Từ phức là gì? Từ phức khác từ đơn như nào? Cho ví dụ

Từ vựng Tiếng Việt khi phân loại theo cấu tạo thì sẽ bao gồm từ đơn và từ phức. Vậy bạn hiểu từ phức là gì? Cấu tạo, phân loại từ phức? Cách phân biệt từ đơn và từ phức là gì? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về từ phức ngay sau đây nhé.

Từ phức là gì? Ví dụ

Từ phức là gì?

Từ phức chính là từ do hai hoặc là nhiều tiếng tạo thành. Như vậy thì từ phức cũng chính là từ ghép. Từ phức có thể được ghép từ các tiếng giống nhau hoặc khác nhau để tạo thành một từ có nghĩa.

Từ phức - 2 hay nhiều tiếng tạo thành
Từ phức – 2 hay nhiều tiếng tạo thành

Khi chúng ta phân tách các tiếng trong từ ghép ra riêng lẻ thì các tiếng đó có thể không có nghĩa, hoặc nét nghĩa thể hiện không đúng so với nét nghĩa được hiểu trong từ ghép.

Ví dụ: hạnh phúc, xe cộ, hàng hóa… 

Cấu tạo của từ phức

Có 2 cách chính để tạo nên từ phức là:

  • Cách 1: Ghép tiếng có nghĩa lại với nhau. Đây chính là cách tạo ra từ mới có nghĩa, có hơn 1 âm tiết và được gọi là các từ ghép.
  • Cách 2: Ghép những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc bao gồm cả âm đầu và vần) giống nhau. Đây chính là cách tạo ra từ mới có nghĩa, láy lại âm tiết và được gọi là các từ láy.
Từ phức gồm từ ghép và từ láy
Từ phức gồm từ ghép và từ láy

Xét về nghĩa của các tiếng tạo thành từ phức thì sẽ có 3 trường hợp như sau:

  • Mỗi tiếng tách riêng ra đều có nghĩa riêng: Tức là các tiếng tạo thành từ phức đều thể hiện một lớp nghĩa cụ thể

Ví dụ: vui vẻ

Ta có “vui” là từ đơn có nghĩa biểu thị trạng thái tinh thần của con người hoặc chủ thể có ý thức. Còn “vẻ” cũng là từ đơn nhưng biểu thị hình dáng, bề ngoài, kiểu cách của con người hay con vật.

  • Mỗi tiếng khi tách ra đều không mang nghĩa rõ ràng

Ví dụ : lay láy 

Ta có “lay” và “láy” khi đứng độc lập thì đều không có nghĩa rõ ràng.

  • Mỗi tiếng tách ra thì có tiếng có nghĩa rõ ràng và có tiếng không có nghĩa rõ ràng

Ví dụ : xinh xắn

Ta có “xinh” thể hiện sự ưa nhìn, nét đẹp của sự vật. Còn “xắn” thì không có nghĩa rõ ràng khi đứng độc lập.

Phân loại từ phức

Căn cứ vào nghĩa cũng như cấu trúc của từ mà từ phức được chia ra thành 2 loại, đó là từ ghép và từ láy.

Từ ghép là gì?

Từ ghép cũng là một phần của từ phức. Như vậy, từ ghép sẽ là từ phức nhưng từ phức thì có thể không phải là từ ghép.

Từ ghép bao gồm có 2 tiếng hay 2 âm tiết trở lên kết hợp với nhau để tạo thành một nghĩa chung. Từ ghép giúp cho câu văn trở nên sinh động và ý nghĩa hơn.

Phân loại từ ghép
Phân loại từ ghép

Căn cứ vào quan hệ về mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép mà người ta đã chia từ ghép ra làm 2 loại là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ, cụ thể:

  • Từ ghép chính phụ

Từ có cấu tạo 2 tiếng nhưng tiếng sau sẽ mang nghĩa bổ sung cho tiếng trước. Như vậy, tiếng đứng trước là tiếng chính và có nhiệm vụ xác định nghĩa chung của từ ghép. Tiếng phụ ở sau thì sẽ bổ sung và làm rõ nghĩa hơn cho tiếng chính để xác định các đối tượng và sự vật cụ thể. Bên cạnh đó, tiếng trước nếu như đứng một mình thì nó sẽ mang nghĩa rộng hơn.

Ví dụ: “mùa đông” thì “đông” bổ nghĩa cho “mùa” để làm rõ một trong bốn mùa của năm.

  • Từ ghép đẳng lập

Được cấu tạo từ hai hoặc nhiều từ đơn và thể hiện nét nghĩa với vai trò đóng góp như nhau trong câu. Khi tách riêng các tiếng trong từ thì chúng vẫn có thể biểu đạt một nghĩa trọn vẹn, có nghĩa riêng của các từ đơn cấu tạo nên. Đồng thời các tiếng cũng độc lập hoàn toàn về mặt ngữ pháp, không phân biệt từ chính hay từ phụ.

Ví dụ: ông bà, cây cỏ, nhà cửa, ngày đêm, sáng tối…

Ngoài ra, từ ghép cũng có thể được phân chia thành 2 loại khác là từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp, cụ thể:

  • Từ ghép phân loại: Mang các nhóm nghĩa cụ thể. Ví dụ: nhà ngói, nhà tầng, biệt thự…
  • Từ ghép tổng hợp: Mang nét xác định tổng thể, khái quát chứ nó không xác định cụ thể sự vật hay hiện tượng. Ví dụ: quần áo, nhà cửa, xe cộ, cây cối…

Từ láy là gì?

Từ láy cũng là một phần của từ phức. Nói cách khác thì từ láy và từ ghép đều là cách phân loại để thấy được đặc điểm của từ phức.

  • Từ láy được cấu tạo từ 2 tiếng trở lên và các tiếng đó có thể giống nhau về âm, về vần hoặc cũng có thể giống nhau cả về âm và vần. 
  • Trong từ láy thì có thể có 1 tiếng có nghĩa hoặc là tất cả các tiếng đó đều vô nghĩa. Nói cách khác, từ láy chỉ có một từ có nghĩa hoặc là sẽ không từ nào có nghĩa khi nó đứng một mình.
  • Từ láy phải có độ dài tối thiểu là 2 tiếng, tối đa là 4 tiếng. Trong đó từ láy 2 tiếng là kiểu từ láy thông dụng nhất trong Tiếng Việt.

Ví dụ: long lanh, lấp lánh, thoăn thoắt, rầm rầm, khanh khách, lung linh…

Phân loại từ láy
Phân loại từ láy

Từ láy được chia ra thành 2 loại là từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận, cụ thể như sau:

  • Từ láy toàn bộ

Đây là kiểu từ được láy giống nhau cả về phần âm và phần vần. Từ láy toàn bộ được sử dụng với mục đích là để nhấn mạnh sự vật, sự việc hay hiện tượng.

Ví dụ: chung chung, xa xa,  rầm rầm, ào ào, xanh xanh…

Bên cạnh đó thì cũng có một số từ láy toàn bộ được thay đổi phần phụ âm cuối hoặc là có thanh điệu nhằm tạo ra sự tinh tế cũng như sự hài hòa về âm thanh. 

Ví dụ: thoang thoảng, ngoan ngoãn, lanh lảnh, thăm thẳm…

  • Từ láy bộ phận

Đây là kiểu từ được láy giống nhau về phần âm hoặc phần vần. Còn riêng phần dấu câu thì có thể tùy thuộc vào cách mà người dùng muốn sử dụng. Chính bởi vì dễ phối vần và âm nên kiểu từ láy này rất thông dụng. Nó được sử dụng nhiều hơn so với từ láy toàn bộ. 

Ví dụ: 

– Từ láy âm: man mác, nôn nao, ngu ngơ, mếu máo…

– Từ láy vần: liêu xiêu, lanh chanh, chênh vênh, lao xao…

Cách phân biệt từ đơn và từ phức là gì?

Từ đơn là gì?

Từ đơn là từ chỉ gồm có một âm tiết hoặc một tiếng cấu tạo thành. Trong đó, âm tiết hay tiếng tạo nên từ đơn phải có nghĩa cụ thể khi đứng độc lập, riêng lẻ.

Ví dụ: nhà, xe, ví, áo, quần… 

Từ đơn - từ chỉ có 1 âm tiết
Từ đơn – từ chỉ có 1 âm tiết

Các cách phân biệt từ đơn – từ phức

Đối với từ trong Tiếng Việt thì căn cứ theo cấu tạo và theo số lượng tiếng trong một từ, người ta đã chia ra thành 2 loại là từ đơn và từ phức. Trong đó: 

  • Từ đơn: từ được cấu tạo bởi 1 âm tiết hay 1 tiếng.
  • Từ phức: từ được cấu tạo bởi 2 tiếng hay 2 âm tiết trở lên. 

Cụ thể cách phân biệt như sau:

Cách 1: Thêm từ

Nếu như sau khi thêm một từ mới vào tổ hợp từ khiến cho chúng trở nên tách rời nhưng ngữ nghĩa của nó vẫn được giữ nguyên thì có thể nói tổ hợp từ đó được cấu thành từ những từ đơn.

Ví dụ:

  • Uống nước => uống nhiều nước
  • Lướt sóng => lướt trên sóng

Ta thấy khi thêm các từ đơn khác vào thì hai từ “uống nước” và “lướt sóng” chỉ bổ sung thêm thông tin, sắc thái chứ không hề có sự thay đổi về ngữ nghĩa. Vậy nên có thể khẳng định rằng chúng được tạo thành từ hai từ đơn.

Cách 2: Suy luận từ nghĩa gốc của từ để xem có sự chuyển nghĩa hay không

Ví dụ: “áo dài” vốn là một từ được kết hợp bởi hai từ đơn. Tuy nhiên yếu tố đứng sau là từ “dài” đã bị mờ nghĩa.

Có thể bạn quan tâm:

Từ loại là gì? Dấu hiệu nhân biết, cách xác định và ví dụ cụ thể

Từ chỉ đặc điểm là gì? Ví dụ, phân loại, bài tập về từ chỉ đặc điểm

Từ đơn, từ phức là kiến thức quan trọng trong bộ môn Ngữ văn lớp 4 và lớp 6. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về từ đơn, từ phức là gì. Truy cập muahangdambao.com để cập nhật nhiều thông tin khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *