất đi, tuyệt chủng của các loài thực vật hoặc động vật trên toàn thế giới cũng như sự suy giảm hoặc biến mất của loài tạo địa phương trong một môi trường sống nhất định.
Vai trò của đa dạng sinh học
Sự đa dạng sinh học giữ một vai trò quan trọng đối với đời sống của con người và tự nhiên hiện nay, cụ thể:
- Cung cấp nguồn thực phẩm, nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho con người, cũng như nguyên liệu cho ngành công nghiệp xuất khẩu như cá basa, tôm hùm,…
- Cung cấp sức khéo, phân bón
- Cung cấp một số dược phẩm quý trong tự nhiên từ động vật
- Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp như da, sáp ong,…
- Hình thành nên các khu du lịch, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
Thực trạng đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay
Việt Nam là một trong số các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ vấn đề suy giảm sinh học. Chính vì thế việc bảo vệ sự đa dạng sinh học là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay. Để đưa ra các giải pháp phù hợp thì việc nắm chắc thực trạng tình hình thực tế là không thể bỏ qua. Thực trạng đa dạng sinh học Việt Nam hiện nay được thể hiện qua:
Hệ thống rừng quốc gia và ngập mặn đang suy giảm
Việt Nam sở hữu hệ thống rừng nguyên sinh, rừng ngập mặn vô cùng phong phú. Tuy nhiên trước sự biến đổi về khí hậu, thời tiết cũng như áp lực đô thị hóa ít nhiều cũng làm rừng bị mất đi sự đa dạng dẫn đến sự suy giảm mạnh mẽ ở hiện tại và cấp cảnh bảo ở tương lai.
Tài nguyên sinh vật, động vật nguy cơ tuyệt chủng
Tình trạng chặt phá rừng, săn bắn trái phép chính là nguyên nhân làm cho nguồn tài nguyên sinh vật, động vật Việt Nam đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Nguồn gen của các loài quý hiếm cũng đang bị thất thoát ở mức cảnh báo cực kỳ nguy hiểm.
Việt Nam là một trong 16 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới với nhiều kiểu sinh thái, các loài sinh vật. Theo số liệu thống kê, Việt Nam có đến 12000 loài thực vật, trong đó có khoảng 2300 loài được sử dụng làm lương thực, 33000 loài được sử dụng làm dược liệu, thức ăn gia súc,…Tuy nhiên dưới áp lực từ tăng dân số, khai thác quá mức đã làm cho tài nguyên sinh vật không đảm bảo cho việc tái tạo, dẫn đến sự suy thoái sinh học, mất cân bằng.
Hệ sinh thái biển giảm sút
Hệ sinh thái biển ở Việt Nam có sức chịu tải lớn và khả năng tái tạo tương đối lớn. Tuy nhiên sự phong phú này cũng đang đứng trước nguy cơ suy giảm do tranh chấp lãnh thổ, nguyên nhân khách quan khác đến từ sự biến đổi khí hậu và thiên tai. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác đó là tình trạng khai thác tài nguyên biển của con người, ô nhiễm không khí,….
Nguyên nhân gây mất đa dạng sinh học Việt Nam
Sự khai thác quá mức
Dù sở hữu nguồn đa dạng sinh học ở mức cao nhưng với hoạt động khai thác quá mức đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thủy sản ven bờ. Vẫn còn tồn tại một số phương pháp khai thác và tận dụng mang tính hủy duyệt gây ảnh hưởng đến giống nòi như sử dụng mìn, hóa chất.
Ô nhiễm môi trường
Tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay đang diễn ra hàng giờ và không có chiều hướng giảm. Nhiều nơi bị ô nhiễm bởi khí thải công nghiệp, hóa chất nông nghiệp,…làm ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật nhất là các loại chất thải đô thị.
Điểm đáng chú ý hơn đó chính là ô nhiễm dầu trên biển, vùng cửa sông làm ảnh hưởng tới nguồn gen bản địa và nơi sinh sống của các loài sinh vật.
Suy giảm và mất đi nơi cư trú
Hoạt động chặt phá rừng chính là nguyên nhân làm mất đi nơi cư trú của nhiều loài động -thực vật. Bên cạnh đó còn có một số hoạt động khác của con người đó chính là chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đốt rừng làm rẫy,…..
Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học
Bảo vệ đa dạng sinh học là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay, không chỉ là công việc của riêng cá nhân, tổ chức nào cả mà là của tất cả mọi người. Dưới đây là 7 biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học được tổ chức WWF (Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Thế giới), đó là:
Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên
Việc xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên góp phần không nhỏ trong việc duy trì và gìn giữ những cá thể động thực vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Đây được coi là bước đi đầu tiên để kiểm soát, duy trì hiệu quả các giống nòi của hệ sinh thái. Để thực hiện được thì các tổ chức liên quan cần có kế hoạch cụ thể, tỉ mỉ, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ.
Xây dựng vành đai đô thị, làng bản
Cần phải giới hạn, phân chia cụ thể đối với từng khu vực thành thị và nông thôn để không làm ảnh hưởng xấu từ khí thải, khói bụi đối với môi trường tự nhiên. Điều này cũng giúp việc xác định, khoanh vùng cần bảo vệ đa dạng tốt hơn.
Kiểm soát chặt chẽ cây con biến đổi gen
Các loài cây biến đổi gen cần phải lập bảng theo dõi chu trình tiến triển để nhân giống theo biện pháp. Không chỉ vậy, đối với các loài thực vật, động vật cũng cần phải có biện pháp cụ thể để kiểm soát chặt chẽ.
Lập danh sách, phân theo nhóm, quản lý mức độ quý hiếm và đe dọa tuyệt chủng.
Sự suy giảm đa dạng sinh học, mất đi các cá thể quý đang đe dọa nguy cơ tuyệt chủng. Điều cấp thiết hiện nay, cần phải lập danh sách, phân chia nhóm cụ thể để có mức độ giám sát, kiểm tra, bảo vệ từng loài khác nhau nhất là những loài đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Tổ chức các hoạt động du lịch thân thiện với môi trường
Việc bảo vệ sự đa dạng sinh học cần kết hợp với việc tổ chức các hoạt động du lịch nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức của con người trong việc bảo vệ sự đa dạng giống nòi động thực vật.
Tăng cường hoạt động trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc
Môi trường sống của động -thực vật cần tăng cường bằng cách trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải tạo. Cần phải nghiêm cấm tình trạng chặt phá rừng xảy ra nhất là tại các rừng đầu nguồn, tăng cường mạng lưới bảo vệ từ hệ thống trung ương tới địa phương.
Tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý đa dạng sinh học
Ở Việt Nam, việc tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý là một bài toán mới mẻ nên chỉ áp dụng tại một số địa phương làm thí điểm như khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, U Minh Hạ hay Phá Tam Giang,…sau đó nhân rộng ra nhiều tỉnh thành, địa phương khác. Biện pháp giúp mở rộng quy mô bảo tồn khỏi vũng lõm bị đóng khuôn, kết hợp với việc làm cần thiết đó chính là trồng hành lang xanh.
Ngoài ra còn một số giải pháp khác như ban hành các văn bản luật đa dạng sinh học, thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân.
Với các thông tin trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu khái niệm đa dạng sinh học là gì? Vai trò cũng như biện pháp bảo vệ rồi chứ. Nếu có câu hỏi nào cần giải đáp, hãy comment phía dưới, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn nhanh chóng.