Brainstorm là gì? Cách Brainstorm hiệu quả mà bạn nên biết

Brainstorm là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực như kinh doanh, giáo dục,…để giải quyết các vấn đề phức tạp hay đưa ra những ý tưởng sáng tạo. Vậy, Brainstorm là gì? Cách Brainstorm hiệu quả như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong nội dung thông tin dưới đây của muahangbaodam.com.

Brainstorm là gì? Brainstorm nghĩa là gì?

Brainstorm khi dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “động não”. Đây là quá trình mà mọi người suy nghĩ, sáng tạo và đưa ra những ý tưởng, giải pháp thông qua việc thảo luận nhóm chuyên sâu. Trong quá trình thảo luận tìm ra ý kiến, giải pháp thì bất kỳ ai cũng đều có thể phát biểu, nêu suy nghĩ, ý tưởng của bản thân.

Brainstorm là việc sáng tạo, đưa ra ý tưởng
Brainstorm là việc sáng tạo, đưa ra ý tưởng

Hiểu đơn giản, Brainstorm là quá trình sáng tạo, đưa ra ý tưởng mới để giải quyết vấn đề hoặc thúc đẩy sự phát triển của sản phẩm, dịch vụ nào đó. Khi thảo luận, các thành viên trong nhóm thỏa mái đưa ra ý tưởng mà không cần suy nghĩ quá nhiều đến tính khả thi, sự hợp lý.

Mục đích chính của Brainstorm đó chính là khai thác tối đa tiềm năng sáng tạo của nhóm, tìm ra giải pháp mới mà cá nhân hoặc nhóm đơn lẻ không thể nghĩ ra được.

Nguồn gốc của Brainstorming là gì?

Alex Faickney Osborn là ông trùm trong lĩnh vực quảng cáo – người đã phát minh ra từ “Brainstorm”. Những năm 1948, Brainstorm xuất hiện lần đầu tiên trong cuốn sách “Applied Imagination” khi ông gặp phải vấn đề liên quan tới việc bí ý tưởng cho quảng cáo.

Trong đó, Alex Faickney Osborn đã mô tả Brainstorm là phương pháp hội ý được thực hiện bởi một nhóm người để đưa ra giải pháp cho vấn đề của họ thông qua việc góp nhặt các ý kiến của tất cả mọi người trong cùng khoảng thời gian nhất định.

Về sau, Charles Hutchison Clark đã tiếp tục phát triển phương pháp hữu ích này. Brainstorming được ứng dụng nhiều trong giảng dạy cũng như nhiều lĩnh vực khác khi cần giải quyết một vấn đề hay tìm đáp án cho câu hỏi nào đó.

Brainstorm áp dụng trong lĩnh vực nào?

Brainstorm được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đó là:

  • Quảng cáo: Brainstorm được sử dụng để giúp người làm việc trong lĩnh vực quảng cáo có được những ý tưởng sáng tạo, độc đáo cho các chương trình giới thiệu, quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ.
  • Giải quyết những khó khăn: Mọi vấn đề đều sẽ có những khó khăn riêng và chúng ta cần phải có phương hướng giải quyết hợp lý. Vậy nên, Brainstorm sẽ giúp phân tích những ảnh hưởng, đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề để đưa ra phương án giải quyết tốt nhất.
  • Quản lý quá trình: Động não sẽ giúp cho nhà quản lý tìm ra phương thức phù hợp để nâng cao hiệu quả trong công việc những như quá trình xử lý sản phẩm.
  • Quản trị đề tài: Brainstorm giúp nhận diện đối tượng, phân tích mức độ nguy hại hay nắm bắt được cách phân phối, tiến độ công việc, quản lý tài nguyên cũng như vai trò, trách nhiệm, thủ thuật giải quyết vấn đề.
  • Xây dựng đội ngũ: Brainstorm tạo nên sự chia sẻ, thảo luận giữa mọi người về ý kiến sáng tạo được đưa ra.

Lợi ích của Brainstorm meaning là gì?

Tạo ra nhiều ý tưởng sáng tạo

Brainstorming là một quy trình giúp các thành viên cởi mở, chia sẻ với nhau nhiều hơn, đưa ra những ý tưởng mới và không có bất kỳ rào cản nào về tư duy, quy tắc của công việc. Nhờ đó, giúp ích trong việc tạo ra nhiều ý tưởng sáng tạo, giải quyết được nhiều bài toán, vấn đề khó mà doanh nghiệp đang gặp phải.

Tạo ra nhiều ý tưởng sáng tạo
Tạo ra nhiều ý tưởng sáng tạo

Phát triển kỹ năng giao tiếp

Brainstorm yêu cầu sự phối hợp, tương tác giữa các thành viên với nhau trong quá trình đưa ra ý kiến, trao đổi ý kiến và lắng nghe ý kiến của người khác. Đây là cách giúp cho các thành viên trong nhóm phát triển thêm kỹ năng giao tiếp, biết cách lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác và đưa ra những lý lẽ thuyết phục.

Tăng thêm sự sáng tạo và đổi mới

Động não còn làm tăng sự sáng tạo, đổi mới trong tổ chức. Khi các thành viên đưa ra những ý tưởng mới sẽ giúp công ty có bước phát triển xa hơn đối thủ, tạo nền tảng vững mạnh giúp cho doanh nghiệp phát triển.

Tăng cường tinh thần đồng đội

Trao đổi, chia sẻ, bảo vệ ý kiến trong các cuộc trao đổi Brainstorm sẽ giúp các thành viên trong nhóm gắn kết hơn vì một kết quả tích cực. Khi thành công, các thành viên sẽ vui vẻ, hạnh phúc và dễ dàng kết hợp, làm việc nhóm với nhau hiệu quả hơn.

Tăng cường tinh thần đồng đội
Tăng cường tinh thần đồng đội

Hạn chế của Brainstorm ý tưởng là gì?

Bên cạnh những lợi ích, Brainstorm còn có một số hạn chế như:

Có quá nhiều ý tưởng: Khi có quá nhiều ý tưởng được đưa ra, người dẫn dắt buổi Brainstorm sẽ gặp không ít khó khăn trong việc chọn lọc, sắp xếp ý tưởng để đưa ra phương án tốt nhất.

Lạc đề: Vì ý tưởng quá nhiều nên dễ dẫn tới tình trạng lạc đề, không phù hợp với mục tiêu hay vấn đề cần giải quyết, dẫn tới sự lãng phí năng lượng, thời gian.

Tham gia không đồng đều: Trong nhóm tham gia Brainstorm sẽ có người chủ động đưa ra ý tưởng hơn người khác trong khi một số người khác lại sợ nói hay cảm thấy ý tưởng của mình không được chấp nhận. Điều đó sẽ dẫn đến sự thiếu tương tác, bất hòa trong nhóm.

Tham gia không đồng đều
Tham gia không đồng đều

Đánh giá tiêu cực: Ý tưởng mới có thể bị đánh giá tiêu cực hay từ chối ngay từ đầu, khiến cho người tham gia không muốn đưa ra ý kiến, tạo cảm giác tự ti.

Không tạo ra sự thỏa mái: Nếu không có sự tự do trong việc đưa ra ý tưởng, người tham gia sẽ không cảm thấy thỏa mái, không muốn chia sẻ ý tưởng của mình.

Cách thực hiện Brainstorm hiệu quả

Để buổi Brainstorm hiệu quả thì bạn nên thực hiện theo trình tự sau:

Chuẩn bị kỹ lưỡng: Hãy chuẩn bị thật kỹ càng trước khi Brainstorm. Người dẫn dắt hãy lên danh sách các câu hỏi, chủ đề thảo luận. Bên cạnh đó, cần tạo không gian thỏa mái, khuyến khích sự tham gia của tất cả mọi người.

Hướng dẫn quy trình Brainstorming: Người dẫn dắt hay đưa ra các quy tắc và hướng dẫn cụ thể về quy trình động não cho tất cả mọi người bao gồm cách đưa ra ý tưởng, đánh giá ý tưởng và phân tích kết quả.

Tập trung vào số lượng ý tưởng: Người dẫn dắt nên khuyến khích tất cả mọi người đưa ra càng nhiều ý tưởng càng tốt cho dù ý tưởng đó có khả thi hay không.

Khuyến khích sự phát triển ý tưởng: Khi đã có danh sách các ý tưởng, người dẫn dắt hay khuyến khích mọi người phát triển ý tưởng này, đưa ra các gợi ý để ý tưởng đó phù hợp với mục đích, vấn đề đang được đề cập tới.

Phân tích kết quả: Khi quá trình Brainstorm kết thúc, người dẫn dắt cần phân tích kết quả, lựa chọn ý tưởng tiềm năng và đưa ra các kế hoạch để triển khai ý tưởng.

Đánh giá và cải tiến quá trình: Người dẫn dắt cần phải đánh giá kết quả quá trình thực hiện Brainstorm để có phương án Brainstorm trong lần tiếp theo.

Nguyên tắc Brainstorming

Không chỉ trích ý tưởng của nhau

Mọi người khi tham gia Brainstorm thì không được chỉ trích ý tưởng của nhau. Khi một người vừa đưa ra ý tưởng đã bị trưởng nhóm hay bất kỳ người nào phản bác, chê cười thì họ sẽ mặc cảm, tự ti khiến cho họ gặp không ít khó khăn trong việc đưa ra ý tưởng tiếp theo.

Cùng nhau đưa ra ý tưởng

Bên cạnh việc đưa ra ý tưởng cá nhân thì mọi người cũng nên cùng nhau thảo luận để đưa ra ý tưởng tập thể. Đây cũng chính là một trong những mục đích của Brainstorm. Buổi thảo luận được đưa ra nhằm huy động sức mạnh trí óc của tập thể để giải quyết vấn đề, khó khăn đang gặp phải dưới góc độ khác nhau của mỗi người.

Ghi lại tất cả các ý tưởng

Việc ghi lại ý tưởng của mọi người là điều cần thiết cho dù ý tưởng đó vô lý, điên rồ. Những ý tưởng đều có giá trị độc đáo khác nhau vì thế bạn không nên bỏ qua bất kỳ ý tưởng nào được nêu ra. Có thể, ý tưởng tuyệt vời nhất lại chính là sự kết hợp của nhiều ý tưởng vô lý, tầm thường.

Ghi lại tất cả ý tưởng
Ghi lại tất cả ý tưởng

Lựa chọn không gian, thời điểm thích hợp

Không gian cũng là yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của buổi Brainstorming. Hãy lựa chọn nơi yên tĩnh, rộng lớn, phù hợp. Nếu lựa chọn thảo luận vào thời điểm mọi người đang đói hay không gian quá ồn ào sẽ khiến mọi người khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo, hiệu suất làm việc.

Tâm lý khi thực hiện Brainstorm

Các thành viên trong nhóm khi thực hiện Brainstorm cần phải thật tỉnh táo. Có như vậy thì họ mới tập trung, không bị xao nhãng để đưa ra những ý tưởng tốt nhất. Hãy tránh xa các thiết bị không liên quan như máy tính, điện thoại,…Không nên để bản thân cảm thấy tiêu cực, nóng giận sẽ làm giảm hiệu quả Brainstorm.

Có thể bạn quan tâm:

Boutique là gì? Nêu rõ khái niệm, ý nghĩa của các thuật ngữ liên quan

BPD là gì? BPD là bệnh gì? Rối loạn nhân cách ranh giới là gì

Với các thông tin có trong bài viết “Brainstorm là gì? Cách Brainstorm hiệu quả mà bạn nên biết” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Truy cập muahangdambao.com để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *