Giải đáp hiện tượng Bóng đè là gì? Làm thế nào để hết bóng đè

Bóng đè là một hiện tượng tương đối phổ biến khi bạn ngủ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết bóng đè là gì? Phải làm sao để hết bị bóng đè? Tất cả câu trả lời sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau đây của muahangdambao.com. Mời các bạn đón đọc.

Bóng đè là gì?

Hiện tượng bóng đè khi ngủ hay ma đè hoàn toàn không phải là hiện tượng tâm linh do “người âm” hoặc “thần thánh” gây ra. Nó cũng không phải do con người bị “yếu bóng vía” mà bị. Hiện tượng này được y học gọi là chứng liệt do ngủ và thường xảy ra ngay trước khi ngủ hoặc khi vừa mới thức giấc.

Hiện tượng bóng đè là sao?
Hiện tượng bóng đè là sao?

Khi bị bóng đè thì người bệnh thường sẽ có cảm giác như bị ai đó đè lên ngực của mình mặc dù đang trong trạng thái hoàn toàn tỉnh táo, có ý thức nhưng người bệnh gần như bị liệt toàn thân và không thể cử động được tay chân của mình.

Theo các nghiên cứu của các bác sĩ ngành tâm lý thần học thì đây là hiện tượng khá phổ biến trên cả thế giới khi các tư liệu đều cho thấy có 10 đến 40% dân số thế giới sẽ ít nhất bị bóng đè 1 lần trong đời. Nhưng đây là hiện tượng không được tính là nguy hiểm đến tính mạng và cũng thường xuất hiện cùng lúc với những vấn đề rối loạn liên quan đến giấc ngủ khác.

Triệu chứng của hiện tượng bóng đè là như nào?

  •  Hiện tượng bóng đè thường sẽ chỉ xuất hiện 1 lần hoặc thỉnh thoảng mới là nhiều lần trong 1 đêm.
  •  Hiện tượng này sẽ kéo dài không quá lâu, thường là từ vài giây đến vài phút mà thôi.
  •  Khi bị bóng đè, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái không thể cử động do liệt toàn thân nhưng tinh thần vẫn hoàn toản tỉnh táo. Lúc này bản thân người bị bóng đè chắc chắn sẽ cảm thấy rất sợ hãi và có thể sinh hiện tượng bị ảo giác, khó thở, cảm giác như cái chết đang đến rất gần.
  •  Một vài trường hợp còn xuất hiện tình trạng đau đầu, đau cơ, ra nhiều mồ hôi hoặc là hoang tưởng.
  •  Sau khi bị người bệnh có thể sẽ thường xuyên cảm thấy lo âu và buồn bã mà không vì bất cứ lý do gì.
Triệu chứng của bóng đè là j?
Triệu chứng của bóng đè là j?

Bị bóng đè đánh con gì?

Theo giải mã giấc mơ thông thường thì nằm mơ thấy mình bị bóng đè nên đánh số 72. Nhưng cũng tùy vào mỗi hoàn cảnh diễn biến trong giấc mơ sẽ cho ra các con số khác nhau. Cụ thể như sau:

– Nằm mơ thấy bị bóng đè dẫn tới buồn tiểu tiện thì đánh số 93 hoặc 25.

– Nằm mơ thấy bị bóng đè ra mô hôi ướt người thì nên đánh con đề số 52 hoặc 20.

– Nằm mơ thấy bị bóng đè mà đang kêu cứu thì đánh số 31 hoặc 17.

– Nằm mơ thấy bị bóng đè gặp phải ma quỷ thì đánh số 48 hoặc 28.

– Mơ thấy bố mẹ mình bị bóng đè thì đánh số 18 hoặc 97.

– Nằm chiêm bao thấy người yêu bị bóng đè thì phải đánh ngay con số 4 hoặc 61.

– Ngủ mơ thấy bị bóng đè và không thể động đậy được thì đánh số 86 hoặc 23.

– Nằm mơ thấy bị bóng đè khóc lóc thì đánh con 56 hoặc 40.

– Mơ thấy bạn thân đang ngủ và bị cả bóng đè thì đánh ngay con 84 hoặc 5.

Bị bóng đè có chết không?

Bị bóng đè thì không thể chết được nhưng hầu hết những người đã trải qua hiện tượng bóng đè này 1 lần thì thường mô tả cảm giác như mình đã chết đi rồi hoặc đang ở lưng chừng giữa sự sống và cái chết.

Bị bóng đè không hề nguy hiểm như bạn nghĩ
Bị bóng đè không hề nguy hiểm như bạn nghĩ

Dưới góc độ khoa học giải thích thì vùng vỏ não sẽ được kích thích rất mạnh khiến cho con người trở nên tỉnh táo và không hề khác gì lúc thức. Thế nhưng vào lúc này, những mối liên hệ thần kinh giữa não cũng như các bộ phận cơ thể khác lại chưa được khai thông. Do vậy, kết quả là người bị bóng đè sẽ cảm thấy tê liệt toàn thân giống như có ai đó đang giữ chặt tay chân mình vậy.

Bị bóng đè niệm câu gì?

Để có thể thoát khỏi hiện tượng bóng đè bạn có thể niệm những câu như sau:

  •  Niệm pháp danh của một vị giáo chủ mà bạn tôn kính và tin tưởng nhất. Chẳng hạn như: Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát, Nam mô Cao Đài Tiên Ông Bồ tát Ma Ha Tát (nếu bạn đang đi theo đạo Cao Đài).
  •  Đọc một bài kinh hoặc có thể là chú bạn hay niệm. Câu chú dễ nhất được dùng trong các nghi lễ trừ tà của Mật tông sẽ là “Om ma ni pad me hum” (bản tiếng Việt đọc là “Úm ma ni bát mê hum”).
  •  Cầu nguyện với các đấng tối cao hoặc vị giáo chủ mà bạn tin tưởng để xin thoát khỏi hiện tượng bóng đè.

Bóng đè có phải là ma không?

Như đã giải thích ở trên thì không phải tất cả những trường hợp bóng đè đều có liên quan đến vấn đề tâm linh. Khoa học đã ghi nhận thấy có khoảng 4/10 người trưởng thành sẽ trải qua hiện tượng bóng đè. Tình trạng phổ biến hơn ở những người đang trong độ tuổi thanh thiếu niên. Hiện tượng này cũng có thể di truyền trong gia đình. 

Bóng đè có phải la ma không?
Bóng đè có phải la ma không?

Nếu cơ thể của bạn gặp phải những vấn đề như thiếu ngủ, rối loạn lưỡng cực, lạm dụng chất gây nghiện,… trước khi bị bóng đè thì rất có thể khẳng định tình trạng bóng đè của bạn không hề liên quan đến chuyện ma quỷ. 

Tuy nhiên, trong trường hợp sức khoẻ và thể chất của bạn hoàn toàn bình thường, không bị mệt mỏi căng thẳng, không thiếu ngủ, nói chung là không có bất kỳ vấn đề gì mà vẫn bị bóng đè liên tục thì lúc đó cũng có thể nghĩ đến vấn đề tâm linh.

Bị bóng đè khi ngủ phải làm sao?

Cho đến nay, hiện tượng bóng đè vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm, cách tốt nhất để có thể hạn chế nó là tự xây dựng cho mình lối sống và sinh hoạt thật lành mạnh. Ngủ đủ giấc, giữ phòng ốc luôn thông thoáng. Chọn tư thế nằm ngủ thật thoải mái, mặc quần áo rộng rãi để máu có thể dễ dàng lưu thông ổn định và tạo cảm giác dễ chịu khi đi ngủ. Hạn chế uống trà, cà phê cũng như các chất kích thích khác trước khi ngủ từ dưới 5 tiếng đồng hồ. Không nên để bụng quá no, tránh căng thẳng để bạn có thể có 1 giấc ngủ sâu hơn, phòng tránh bóng đè.

Nếu bạn bị bóng đè nhiều lần thì tốt nhất là hãy đi khám bác sĩ để kiểm tra xem có mắc phải những bệnh gây ra thiếu máu não hay không, kiểm tra xem mình có  mắc phải bệnh tâm lý nào không để đưa ra các biện pháp cải thiện kịp thời.

Bóng đè trong tiếng Anh là gì?

Bóng đè tiếng Anh là “sleep paralysis”, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là chứng liệt thân khi ngủ. Có thể hiểu đây là tình trạng khi bạn cảm giác toàn bộ cơ thể của mình không tài nào cử động được mặc dù tinh thần vẫn đang rất tỉnh táo. Hiện tượng bị bóng đè này xảy ra khi cơ thể chuyển giao giữa giai đoạn thức và ngủ. Khi ấy, bạn sẽ có cảm giác mình không thể di chuyển hay nói năng gì được nữa trong vòng vài giây hoặc cũng có thể lên đến vài phút.

Sleep paralysis có nghĩa là bóng đè
Sleep paralysis có nghĩa là bóng đè

Bóng đè theo khoa học là gì?

Theo khoa học thì nhân tố hàng đầu có nguy cơ gây ra tình trạng bóng đè mà chúng ta thường gặp hiện nay là do căng thẳng tâm lý, trầm cảm, buồn bã hay bế tắc nhiều vấn đề trong cuộc sống mà không có cách giải quyết. Từ đó nảy sinh nỗi ám ảnh tâm lý. Như vậy chắc hẳn bạn đã hiểu bóng đè dưới góc nhìn khoa học là gì rồi phải không?

Bóng đè theo Phật giáo là gì?

Dưới lăng kính đạo Phật thì liệu hiện tượng bóng đè có đơn giản chỉ là do tâm lý, kiệt sức hay tư thế ngủ sai không? Mời bạn tham khảo những nguyên nhân dưới đây nhé:

Do nhân duyên ở trong kiếp trước

Nền tảng căn bản của đạo Phật đó chính là giáo lý Nhân – Duyên – Quả. Mọi sự vật, hiện tượng trong thế gian này sẽ đều chỉ nằm trong quy luật đó mà thôi. Nếu xét theo phạm vi hẹp mà cụ thể là hiện tượng bóng đè khi bạn đang ngủ, liệu hiện tượng này có ở trong quy luật đó hay không? 

  • Do ái nghiệp ở kiếp trước: Theo giáo lý nhân quả của đạo Phật, bóng đè là do chúng ta từng có những người yêu mình sâu nặng hoặc mình có chồng, có vợ vô cùng tha thiết đối với mình. Và đến kiếp này, do họ chưa được về làm người mà theo nghiệp riêng nên vẫn đọa làm vong linh, ngạ quỷ, vậy nên theo tâm ái, họ sẽ đi theo mình. Thậm chí, có những trường hợp người ta đòi ân ái và không cho chúng ta lấy được vợ hay chồng trong kiếp này.
  • Ác hại người nên bị bóng đè: Có thể ở kiếp trước chúng ta đã giết ai đó và đến kiếp này, họ sẽ “trả thù” mình bằng cách quay về và làm một số việc đối với mình, có người thì là bóp cổ, có khi là bị đè xong bị đánh.
  • Dọa nạt khiến ta sợ hãi: Khi đêm ngủ, chúng ta hay bắt gặp những bóng vong linh đi lại làm mình bất an và không thể ngủ được.
  • Có vong linh sống trên đất mình ở: Còn có nguyên nhân nữa là do các vong linh ở đất mà chúng ta thuê trọ quấy rối. Khi chúng ta ở đó thì sẽ bị bóng đè nhưng khi đi đến chỗ khác lại hết. Đó chính là do nhân duyên ở kiếp trước, chúng ta trêu ai đó quá đáng, cho nên, nghiệp của chúng ta đã biến hiện ra khiến chúng ta gặp phải những vong linh trên đất đó, bị trêu để chúng ta phải bỏ nơi đó mà đi đến nơi khác.

Do đã phá vỡ sự đoàn kết và làm người khác đau khổ

Có thể lý giải nguyên nhân này một cách trực quan bằng ví dụ thực thế như sau. Hiện nay có rất nhiều bạn học sinh đang rơi vào tình huống bị các bạn cùng lớp kỳ thị, trêu đùa đến mức sợ hãi, không dám đến lớp và muốn chuyển trường bằng được. Dựa theo nhân duyên đó thì đến kiếp sau hoặc ngay trong kiếp này, các bạn thường bắt nạt người khác đó đi đến đâu cũng sẽ bị các vong linh trêu, làm việc thường hay bị đổi chỗ hoặc cũng có thể là bị đuổi hoặc tự bản thân mình cảm thấy không vừa ý với công việc nên đã rời đi.

Bắt nạt người khác cũng sẽ dẫn đến bóng đè?
Bắt nạt người khác cũng sẽ dẫn đến bóng đè?

Do vậy, khiến cho người khác không thể hòa đồng với mọi người, làm tăng thêm sự đau khổ cho họ thì chắc chắn rằng chúng ta sẽ bị hiện tượng bóng đè. Từ đây chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng theo tinh thần nhà Phật thì hiện tượng bị bóng đè là do nhiều yếu tố từ nhân duyên tiền kiếp và hiện tại kiếp này gây nên.

Tại sao lại bị bóng đè khi ngủ trưa?

Ngoài nguyên nhân chính là do rối loạn giấc ngủ, còn có một số yếu tố khác tác động sẽ khiến cho cơ thể chịu áp lực và có thể bị bóng đè nhiều lần vào buổi trưa như:

– Môi trường đi ngủ quá chật chội, ngột ngạt, bí bách và dẫn đến tình trạng thiếu không khí khiến chúng ta hô hấp khó khăn.

– Thông thường, vào giấc ngủ trưa chúng ta thường bị ánh sáng và nhiều yếu tố xung quanh tác động nên giấc ngủ không thể quá sâu. Vì vậy, nếu thời gian ngủ trưa quá dài đến khoảng xế chiều thì sẽ làm cho cơ thể bạn lâm vào tình trạng mệt mỏi và dễ bị bóng đè thường xuyên.

– Tư thế ngủ không chính xác cũng có thể gây ra các hiện tượng bóng đè như: Nằm nghiêng về phía bên trái, đặt tay hay đè vật gì đó có trọng lượng lên ngực, nằm sấp… khiến cho tim bị chèn ép. Nhiều người cũng cho rằng, nếu vị trí ngủ nằm ở dưới sàn nhà thì cũng dễ dẫn đến hiện tượng này.

– Có quá nhiều áp lực nặng nề về công việc, gia đình,… từ đó gây ra quá sức chịu đựng, khiến cho cơ thể bạn rơi vào trạng thái mỏi mệt, và đây cũng chính là nguyên nhân chính làm không ít người gặp hiện tượng bóng đè khi đi ngủ trưa.

Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu là gì?

“Bóng đè” là nhan đề của một tập truyện ngắn nổi bật của tác giả Đỗ Hoàng Diệu, được công bố vào năm 2005. Ngay khi vừa có mặt trên thị trường sách thì tác phẩm này đã ngay lập tức gây tranh cãi lớn trong dư luận và báo giới Việt Nam thời gian đó.

Truyện xoay quanh một cô gái thành thị, kết hôn với 1 anh chàng có gốc gác nông thôn. Họ sống với nhau tương đối hạnh phúc dù anh chồng nhiều khi cũng phải phát hoảng trước đòi hỏi trong chuyện chăn gối mạnh mẽ của cô vợ trẻ.

Bóng đè là tên 1 tập truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu
Bóng đè là tên 1 tập truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu

Bi kịch đau lòng bắt đầu xảy ra khi cô gái này theo chồng mình về quê ăn giỗ, cả thảy là bốn lần. Đời sống tinh thần bị kìm hãm, lưu cữu của làng quê thêm vào đó với sự đối xử sự khắc nghiệt từ phía gia đình nhà chồng đã mang đến cho cô những cơn bóng đè nửa hư, nửa thực vô cùng đáng đáng sợ. 

Cô bị một hồn ma (mà theo cô nghĩ là 1 người trong gia đình chồng) hãm h.i.ế.p. Thề nhưng ngoài những cảm giác sợ sệt, xấu hổ, tủi nhục lúc ban đầu, cô gái này còn cảm nhận được những khoái lạc về mặt thể xác và tinh thần mà chồng cô chưa 1 lần mang lại. 

Chồng và mẹ chồng của cô dường như đã biết việc này nhưng lại không ra tay can thiệp mà chỉ tỏ ra thái độ ghẻ lạnh, ngày càng xa cách. Sau bốn lần về quê cùng chồng ăn giỗ thì hôn nhân của cô bị đe dọa tan vỡ. Kết thúc truyện thì cô gái có thai và bằng cảm nhận của mình thì cô chắc chắn rằng hồn ma kia chính là bố của đứa trẻ.

Tại sao lại bị bóng đè vào ban ngày?

Thường thì bóng đè sẽ xuất hiện vào ban đêm, sau một ngày lao động vất vả chúng ta dễ nảy sinh cảm giác mộng mị vào khoảng thời gian này. Tuy nhiên, cũng có nhiều người bị bóng đè nhiều lần vào ban ngày. Có thể do người này phải chịu quá nhiều áp lực từ những việc xung quanh bản thân nên ngay cả ban ngày vẫn có thể gặp phải hiện tượng bóng đè.

Bị bóng đè có sao không?

Tình trạng bị bóng đè thường đi cùng với các vấn đề về rối loạn giấc ngủ khác, trong đó phải kể đến chứng ngủ rũ. Đây cũng được cho là một dạng rối loạn thần kinh có ảnh hưởng rất lớn đến sự kiểm soát giấc ngủ và tỉnh táo, nó khiến bạn thường cảm thấy buồn ngủ quá mức vào ban ngày và không thể tự kiểm soát được cơn buồn ngủ của mình.

Bóng đè không hề nguy hiểm đến tính mạng
Bóng đè không hề nguy hiểm đến tính mạng

Hiện tượng này thường không gây ra quá nhiều nguy hiểm nhưng nó sẽ gây cho bạn cảm giác hoang mang và sợ hãi thường xuyên. Nhiều người bị bóng đè có thể sẽ chỉ bị từ 1 đến 2 lần trong đời, trong khi một số người khác sẽ trải qua hiện tượng này khoảng vài lần trong một tháng hoặc cũng có thể là thường xuyên hơn.

Bóng đè và cách khắc phục

Để có thể cải thiện được tình hình và phòng tránh hiện tượng bóng đè xảy ra, bạn có thể áp dụng các biện pháp như sau:

  • Mỗi ngày đều phải ngủ đủ giấc từ 7 đến 8 tiếng đối với người trưởng thành.
  • Tuân thủ theo thời gian biểu sinh hoạt và nghỉ ngơi thật hợp lý. Nên đi ngủ vào một giờ cố định vào buổi tối hoặc thức dậy đúng giờ vào buổi sáng.
  • Tạo ra một không gian ngủ nghỉ yên tĩnh và thoải mái nhất có thể.
  • Khi ngủ nên mặc đồ thật thoải mái, bỏ hẳn áo nịt ngực và áo lót quá chật chội.
  • Không nên nằm sấp khi ngủ.
  • Nếu có sử dụng máy điều hòa nhiệt độ thì cần chỉnh nhiệt độ trong phòng khi ngủ khoảng 26-28 độ C, không nên để quá thấp.
  • Giường ngủ cần phải luôn được sạch sẽ, êm ái và thoải mái nhất.
  • Có thói quen tập thể dục thường xuyên hàng ngày để giúp bản thân ăn ngon, ngủ yên hơn. Nhưng hãy lưu ý là không nên tập trước khi đi ngủ nhé.
  • Hạn chế uống trà, cà phê và những loại nước có chứa chất kích thức trước khi ngủ tối từ 3 đến 5 tiếng.
  • Không nên ăn quá no bụng và uống uống rượu bia trước khi đi ngủ.
  • Cai thuốc lá, thuốc lào vì các chất có chưa nicotin trong thuốc có thể dẫn đến kích thích thần kinh và làm bạn khó ngủ hay mộng mị hơn.
  • Nên chợp mắt ngủ trưa từ 15 cho đến 30 phút mỗi ngày để giúp ổn định thần kinh và tốt cho sức khỏe hơn trước khi bước vào thời gian làm chiều.
  • Quan sát, quản lý các triệu chứng trầm cảm hay rối loạn lo âu để có cách khắc phục sớm.

Bị bóng đè nhìn thấy người?

Nhiều người gặp phải tình trạng bất ổn này thường cho rằng cảm giác có sự xuất hiện của ma quỷ trong phòng của mình. Một nghiên cứu được phát hành trên tạp chí Khoa học về Giấc ngủ gần đây đã chứng minh rằng trong 185 người mắc chứng rối loạn này thì có tới 58% cảm giác có ai đó đang hiện diện trong phòng của mình và đó thường không phải là người, 22% thì nhìn thấy người khác trong phòng nhưng thường là người lạ.

Nhìn thấy bóng người khi bị bóng đè
Nhìn thấy bóng người khi bị bóng đè

Bị bóng đè nghe thấy tiếng nói?

Nhiều người khi bị bóng đè còn có ảo giác nhìn thấy những hình ảnh đáng sợ, thậm chí là họ còn nghe thấy những tiếng bước chân hay giọng nói rõ mồn một. Có người còn có cảm giác cả cơ thể mình đang trôi bồng bềnh và nhìn linh hồn của mình thoát ra khỏi cơ thể. Và như thế họ cho rằng đó là một hiện tượng tâm linh khó có thể lý giải.

Bóng đè không hẳn hoàn toàn là hiện tượng do một đấng thần linh hay là người vô hình nào đó gây ra cho con người và cũng không có gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến tính mạng của bạn. Tuy nhiên nó cũng vẫn sẽ gây ra một số ảnh hưởng nhất định đến tinh thần của người bệnh sau khi gặp phải.

Do đó bạn cần chuẩn bị cho mình những biện pháp phòng ngừa và xử lý thích hợp khi bị. Hy vọng các kiến thức sức khỏe mà muahangdambao.com tổng hợp bên trên đã có thể giúp bạn hiểu được bóng đè là bị gì cũng như cách tốt nhất để vượt qua vấn đề này và có một giấc ngủ ngon hơn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *