Câu khiến là gì? Câu khiến sử dụng trong trường hợp nào, lấy ví dụ

Bên cạnh câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán… thì câu khiến cũng được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ câu khiến là gì? Đặc điểm? Chức năng? Cách sử dụng câu khiến? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về thể loại câu này nhé!

Câu khiến là gì? Cho ví dụ

Câu khiến hay còn có tên gọi khác là câu cầu khiến, câu mệnh lệnh. Do đó loại câu này thường có ngữ điệu ra lệnh và dùng để yêu cầu hoặc đề nghị người khác nên hoặc là không nên làm điều gì. Trong câu thì thường sử dụng các từ mang ý ra lệnh như: hãy, đừng, chớ, đi, nào…

Câu khiến - câu mệnh lệnh, cầu khiến
Câu khiến – câu mệnh lệnh, cầu khiến

Câu khiến sẽ sử dụng dấu chấm câu khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Trong văn viết cần đến sự trang trọng và chuẩn mực thì câu mệnh lệnh sẽ kết thúc bằng dấu chấm than. Còn nếu như sử dụng trong cuộc sống bình thường và không quá đặt nặng yêu cầu thì nó có thể kết thúc bằng dấu chấm.

Ví dụ:

  • Ngồi im!
  • Đừng đánh nhau nữa!
  • Làm việc tiếp đi!

Đặc điểm của câu khiến là gì?

Câu khiến được sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Nguyên nhân là bởi đây là loại câu có thể dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị hoặc là khuyên nhủ. Tùy theo mục đích sử dụng mà người dùng có thể lựa chọn các từ ngữ khác nhau để đặt sao cho phù hợp. Ví dụ:

  • Lớp mình trật tự! → Đây là câu khiến mang tính chất và mục đích là ra lệnh.
  • Nào bây giờ chúng ta đi thôi! → Đây là câu khiến có mục đích là đề nghị.
  • Hãy nhớ uống thuốc đấy! → Câu khiến có mục đích chính là để khuyên nhủ.
Câu khiến được sử dụng rất rộng rãi
Câu khiến được sử dụng rất rộng rãi

Không phải trong trường hợp nào thì câu khiến cũng được kết thúc bằng dấu chấm than. Trong một số trường hợp có thể sử dụng dấu chấm để kết thúc câu khiến nếu như nó không mang hàm ý nhấn mạnh. Ví dụ:

  • Mẹ cho con xin bát cơm nữa ạ. → Câu cầu khiến có mục đích chính là đề nghị nhưng không quá nhấn mạnh vào ý của câu nói.
  • Đưa giúp tớ cái bút ở bàn. → Câu cầu khiến có mục đích chính là đề nghị, nhờ vả sự giúp đỡ.

Câu khiến thường khá ngắn gọn, súc tích, ít từ và được sử dụng nhiều trong văn nói. Đôi khi thì câu khiến còn được tối giản chủ ngữ để nhấn mạnh ý muốn nói. Ví dụ:

  • Đừng uống rượu nữa!
  • Im lặng! 
  • Mở cửa!

Như vậy có thể kết luận rằng: Để nhận biết một câu bất kỳ là câu khiến hay không thì bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu dưới đây:

  • Nếu như trong câu tồn tại các từ ngữ mang ngữ điệu cầu khiến như: thôi, đừng, thôi nào, hãy, đi, đừng… thì chắc chắn đó sẽ là một câu khiến. Ví dụ: Đừng có đi vào vùng cấm!
  • Nếu như kết thúc câu bằng dấu chấm than hoặc là dấu chấm và có ngữ điệu, ý nghĩa câu mang tính chất ra lệnh, khuyên bảo hoặc là đề nghị thì đó là một câu khiến. Ví dụ: Hãy mở sách ra.

Chức năng của câu khiến là gì?

Câu khiến chính là một phần quan trọng trong ngôn ngữ. Vậy nên việc hiểu rõ các chức năng cũng như quy tắc của nó sẽ giúp chúng ta giao tiếp một cách hiệu quả trong cả học tập và trong cuộc sống hàng ngày. Một số chức năng chính của câu khiến như:

  • Câu khiến với chức năng ra lệnh: Đây là loại câu khiến sử dụng để đưa ra lệnh hoặc là yêu cầu người nghe hay người đọc thực hiện một hành động cụ thể. Ví dụ: Cả lớp xếp hàng!
  • Câu khiến với chức năng khuyên nhủ: Loại câu khiến này thường được sử dụng để khuyên hoặc là nhắc nhở người nghe hoặc người đọc về một hành động tốt. Ví dụ: Hãy đi ngủ đúng giờ.
Chức năng của câu khiến
Chức năng của câu khiến
  • Câu khiến với chức năng đề nghị: Câu khiến này được sử dụng để đề xuất hoặc là mời người nghe hay người đọc thực hiện một hành động cụ thể. Ví dụ: Chúng ta đi du lịch đi.
  • Câu khiến với chức năng tối giản chủ ngữ: Trong một số trường hợp để có thể tạo sự tập trung hoặc là để nhấn mạnh vào hành động thì bạn có thể tối giản hoặc loại bỏ thành phần chủ ngữ khỏi câu. Điều này giúp làm rõ hành động mà bạn muốn người nghe hoặc là người đọc thực hiện. Ví dụ: Nhanh lên!

Lưu ý: Khi đặt câu cầu khiến thì bạn nên tuân thủ theo các quy tắc như sau:

  • Thêm từ như: “hãy”, “đừng”, “nên”, “phải” hoặc là các từ tương tự vào trước động từ chính ở trong câu. Ví dụ: Đừng thức khuya.
  • Thêm từ như “lên”, “đi”, “thôi”, “nào” hoặc là các từ tương tự vào cuối câu để làm nổi bật yêu cầu hay lời gợi ý. Ví dụ: Học bài đi.
  • Để thể hiện sắc thái mong muốn thì bạn có thể thêm các từ như “đề nghị”, xin,; mong vào đầu câu. Điều này sẽ giúp làm rõ ý nghĩa cũng như tình cảm đằng sau câu khiến. Ví dụ: Đề nghị anh lái xe vào lề.

Có thể bạn quan tâm:

Câu trần thuật là gì? Khái niệm, chức năng và ví dụ câu trần thuật

Câu đơn là gì? Các loại câu đơn thường gặp và cách đặt câu đơn

Trên đây là những thông tin liên quan đến câu khiến là gì. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về câu khiến và sử dụng loại câu này một cách thích hợp nhất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận ngay bên dưới nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *