Sân si nghĩa là gì? Ý nghĩa của Tham – Sân – Si trong lời Phật dạy

Đã bao giờ bạn nghe thấy những câu như: “đừng sân si nữa”, “đồ sân si chưa”?…  Đây là từ rất thông dụng, đặc biệt là với giới trẻ. Hãy cùng mauhangdambao khám phá thêm sân si là gì và ý nghĩa của tham – sân – si nhé!

Sân si là gì?

Sân si là một thuật ngữ có nguồn gốc từ Đạo Phật, được rút ra từ triết lí “tham – sân – si” của nhà Phật. Cụ thể nghĩa của chúng như sau:

        “Sân”: Nghĩa là cảm xúc tức giận, nổi nóng, thậm chí là hận thù khi thấy những việc không vừa lòng mình, ghen tỵ với người khác hoặc mình không đạt được điều mình muốn.

        “Si”: Có nghĩa là sự si mê, ngu muội không biết phán đoán đúng sai mà chỉ nghĩ đến việc làm có lợi cho bản thân, không quan tâm đến những người xung quanh.

Sân si là lòng tham, sự đố kị của con người
Sân si là lòng tham, sự đố kị của con người

Như vậy “sân si” là một phần lòng tham, sự hiếu thắng, ghen tỵ với người khác. Cụm từ này được sử dụng rất thông dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau.

Sân si tiếng Anh là gì?

“Sân” trong tiếng Anh là: Hatred, dịch nghĩa là sự căm thù, căm hờn, nóng giận khi bản thân không bằng người khác, hoặc không đạt được điều mình muốn.

“Si” trong tiếng Anh là: Ignorance, được hiểu là sự ngu dốt, thiếu hiểu biết. Từ ngữ này thường dùng cho những kẻ đầu óc chậm chạp, không phân biệt được đúng sai, bảo thủ và rất khó thuyết phục.

Sân si là gì trên Facebook?

Sân si trên Facebook được sử dụng rất nhiều. Cụm từ này thường dùng cho những kẻ có cái tôi cao, luôn muốn mình là người thắng cuộc. Với những người thích “hóng hớt”, thích hít drama theo dõi chuyện đời tư của người khác cũng được gọi là “sân si”.

Tham – sân – si là gì? Ý nghĩa của Tham – sân – si?

Trong Phật giáo vẫn hay nhắc đến triết lí “tham sân si mạn nghi”. Bạn đã hiểu rõ tham sân si là gì chưa? Hãy thử tìm hiểu triết lí của nhà Phật nhé!

        Tham: là những nhu cầu của con người như vật chất, sắc dục, tiền vàng, danh vọng…. Lòng tham thường khiến con người rơi vào bể khổ triền miên không dứt ra được.

        Sân: là để chỉ sự thù hận, căm ghét, bực bội của con người. Phật giáo chia thành các loại: sân về sắc dục, quyền lợi bản thân, sân về tiền tài, danh vọng là những điều không dễ dàng đạt được, hoặc sân là ghen tỵ thứ người khác có mà mình không có.

        Si: Dùng để chỉ sự si mê, không làm chủ được bản thân, không nhận biết rõ đâu là đúng là sai, không còn ý chí để tỉnh táo và phán đoán.

Phật giáo cho rằng, sự sân si của con người thường đi kèm với lòng tham về sắc dục, tiền tài, danh vọng. Vì lòng tham quá lớn mà con người ta ganh tị, hiếu thắng, luôn tự coi mình là nhất.

Bớt sân si cho đời bớt khổ
Bớt sân si cho đời bớt khổ

Con người có sân và tham, thường bị si chinh phục mà đánh mất tự chủ, không phán đoán được đúng sai, dẫn đến hại mình, hại người, tự chuốc lấy buồn khổ vào mình. Phật giáo luôn khuyến khích mọi người bớt sân si để tâm an lạc, xua tan muộn phiền.

Phật giáo còn có triết lí “tham sân si mạn nghi” cũng mang ý nghĩa tương tự như vậy. “Mạn” được hiểu là ngạo mạn, là sự tự mãn, coi mình là nhất. “Nghi” là những hoài nghi, ngờ vực khiến bạn chìm đắm trong tiêu cực, chỉ mang đến sự khổ đau trong tâm mình. Nghi ngờ người khác dẫn đến hiểu lầm, mà nghi ngờ bản thân thì không thể khiến mình phát triển được.

Do vậy, tham sân si mạn nghi đều là những thứ chúng ta nên loại bỏ để có được tâm thanh thản, an nhiên giữa dòng đời xô bồ, vội vã. Bớt sân si cho đời bớt khổ.

Làm thế nào để bớt sân si với đời

Bớt sân si sẽ giúp bạn loại bỏ ba thứ độc hại là lòng tham, sự ghen ghét, ngu si trong tâm của mỗi người. Nếu bạn không biết kiểm soát bản thân sẽ khiến những thứ độc hại này ăn mòn đạo đức và niềm vui của con người.

Làm tốt việc của mình đừng sân si với người khác
Làm tốt việc của mình đừng sân si với người khác

Dưới đây là một số cách điển hình bạn nên làm để bớt sân si:

– Bạn hãy tự nhủ rằng sân si là cảm xúc tiêu cực, cần loại bỏ trong cuộc sống để không làm ảnh hưởng đến bản thân và những người xung quanh.

– Bạn nên biết rằng mỗi người đều có những năng lực riêng biệt để thành công. Bạn hãy làm tốt công việc của mình, không nên so đo với người khác.

– Hãy học cách tôn trọng người khác, nhìn nhận mọi việc theo chiều hướng tích cực để suy nghĩ thông suốt.

Bạn đã hiểu sân si, tham sân si là gì rồi phải không? Hãy áp dụng ngay các cách đơn giản để bớt sân si, cho lòng mình luôn vui vẻ bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *