CRP là gì? Chỉ số này có ý nghĩa như thế nào trong y học?

Xét nghiệm CRP là loại xét nghiệm phổ biến trong y tế. Vậy bạn đã biết CRP là gì chưa? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về chỉ số này với muahangdambao.com trong bài viết chi tiết ngay dưới đây các bạn nhé!

Tìm hiểu xét nghiệm CRP là gì?

Chỉ số CRP là gì? CRP (tiếng Anh: C-reactive protein) là một loại protein được hình thành từ gan. CRP được đưa vào trong máu và phản ứng với tình trạng viêm. Chính vì vậy mà chúng được coi là dấu hiệu ban đầu để đánh giá tình trạng viêm, nhiễm trùng trong cơ thể. 

Xét nghiệm CRP có ý nghĩa rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh
Xét nghiệm CRP có ý nghĩa rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh

Do đó, xét nghiệm CRP là xét nghiệm định lượng protein phản ứng C hay C-reactive protein (CRP). Nó được dùng để đánh giá mức độ viêm, nhiễm trùng hoặc dùng để theo dõi điều trị với các bệnh nhân bị loạn tự miễn hoặc bệnh mạn tính. 

Định lượng CRP ở mức bình

 thường sẽ rất thấp. Và nếu có viêm và nhiễm trùng thì chỉ số CRP trong máu tăng nhanh và có thể giảm rất nhanh khi tình trạng viêm được kiểm soát. Nói tóm lại, chỉ số của CRP được coi là một dấu hiệu quan trọng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh. 

Vậy CRP dương tính là gì?

Kết quả CRP dương tính là xét nghiệm chỉ ra sự hiện diện nhưng không chỉ ra được nguyên nhân, nguồn gốc của bệnh. Việc tổng hợp CRP được kích thích bởi các phức hợp kháng nguyên – miễn dịch, vi khuẩn, nấm và chấn thương. Xét nghiệm CRP cho chỉ số nhạy và phản ứng nhanh hơn so với tốc độ lắng của hồng cầu (ESR).

Có những loại xét nghiệm CRP nào?

Có 2 dạng xét nghiệm định lượng CRP, đó là:

Xét nghiệm CRP tiêu chuẩn

CRP chuẩn được sử dụng nhiều trong các xét nghiệm
CRP chuẩn được sử dụng nhiều trong các xét nghiệm

Có thể đo được định lượng CRP ở mức từ 8 đến 1000 mg/L (hoặc 0,8 đến 100 mg/dL). Xét nghiệm này thường được chỉ định cho những bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng nhằm đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm nhiễm. Hoặc cũng có thể dùng cho những trường hợp bệnh nhân bị bệnh mãn tính để theo dõi quá trình điều trị bệnh. 

Xét nghiệm hs-CRP

Xét nghiệm này có độ nhạy rất cao, có thể đo định lượng CRP từ 0,3 đến 10 mg/L. Xét nghiệm hs-CRP thường được chỉ định với trường hợp các bệnh nhân cần phải đánh giá nguy cơ tim mạch tiềm ẩn.

Ý nghĩa của định lượng CRP là gì? 

Chỉ số CRP ở mức độ cho phép thường là dưới 0.5 mg/100ml (5 mg/l). Chỉ số này tăng hay giảm sẽ giúp nhận định khả năng viêm nhiễm và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bạn mắc phải. 

Xét nghiệm định lượng CRP cũng được dùng cho những trường hợp cần chẩn đoán tình trạng viêm như là nhiễm khuẩn phổi, đường tiêu hóa, tiết niệu hoặc nhiều vị trí khác; chẩn đoán khả năng mắc ung thư hạch bạch huyết; đánh giá tình trạng nhiễm trùng nấm hoặc virus, lupus ban đỏ hoặc viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng xương và những bệnh mạn tính khác. 

CRP giúp chẩn đoán nhiều căn bệnh khác nhau
CRP giúp chẩn đoán nhiều căn bệnh khác nhau

Tùy vào tình trạng sức khỏe và lịch sử bệnh lý của người bệnh mà chỉ số định lượng CRP tăng cao sẽ cảnh báo những vấn đề nhất định. Nếu như người bệnh bị tổn thương, viêm bên trong cơ thể thì CRP tăng sẽ báo hiệu tình trạng viêm nhiễm của cơ thể đang ở mức độ ra sao. CRP tăng cũng phần nào cảnh báo tình trạng nhiễm khuẩn, viêm tụy, viêm đường ruột,…  

Với những người có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch thì chỉ số CRP cảnh bảo nguy cơ về bệnh này cũng rất cao. Trong trường hợp này, nguy cơ mắc bệnh tim mạch thường được tính như sau: 

  • Nguy cơ thấp: định lượng CRP dưới 1 mg/l.
  • Nguy cơ vừa: định lượng CRP từ 1 đến 3 mg/l.
  • Nguy cơ cao: khi định lượng CRP nhiều hơn 3mg/l.

Một số yếu tố khác cũng khiến cho chỉ số CRP tăng cao như là hút thuốc lá, mắc bệnh béo phì, mang thai hoặc giai đoạn cuối của thai kỳ, uống thuốc tránh thai, sau khi vận động mạnh,… 

Chỉ số CRP ở trẻ em cao có nguy hiểm không?

Các trường hợp chỉ số CRP ở trẻ em cao tăng cao trên 10mg/l thường sẽ là do sự xuất hiện của 1 bệnh lý nào đó. Chỉ số CRP cao ở trẻ em sẽ báo hiệu các tình trạng sau đây: 

Nhiễm trùng huyết

CRP tăng cũng là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường huyết ở trẻ
CRP tăng cũng là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường huyết ở trẻ

Protein phản ứng C – CRP là một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể và khi nhiễm trùng, mức CRP sẽ tăng lên. Đa phần tình trạng chỉ số CRP ở trẻ em cao kèm hiện tượng sốt. 

Tình trạng nhiễm trùng huyết hầu hết sẽ có biểu hiện sốt, ớn lạnh, đau đầu, khó thở và xuất hiện các dấu phát ban đỏ trên da. Vậy nên, nếu như con bạn có CRP cao thì rất có thể bé đã bị nhiễm trùng huyết rồi.

Viêm khớp dạng thấp

CRP tăng nhanh và sốt nhẹ sẽ xuất hiện trong trường hợp trẻ bị viêm khớp dạng thấp, bác sĩ có thể yêu cầu cha mẹ để bé thực hiện xét nghiệm CRP nếu như nhận thấy những triệu chứng như sụt cân, mệt mỏi, sốt nhẹ, sưng đau khớp và cứng khớp vào buổi sáng ở trẻ.

Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết cũng có thể đánh dấu sự gia tăng của chỉ số CRP. Đây là bệnh do vi rút gây ra bởi loài động vật chân đốt là muỗi, biểu hiện của bệnh không quá đặc hiệu. Mức độ CRP được đánh giá để phân biệt giữa những trường hợp nặng và nhẹ ở giai đoạn đầu từ đó phân biệt được sốt xuất huyết với sốt rét. 

CRP xác định tình trạng sốt xuất huyết ở trẻ
CRP xác định tình trạng sốt xuất huyết ở trẻ

Viêm phổi

Chỉ số CRP ở trẻ em cao cũng có liên quan đến viêm phổi và giá trị chẩn đoán CRP thường có giá trị độc lập với bệnh viêm phổi và trẻ mắc bệnh viêm phổi. 

Viêm tủy xương

Viêm tủy xương có hai dạng chính đó là cấp tính và mãn tính, dựa trên các phát hiện mô bệnh học mà bệnh không phụ thuộc đến thời gian nhiễm trùng. Viêm tủy xương cấp tính thường có liên quan đến những biến đổi viêm xương do vi khuẩn gây bệnh cũng như các triệu chứng thường xảy ra trong 2 tuần sau nhiễm trùng. Còn trường hợp viêm tủy xương mãn tính, hoại tử và các triệu chứng có thể rất âm thầm, sau đó xuất hiện triệu chứng rõ ràng khi đã bị nhiễm trùng 6 tuần.

Nhiễm khuẩn huyết

Chỉ số CRP ở trẻ em cao cũng có thể liên quan tới tình trạng nhiễm khuẩn huyết. Khi có sự hiện diện của vi khuẩn này trong máu có thể gây sốt cao, nguyên nhân và mức độ nhiễm khuẩn còn phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ cũng như tình trạng tiêm ngừa.

Viêm ruột hoặc bệnh thương hàn

Nồng độ CRP tăng cao có thể do sốt thương hàn gây ra
Nồng độ CRP tăng cao có thể do sốt thương hàn gây ra

Viêm ruột là tình trạng khi bé ăn phải thức ăn hoặc dùng nước bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi vi khuẩn thường là Salmonella typhi. Các triệu chứng của bệnh viêm ruột hay sốt thương hàn thường xuất hiện sau một thời gian dài ủ bệnh từ 3 đến 4 tuần. 

Các bác sĩ sẽ thực hiện những chẩn đoán và khám tổng quát, thực hiện các xét nghiệm phân, xét nghiệm máu đồng thời phân tích nước tiểu và có liên quan đến nồng độ CRP tăng cao. 

Có thể bạn muốn biết:

Miễn dịch là gì? Các loại hệ thống miễn dịch khác nhau

Bạch cầu là gì? Tổng quan về chức năng và các bệnh lý liên quan đến bạch cầu

Hy vọng nội dung trong bài viết nói trên đã giúp các bạn hiểu được chỉ số CRP là gì và có vai trò quan trọng như thế nào đối với ngành y học. Nếu còn câu hỏi nào mong muốn được giải đáo, vui lòng để lại bình luận để được hỗ trợ ngay bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *