Từ loại là gì? Dấu hiệu nhân biết, cách xác định và ví dụ cụ thể

Từ loại là một thành phần không thể thiếu để cấu tạo nên một câu hoàn chỉnh trong tiếng Việt. Vậy thì từ loại là gì? Có bao nhiêu từ loại tiếng Việt hiện nay? Cách nhận biết từ loại ra sao? Các bạn học sinh hãy theo dõi bài viết sau của muahangdambao.com để biết thêm những kiến thức bổ ích nhất nhé!

Tìm hiểu khái niệm từ loại trong tiếng Việt là gì?

Theo định nghĩa từ loại là gì lớp 5 thì từ loại là một lớp ngôn ngữ học được xác định bằng những hiện tượng cú pháp hoặc các hiện tượng hình thái học của mục từ vựng trong 1 câu nói. Thông thường, các ngôn ngữ sẽ được phân loại thành danh từ, động từ và những từ loại khác. 

Từ loại là kiến thức các bạn học sinh sẽ được làm quen ở lớp 5
Từ loại là kiến thức các bạn học sinh sẽ được làm quen ở lớp 5

Khám phá các từ loại trong tiếng Việt

Khi ôn tập về từ loại lớp 5, chúng ta sẽ thấy các từ loại tiếng Việt đó là động từ, danh từ, tính từ, đại từ, số từ, chỉ từ, quan hệ từ, trạng từ, thán từ. Cụ thể hệ thống từ loại tiếng Việt gồm:

  • Danh từ: Là các loại từ được dùng để chỉ người, các sự vật, hiện tượng, đơn vị hay khái niệm,… thường được sử dụng để làm chủ ngữ trong 1 câu.

Ví dụ:

+ Danh từ chỉ đồ vật: bàn, ghế, điện thoại, máy tính,….

+ Danh từ chỉ người: Hoàng Luân, Mạnh An, Văn Tùng,….

+ Danh từ chỉ các hiện tượng tự nhiên: mưa, gió, sấm, chớp, bão, trời,…

  • Động từ: Là những từ chỉ hành động, trạng thái của con người hoặc là sự vật. Thường sẽ đóng vai trò là vị ngữ ở trong câu.

Ví dụ:  Tuấn đang chơi game trong quán net.

=> Từ “chơi” là động từ ở trong câu, chỉ hành động của Tuấn.

  • Tính từ: Là loại từ được dùng để chỉ các đặc điểm, nét riêng, tính chất, trạng thái, màu sắc của sự vật hoặc hiện tượng.

Ví dụ: Chiếc xe đạp có màu hồng rất đẹp.

=> Trong câu trên, từ “hồng” và “đẹp” chính là tính từ, miêu tả màu sắc và vẻ đẹp của chiếc xe đạp.

Các từ loại cơ bản thường thấy trong tiếng Việt
Các từ loại cơ bản thường thấy trong tiếng Việt
  • Đại từ: Là những loại từ để chỉ vật, người, hiện tượng bao gồm các đại từ xưng hô, đại từ thay thế, đại từ chỉ lượng và đại từ nghi vấn.

Ví dụ: Tôi là người đã chạy tới đích nhanh nhất.

=> Tôi ở đây chính là đại từ làm chủ ngữ trong câu.

  • Số từ: Đây là loại từ được dùng chỉ số lượng hoặc thứ tự.

Ví dụ:

  • Số từ chỉ số lượng: Ba cái ghế, bốn chiếc bút, năm con gà,…
  • Số từ chỉ thứ tự: Ngày thứ hai, đời thứ ba,…
  • Chỉ từ: Đây là những từ để trỏ vào sự vật, hiện tượng nhằm xác định vị trí chính xác của chúng trong không gian, thời gian.

Ví dụ: Vân thích cái váy này hơn cái váy kia.

=> Từ “này” cho thấy chiếc váy đang ở gần với người nói, ngược lại từ “kia” cho thấy vị trí chiếc váy còn lại đang ở xa người nói hơn.

  • Quan hệ từ: Là những từ, cặp từ nối các từ ngữ hoặc câu lại với nhau. Từ đó, thể hiện được mối quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và các từ ngữ trong câu.

Ví dụ: Linh và Hoàng học cùng trường Đại học.

=> Từ và ở đây chính là quan hệ từ kết nối Linh và Hoàng lại với nhau.

Quan hệ từ
Quan hệ từ
  • Trạng từ: Đây là những từ được dùng sau tính từ, động từ nhằm bổ nghĩa cho danh từ, động từ đó cung cấp thông tin về không gian, thời gian hay địa điểm.

Ví dụ: Ngày mai, chúng tôi sẽ đi du lịch ở Đà Lạt.

=> Ngày mai ở đây chính là trạng từ làm rõ về thời gian sẽ đi du lịch.

  • Thán từ: Đây là những từ được dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi và đáp. Thán từ thường sẽ đứng ở đầu câu, có khi nó cũng được tách ra trở thành một câu đặc biệt. Thán từ sẽ bao gồm hai loại chính là thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc và thán từ để gọi đáp.

Ví dụ: Ôi! Quán cafe này thật là đẹp.

=> Ôi ở đây chính là thán từ để thể hiện cảm xúc của người nói.

Dấu hiệu nhận biết từ loại trong tiếng Việt như thế nào?

Các xác định từ loại không khó bởi mỗi từ loại sẽ có cấu trúc và vị trí khác nhau trong từng câu. Vị trí của các từ loại trong câu chính là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết xem từ đó thuộc vào từ loại nào.

Nhận biết từ loại vào vị trí, ý nghĩa và ngữ cảnh sử dụng
Nhận biết từ loại vào vị trí, ý nghĩa và ngữ cảnh sử dụng

Ngoài ra chúng ta cũng cần phải nhận biết được ngữ nghĩa của từ đó. Bởi trong hệ thống từ ngữ tiếng Việt, có rất nhiều từ đa nghĩa hoặc đồng nghĩa,… Do đó, việc nhận diện chính xác nghĩa của từ trong từng câu cũng giúp chúng ta hiểu chính xác được cách dùng của từ cũng như xác định được từ đó thuộc từ loại nào.

Ngoài hai cách nói trên, chúng ta cũng có thể xác định từ loại của một từ bằng cách sử dụng chúng. Một từ có thể sẽ thuộc vào nhiều từ loại khác nhau. Vì vậy việc đặt chúng trong ngữ cảnh sử dụng từ cũng rất quan trọng trong việc xác định từ loại.

Có thể bạn quan tâm:

Giới từ là gì? Chức năng và cách sử dụng đúng giới từ trong tiếng anh

Đại từ là gì trong tiếng Việt lớp 7? Phân loại và cách sử dụng đại từ

Hy vọng thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây đã có thể giúp ích cho các bạn trong quá trình học tiếng Việt, biết được từ loại là gì và cách dùng sao cho đúng nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *