Cống hiến là gì? Ý nghĩa của sự cống hiến đối với xã hội

Việt Nam đang trong quá trình đổi mới hội nhập và phát triển, chính vì vậy mà sự cống hiến của các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ là rất quan trọng. Vậy bạn đã thực sự hiểu cống hiến là gì chưa? Cùng tìm hiểu rõ hơn điều này với muahangdambao. com chúng tôi trong bài viết sau các bạn nhé!

Tìm hiểu sự cống hiến là gì?

Cống hiến có thể được hiểu là sự tự nguyện, tự giác đem tài năng và sức lực của mình để đóng góp vào lợi ích chung của cả tập thể và công động. Từ đó, đen lại những điều tích cực, tốt đẹp hơn cho cả cộng đồng đó. Nói tóm lại, cống hiến là một đức tính vô cùng tốt đẹp, đáng trân quý và đáng được phát huy trong cuộc đời của mỗi chúng ta.

Cống hiến là đức tính tốt đẹp mà ai cũng nên có
Cống hiến là đức tính tốt đẹp mà ai cũng nên có

Vậy cống hiến tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh, cống hiến được viết là “dedicate”. Đây là một khái niệm được dùng để thể hiện sự tự nguyện, tự giác của con người nhằm đem hết sức lực, thời gian, tài năng, trí tuệ của mình, đóng góp vào lợi ích chung của tổ chức, doanh nghiệp hay cả cộng đồng. Cống hiến được xem như một đức tính cao đẹp của con người. 

Ví dụ 1: He dedicates himself to his work (Dịch Việt: Anh ấy đã cống hiến hết mình cho công việc).

Ví dụ 2: They are willing to dedicate their lives to serving their country (Dịch Việt: Họ sẵn sàng cống hiến cuộc sống của bản thân mình để phục vụ đất nước).

Vậy y nghĩa của sự cống hiến là gì?

Ngay từ khi được sinh ra thì chúng ta đã được đón chào một cuộc đời mới bình yên, vui vẻ và hạnh phúc, được sống trong sự no ấm và đủ đầy. Để có được kết quả này thì chính là nhờ sự hy sinh anh dũng của ông cha ta, sự kiên cường, bất khuất khi cầm súng chống lại giặc ngoại xâm để mang lại độc lập, tự do cho toàn dân tộc.

Cuộc sống tươi đẹp của ngày hay hôm nay chính là thành quả của sự cống hiến cho sự đổ máu của những vị anh hùng thời trước. Và đó chính là sự cống hiến. Cống hiến mang lại cho chúng ta những nhiều điều tươi đẹp hơn trong cuộc sống. 

Cống hiến đem lại sự thành công cho bản thân và xã hội
Cống hiến đem lại sự thành công cho bản thân và xã hội

Cống hiến cũng là động lực mang lại sự viên mãn trong cuộc sống và cũng là một sự tất yếu để làm nên nhiều điều thành công. Tuy nhiên, sự cống hiến của con người không phải là những điều gì quá lớn lao và vĩ đại, nó có thể xuất hiện xung quanh ta, ngay từ những cái nhỏ nhặt nhất hàng ngày.

Những dẫn chứng về sự cống hiến trong đời sống hàng ngày

Sự cống hiến đến từ những điều hết sức đơn giản và bình dị

Cống hiến không nhất thiết phải đến từ những điều quá to lớn, vĩ đại mà nó có thể xuất hiện từ những thứ thật giản đơn. Có những người được quý mến, được ngợi ca vì sự tích cực khi thi đua sản xuất xây dựng đất nước. Nhưng đôi khi họ cũng chỉ cần sống và hoàn thành thật tốt công việc của bản thân thôi, đó chính là cống hiến rồi.

Đi qua những cuộc chiến tranh đầy đau thương và mất mát để mang lại độc lập, tự do cho dân tộc thì chúng ta không thể không biết ơn sự dũng cảm, sẵn sàng đứng lên chống giặc ngoại xâm của những anh lính cụ Hồ. Nhưng đâu đó cũng là sự cống hiến của đồng bào, của người bà, người mẹ ở nơi hậu phương vững chắc.

Có những sự đóng góp được gọi tên nhưng cũng có sự cống hiến âm thầm và rất lặng lẽ. Đó có thể là chàng họa sĩ, là anh thanh niên làm việc trong lều khí tượng, là người nông dân trồng rau, cũng có thể là bác lái xe … đang cống hiến hết sức mình để có thể hoàn thành tốt công việc được giao, góp phần làm nên sự tươi đẹp và giàu mạnh cho đất nước.

Cống hiến đôi khi đến từ những hành động nhỏ nhất
Cống hiến đôi khi đến từ những hành động nhỏ nhất

Cống hiến không chỉ là sự cho đi mà nó còn bao hàm cả sự đền đáp

Cống hiến là một đức tính đáng quý và đáng trân trọng nhưng để đức tính đó được gìn giữ lâu dài nhất thì đó là cả một nghệ thuật. Khi người ta sẵn lòng cho đi, thì người ta cũng cần được nhận lại, đó là quy luật vốn có của tự nhiên, và sự cống hiến cũng vậy. 

Bạn không thể nào luôn sẵn sàng để giúp đỡ người khác hay cống hiến cho một cơ quan, tổ chức nào đó nếu như phải mang trong mình một tâm lý “cống hiến quá đà”. 

Chính bởi vậy, sự cống hiến của mình nhiều hay ít, vững chắc hay không cũng cần phải căn cứ vào tình hình thực tế của cuộc sống, đặc biệt là của bản thân mình nếu không nó sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.

Điều này có thể được thể hiện một cách rất sinh động và trực tiếp thông qua công việc mà bạn hay làm. Bạn có thể là một người năng nổ và có trách nhiệm trong công việc, bạn cũng có thể hết mình với công việc được giao. Nhưng bạn cảm thấy thế nào khi bạn đã hết lòng vì công việc, vì sự phát triển của công ty tuy nhiên, công ty lại không trả cho bạn một mức tiền lương xứng đáng và phù hợp? Bởi vậy, nếu xét về một khía cạnh nào đó thì cống hiến không chỉ là sự cho đi mà còn phải là sự nhận lại nữa.

Cống hiến không chỉ là sự cho đi mà còn là cả sự đền đáp
Cống hiến không chỉ là sự cho đi mà còn là cả sự đền đáp

Cống hiến còn bắt nguồn từ học sinh, sinh viên trong thời đại ngày nay

Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường thì sự cống hiến có thể xuất hiện từ việc các bạn chăm chỉ, tích cực học tập thật tốt để không phụ lòng tin của ông bà, cha mẹ và thầy cô giáo. Học tập thật tốt để có một tương lai sáng lạn hơn, góp phần không nhỏ xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh, văn minh hơn. Đấy cũng chính là sự cống hiến.

Còn nếu bạn là một sinh viên chuẩn bị ra trường, bước chân vào đời thì ngoài việc học tập thật tốt thì việc trang bị thêm cho mình những kỹ năng, kiến thức chuyên sâu để phục vụ cho nhu cầu của bản thân, cũng như phát huy năng lực của mình là rất quan trọng. 

Và hoàn thành được thật tốt công việc của mình đó cũng chính là sự cống hiến rồi. Ngoài giờ học, thời gian rảnh thì bạn có thể tham gia vào các hoạt động xã hội quanh mình, tham gia các hoạt động trên trường lớp, tự mình tham gia các trải nghiệm cũng là một sự cống hiến.

Mong rằng bài viết chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp các bạn hiểu được cống hiến là gì cũng như ý nghĩa của cống hiến đối với xã hội hiện nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *