Gật gù là gì? Gật gù khác gì với gật đầu? Tìm hiểu ngay nhé!

Nghĩa của từ gật gù là gì. Hành động gật gù khác gì với gật đầu? Cùng phân biệt nghĩa của hai từ này qua bài viết sau.

Gật gù là gì?

Gật gù là hành động cúi nhẹ đầu rồi ngẩng lên, lặp lại vài lần liên tiếp, tỏ vẻ đắc ý

Gật gù khác gì với gật đầu?

Gật gù và gật đầu đều có hành động “gật”, dùng để miêu tả hành động cúi đầu. Tuy nhiên, về mặt ý nghĩa biểu đạt cảm xúc, hai từ này có sự khác biệt.

  • Gật đầu: biểu thị sự đồng tình nhưng ít biểu cảm; 
  • Gật gù: biểu thị sự đồng cảm, chia sẻ.

Tùy vào hoàn cảnh và mục đích biểu đạt khác nhau mà người viết có thể sử dụng “gật gù” hoặc “gật đầu”.

Ví dụ: Trong câu ca dao: 

“Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.”

Gật gù khác gì với gật đầu?
Gật gù khác gì với gật đầu?

Từ “gật gù” được sử dụng trong câu ca dao này sẽ phù hợp hơn từ “gật đầu” vì phù hợp với ý nghĩa cảm xúc biểu đạt. Để lý giải cho sự phù hợp này, chúng ta cần phải hiểu thật sâu sắc nội hàm ý nghĩa của câu ca dao. 

Theo “Từ điển tiếng tiếng Việt – 1992” giải thích “Gật” (thường nói gật đầu) cúi đầu xuống rồi ngẩng lên ngay, thường dùng để chào hỏi hay bày tỏ sự đồng ý. Còn “gật gù” là hành động gật nhẹ và nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình tán thưởng. Với văn cảnh của câu ca dao trên, ta có thể hiểu rằng, trong bữa cơm thân mật có hai vợ chồng. Người chồng  chan canh cho vợ với câu hỏi ngầm rằng “Canh có ngon không?”. Khi thưởng thức bát canh đầy nghĩa tình của người chồng, người vợ đã gật đầu để bày tỏ “sự đồng ý” rằng bát canh rất ngon. Hành động này mang tính chất tán thưởng. Nếu hiểu theo nghĩa như vậy thì dù sử dụng từ “gật gù” hay “gật đều” đều sẽ phù hợp hơn về mặt ý nghĩa biểu đạt và ngữ cảnh. Tuy nhiên, từ “gật đầu” sử dụng ở câu ca dạo này còn có tác dụng hiệp vần với từ “ruột bầu” nên “Gật đầu” sẽ là lựa chọn phù hợp hơn cả.

XEM THÊM: Khoan dung là gì? Biểu hiện thường thấy của “lòng khoan dung”

Gật gù là tên loại bánh đặc sản

Bánh gật gù là một loại bánh truyền thống nổi tiếng của người dân huyện Tiên Yên, Quảng Ninh. 

Nguyên liệu và chế biến

Bánh gật gù được làm từ bột gạo giống với bánh cuốn, bánh phở. Gạo được ngâm qua đêm, sau đó chờ ráo nước rồi đem nghiền thành bột. Đặc biệt là trong lúc nghiền bột, người dân thường cho thêm cơm nguội để lúc tráng bánh có độ phồng, xốp, dẻo mịn cực hấp dẫn mà ít loại bánh nào có được. Bánh sau đó được tráng mịn, hấp chín, đổ bột bánh lên khuôn một lớp dày chứ không mỏng như bánh cuốn, và cũng không quá dày như bánh đa. Sau đó, bánh được cuộn tròn, không có nhân và cắt thành từng khúc dài khoảng 15–20 cm

Bánh gật gù - đặc sản Quảng Ninh
Bánh gật gù – đặc sản Quảng Ninh

Cách dùng bánh

Bánh gật gù rất kén nước chấm và các thức ăn đi kèm. Thông thường, nước chấm chuẩn bánh gật gù được làm khá cầu kỳ. Thường chưng nước mắm với mỡ gà, hành phi và cho thêm thịt băm để nước chấm đậm đà hơn. Thức ăn đi kèm là thịt kho tàu cùng nước chấm. Nếu ăn không hết bánh, chỉ cần bảo quản trong tủ lạnh, hôm sau có thể cắt thành từng miếng nhỏ rồi xào thịt bò hoặc ăn kèm với nước hầm xương như bún và phở.

Hy vọng rằng với những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bạn hiểu được “gật gù” là gì, phân biệt nghĩa và cách dùng từ “gật gù” với “gật đầu” sao cho phù hợp và đạt được hiệu quả biểu đạt tối đa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *