Chủ động trong cuộc sống và công việc đều mang lại những lợi ích nhất định cho bạn. Vậy thì chủ động là gì? Phải làm gì để rèn luyện được đức tính này? Mời bạn đọc tham khảo nội dung có trong bài viết sau đây để biết thêm chi tiết.
Tính chủ động là gì?
Chủ động là việc bạn luôn “tự thân vận động” và làm tất cả mọi việc trước khi được yêu cầu. Thói quen này có thể rèn luyện được nếu bạn cố gắng làm theo và kiên trì tới cùng.

Tính chủ động có lợi ích như thế nào đối với chúng ta?
Để có động lực hơn trong việc rèn luyện tính chủ động. Mỗi người chúng ta cần phải hiểu rõ tầm quan trọng và lợi ích của tính chủ động, cụ thể như sau:
Giúp bạn đi đúng phương hướng
Để có thể chủ động hơn trong mọi việc, bạn phải biết cách vạch ra kế hoạch rõ ràng một cách chủ động để xử lý tốt công việc. Điều này không chỉ giúp bạn có định hướng tốt cho bản thân mà còn làm cho công việc được chuẩn bị một cách chu toàn, cẩn thận.
Công việc được sắp xếp cụ thể sẽ đi theo một quỹ đạo chỉn chu và đạt hiệu quả cao hơn. Khi đã quen với sự chủ động, bạn sẽ hiểu rõ giá trị của việc hoạch định chiến lược trước mỗi dự án quan trọng.

Sáng tạo nhiều hơn
Khi bạn đã có thói quen chủ động trong quá trình làm việc thì bạn cũng sẽ có tư duy và đủ thời gian cho việc sáng tạo. Bởi khả năng sáng tạo thường được thể hiện thông qua thói quen chủ động tìm kiếm thông tin, tìm ra vấn đề và tìm kiếm những xu hướng mới, tích cực áp dụng ý tưởng độc đáo vào công việc.
Lường trước được những rủi ro không mong muốn có thể xảy ra
Giữa việc nước đến chân mới nhảy và chủ động xem xét mọi thứ một cách thấu đáo sẽ giúp bạn hạn chế được tối đa rủi ro có thể xảy ra nhờ điều chỉnh và xử lý kịp thời. Đây cũng chính là một trong những lợi ích quan trọng nhất khi chủ động trong môi trường làm việc.
Nếu không chủ động khi phát sinh vấn đề thì bạn sẽ rất dễ bị rơi vào tình thế bị động, không kịp trở tay. Luôn chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp bạn lường trước cho những tình huống xấu nhất có thể xảy đến.
Tăng cường thêm các mối quan hệ cá nhân
Việc chủ động, đặc biệt là trong công việc chính là nền tảng giúp bạn dễ dàng tìm kiếm được những cộng sự, đồng nghiệp tốt. Tính chủ động giúp bạn dễ hòa nhập và có nhiều cơ hội giao lưu, gặp gỡ thêm nhiều người hơn; từ đó tạo lập và nâng cao được các mối quan hệ chất lượng.

Hãy cố gắng chủ động bắt chuyện với mọi người bằng những chủ đề là thế mạnh của bản thân. Nếu may mắn, bạn hoàn toàn có thể tìm được những người đồng hành thật sự đáng quý trong hành trình gian nan sắp tới.
Biết nhận hết trách nhiệm về bản thân mình
Người có tính chủ động sẽ tự biết cách để quản lý, sắp xếp công việc cũng như tự giải quyết được những khó khăn của bản thân mà không cần phải chờ đợi hay đổ lỗi cho bất cứ ai. Biết tự chủ động nhận về trách nhiệm hay lỗi lầm của bạn thân sẽ giúp bạn trưởng thành hơn trong mắt người khác.
Dễ dàng đạt được thành công
Những người chủ động trong mọi tình huống đều mang lại rất nhiều lợi ích cho bản thân cũng như cộng đồng. Đề ra kế hoạch cụ thể và chủ động thực hiện, hoàn thành công việc trước deadline hay chủ động làm việc trước khi được giao phó… tất cả đều tạo nên sự uy tín cá nhân và được đánh giá cao ở mọi lĩnh vực.

Các bước chi tiết rèn luyện tính chủ động
Thay vì luôn tự cổ vũ bản thân phải học cách chủ động hơn trong công việc và cuộc sống thì bạn có thể chủ động rèn luyện tính chủ động từ những điều nhỏ bé nhất trong cuộc sống. Đó là:
Chủ động tạo nên một không gian sống lành mạnh cho bản thân
Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, không vứt đồ đạc lung tung, bỏ rác đúng nơi quy định. Chủ động sắp xếp mọi thứ trong không gian sống của bạn trở nên ngăn nắp, gọn gàng hơn.
Chủ động nghiêm túc trong mọi vấn đề
Ngay từ những hành động nhỏ đối với người xung quanh như trả lời email hay tin nhắn của người thân, bạn bè cũng cần phải nghiêm túc và có tâm.
Tự lập ra cho bản thân những nguyên tắc hay quy định nhất định phải làm theo như: dậy sớm, ăn đúng bữa, luyện tập thể dục thể thao hay uống đủ nước trong ngày,…

Chủ động trong việc nâng cao giá trị của bản thân
Không bao giờ được buông bỏ sự tự tin, phải sống thật hiên ngang, không lùi bước, không sợ hãi trước bất cứ điều gì. Chủ động đọc thêm sách, báo chí để nâng cao tầm hiểu biết và tư duy của bản thân vào những thời gian rảnh rỗi trong ngày.
Chủ động dự đoán những điều có thể sắp diễn ra
Không bao giờ cho phép bản thân thuận theo quy luật “nước đến chân mới nhảy” mà phải biết chủ động quan sát cuộc sống của chính mình. Chủ động đón chờ những khoảnh khắc sắp đến với bản thân mình, nếu đó là những sai lầm hay bất lợi thì phải tìm cách hạn chế và giải quyết nó thật triệt để.
Chủ động quan sát và đánh giá mọi vấn đề
Bạn cần học cách quan sát và nhìn nhận những thứ diễn ra xung quanh mình để đưa ra các nhận định và đánh giá chất lượng về công việc mà bạn đã thực hiện.

Từ đó có thể sáng tạo ra những kế hoạch mới độc đáo hơn, hoàn thiện hơn, hạn chế tối đa được những sai sót hay thách thức có thể xảy ra. Đồng thời tìm kiếm những người bạn đồng hành, hỗ trợ để hoàn thành và hiện thực hóa nó.
Có thể bạn sẽ quan tâm:
Tự lực cánh sinh nói đến điều gì? Biểu hiện của tự lực cánh sinh
Hy vọng những thông tin trên đã giúp các hiểu chủ động là gì và cách để rèn luyện tính chủ động cho bản thân. Và đừng quên thường xuyên theo dõi muahangdambao.com để cập nhật thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác nhé.