Chuối hột có tác dụng gì và hướng dẫn cách dùng chuẩn nhất

Chuối hột rừng từ lâu đã được nhiều người truyền tai là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Vậy chuối hột rừng là loại quả gì? Có tác dụng  và cách dùng cụ thể ra sao? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của muahangdambao.com để biết thêm những thông tin cụ thể nhé!

Tìm hiểu chuối hột là chuối gì?

Chuối hột hay còn được gọi là chuối chát có tên khoa học là Musabalbisiana Golla. Chiều cao của mỗi cây thường dao động trong khoảng 3m đến 4m. Phần phiến lá khá dài, mặt bên dưới của lá có thể là màu xanh hoặc màu tía, phần cuống xanh có sọc. 

Cây chuối hột được trồng nhiều ở nước ta
Cây chuối hột được trồng nhiều ở nước ta

Hoa chuối hột rừng mọc trên đỉnh và mọc tương đối thẳng chứ không chúi xuống như chuối ăn quả thông thường. Hoa của chuối có màu đỏ thẫm, mọc xen lẫn, số lượng nải hiếm khi vượt quá 10, phần mo chuối hướng lên trên. 

Quả chuối khá to nhưng rất nhiều hạt, kích thước mỗi hạt dao động từ 4mm đến 5mm. Vì hạt chuối to và xếp dày nên thịt của chuối hột thường ít hơn chuối bình thường. 

Chuối hột rừng tại nước ta hiện nay gồm 2 loại, gồm chuối hạt to và chuối hạt nhỏ. Trong đó, chuối hạt nhỏ được dùng nhiều hơn cả, bạn có thể dùng tươi hoặc dùng khô đều được. 

Bạn đã biết chuối hột có tác dụng gì chưa?

Chuối hột rừng có tác dụng gì? Tác dụng của chuối hột rất đa dạng, mỗi bộ phận đều có một tác dụng khác nhau. Trước khi sử dụng thì bạn nên nắm rõ đặc tính của từng bộ phận của loại cây này. 

Quả chuối hột

Quả chuối hột rừng nổi tiếng với tác dụng hỗ trợ điều trị căn bệnh sỏi thận và một số loại sỏi tiết niệu khác như sỏi niệu đạo, sỏi trong bàng quang. Hàng ngày, chúng ta có thể uống nước hoa chuối hột để loại bỏ đi phần axit uric trong cơ thể. Ngoài ra quả chuối khô còn có nhiều tác dụng khác nữa như là:

Chuối hột đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe
Chuối hột đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

– Tiêu giảm các triệu chứng viêm loét dạ dày.

– Hỗ trợ đường ruột đồng thời hạn chế tình trạng táo bón.

– Giảm dấu hiệu đau nhức ở vai gáy, giảm sưng, giảm đau nhức xương khớp.

– Kết hợp thêm cùng với quế chi thì chuối hột còn làm giảm rõ rệt các triệu chứng đau bụng kinh ở nữ giới.

Hạt chuối hột

Theo các nhà khoa học thì hạt chuối của cây chuối rừng chính là bộ phận sở hữu nhiều loại dược tính nhất. Bên ngoài của hạt có màu đen, nhưng bên trong lại màu trắng. Muốn lấy được hạt chuối thì bạn phải chờ đến khi chuối chín. Phần hạt này thích hợp sử dụng nhất để ngâm rượu uống hàng ngày. 

Bạn có thể ngâm hạt chuối cùng với rượu 40 độ và dùng trong khoảng 10 ngày. Loại rượu này sẽ giúp giảm đau, giảm sưng và chữa đau nhức khá tốt. Bên cạnh đó, hạt chuối khi tán thành bột mịn dùng với nước sôi có thể hỗ trợ điều trị sỏi tiết niệu như sỏi thận và sỏi bàng quang. 

Vỏ chuối hột

Vỏ của chuối hột tương đối dày, bạn không nên vứt bỏ đi trong quá trình sử dụng mà hãy tận dụng nó. Vì nếu biết kết hợp vỏ chuối với một vài nguyên liệu khác thì nó sẽ hỗ trợ điều trị được chứng đau bụng kinh, tiêu chảy kéo dài, trị kiết lị rất hiệu quả. 

Các bộ phận khác của quả chuối hột cũng có rất nhiều lợi ích
Các bộ phận khác của quả chuối hột cũng có rất nhiều lợi ích

Hoa của chuối hột

Trong hoa chuối hột chứa 1 nguồn chất xơ vô cùng dồi dào, cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa. Bạn nên tận dụng phần hoa chuối hột để chế biến thành các món ăn hàng ngày như nộm hoa chuối chẳng hạn. 

Lá của chuối hột

Lá chuối tưởng chừng như là phần bỏ đi của cây chuối non nhưng lại là bộ phận có khả năng hỗ trợ cầm máu rất tốt. Đồng thời bộ phận lá còn hỗ trợ làm mát gan, bổ phổi. 

Thân chuối hột

Thân của cây chuối hột đã được các nhà khoa học chứng minh là có khả năng trị đau nhức răng, cầm máu tốt. Khi đi rừng, người ta thường lấy phần lõi non của cây để vắt lấy nước dùng trong trường hợp không tìm thấy nguồn nước sạch. 

Phần thân của cây chuối hột chứa rất nhiều các hợp chất có khả năng điều hòa đường huyết, lợi tiểu. Vì thế, nếu muốn sử dụng thân chuối hột, bạn nên ưu tiên cây chuối chưa đến 1 năm tuổi. Phần sơ bên ngoài thì bạn không nên lấy mà chỉ cần lấy phần ruột bên trong là được bởi phần ruột non vẫn chứa nước và các dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể.

Thân của chuối hột có thể ép lấy nước uống
Thân của chuối hột có thể ép lấy nước uống

Uống nước chuối hột có tác dụng gì tốt với sức khỏe?

Lương y Vũ Quốc Trung cho rằng “nước ép của cây chuối rất tốt cho sức khỏe như hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc… đặc biệt cung cấp thêm nước cho cơ thể, giải rượu rất tốt cho người bị say rượu”.

Theo chia sẻ của nhiều bạn trên Tiktok hay Facebook thì phần nước được lấy từ các phần thân của cây chuối không chỉ ngon mà còn đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích từ nước thân cây chuối mà bạn cần biết nhé:

– Giảm chứng rụng tóc: Có thể dùng nước nhựa lấy từ cây chuối để bôi vào vùng da đầu hàng ngày, bôi thật kỹ vào vùng da thưa tóc.

– Tán sỏi thận, mật và bàng quang: Bạn chỉ cần lấy nước chảy ra từ thân của cây chuối hột và uống một chén vào buổi sáng sớm từ 1 đến 2 tháng thì sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ.

– Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Chỉ cần lấy một chén nước rỉ ra từ thân của cây chuối hột, uống vào buổi sáng lúc bụng đói thì lượng đường trong máu sẽ ổn định hơn, ngăn bệnh tăng nặng, biến chứng.

– Giải quyết tình trạng nóng trong người: Người mệt mỏi vì nắng nóng oi bức thì có thể lấy nước chảy ra từ cây chuối hột uống để giải nhiệt.

– Hỗ trợ điều trị các chứng bệnh liên quan đến thần kinh: Theo y học Ấn Độ thì nước nhựa từ cây chuối hột có thể dùng để hỗ trợ điều trị những chứng bệnh về thần kinh như icteria và động kinh.

– Hỗ trợ quá trình giảm cân: Với những bạn muốn giảm cân thì nước từ thân cây chuối hột là 1 giải pháp tuyệt vời. Bởi vì trong nước ép thân chuối có một số hoạt chất có thể đốt cháy calo và luôn tạo cho dạ dày giảm giác no.

Uống nước ép chuối hột có thể giúp bạn giảm cân
Uống nước ép chuối hột có thể giúp bạn giảm cân

– Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày: Không chỉ giúp loại bỏ axit dạ dày dư thừa, nước ép từ thân của cây chuối hột còn có thể kích thích sự tăng trưởng của lớp màng nhầy ở thành trong dạ dày và hàn gắn các vết loét ở dạ dày.

– Hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu: Nước từ thân cây chuối còn được dùng trong việc hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu.

– Hạ huyết áp: Người bị cao huyết áp có thể dùng nước của cây chuối hột để điều hòa huyết áp.

– Tăng cường hệ miễn dịch:Nước ép từ cây chuối hột cũng chứa hàm lượng kali rất cao. Do vậy, nó có thể tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể đồng thời bảo vệ sức khỏe một cách hiệu quả.

– Cầm máu: Chất làm se có trong nước từ thân chuối có tác dụng làm đông máu. Chính vì thế, nếu bị chảy máu không quá nhiều thì bạn có thể dùng ngay nước từ thân chuối hột để rửa vết thương.

Uống rượu ngâm chuối hột có tác dụng gì đối với sức khỏe?

– Giúp hỗ trợ hệ thống tiêu hóa, điều trị chứng biếng ăn.

– Điều trị tình trạng đau lưng cũng như cải thiện giấc ngủ mỗi ngày.

– Bổ thận, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận.

Rượu chuối hột cũng hỗ trợ điều trị một vài bệnh lý
Rượu chuối hột cũng hỗ trợ điều trị một vài bệnh lý

Vậy tác hại của rượu chuối hột là gì?

– Dùng rượu chuối hột quá nhiều đối với những người từng mắc bệnh về xương khớp có thể làm tổn thương xương, thậm chí là viêm khớp rất khó chịu.

– Gây ra các tác dụng phụ như là kích ứng niêm mạc dạ dày do ngộ độc chất tanin. Vì thế, những người bị đau dạ dày, trĩ, táo bón, phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú không nên sử dụng.

– Dẫn tới nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho các cơ quan nội tạng khác như là: gan, thận và dạ dày.

– Đặc biệt rượu chuối hột còn có thể gây ra bệnh chân tay run ở tuổi già.

– Cũng tương tự như những loại rượu khác, rượu chuối hột nếu như sử dụng liên tục với liều quá cao có thể gây ngộ độc rượu và từ đó ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

– Ngoài ra, rượu  còn làm giảm khả năng điều trị của nhiều loại thuốc. 

Hướng dẫn cụ thể cách ngâm chuối hột rừng 

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các loại nguyên liệu

Nếu muốn ngâm rượu chuối hột thì có thể ưu tiên chọn chuối tươi, chín vừa phải (không quá xanh nhưng cũng không quá chín). Chú ý chọn của chuối còn nhiều nhựa, chưa bị bóc vỏ.

Còn về phần rượu thì bạn hãy lựa chọn loại rượu nếp (rượu 40 độ hoặc 50 độ). Lý tưởng nhất là rượu nếp lên men tự nhiên từ 42 đến 47 độ.  Sau khi đã có rượu và chuối hột phù hợp, bạn cần chuẩn bị thêm một chai thủy tinh hoặc một bình sứ. 

Chuối hột và rượu nếp là 2 nguyên liệu không thể thiếu
Chuối hột và rượu nếp là 2 nguyên liệu không thể thiếu

Bước 2: Sơ chế qua các loại nguyên liệu

Trong bước sơ chế này, bạn cần rửa thật sạch chuối, để ráo nước rồi thái chuối thành những lát mỏng. Tiếp theo, đem chuối vừa thái phơi dưới trời nắng. Thời gian phơi kéo dài từ 5 cho đến 7 ngày. 

Khi chuối đã phơi đủ thời gian, bạn cần tiếp tục đem ngâm chúng với nước ấm, vớt ra để ráo trong một vài phút rồi mới ngâm cùng rượu nếp. Trường hợp không muốn thái chuối thì bạn cũng có thể để nguyên quả nhưng phải rửa sạch.

Phơi khô chuối hột trước khi đem đi ngâm rượu
Phơi khô chuối hột trước khi đem đi ngâm rượu

Bước 3: Tiến hành việc ngâm rượu

Khi nguyên liệu là chuối hột và rượu nếp đã sẵn sàng, bạn đổ rượu vào trong bình. Sau đó, từ từ cho chuối và rượu vào bình, cứ 1 phần chuối bạn lại cho 4 phần rượu. 

Bước 4: Thành phẩm cuối cùng

Thời gian ngâm rượu tối thiểu là từ 3 đến 4 tháng. Nói chung, ngâm càng lâu thì rượu sẽ càng đậm vị hơn. Nếu có thời gian và điều kiện thì bạn nên chôn hũ rượu lòng đất.  Nếu chưa quen dùng rượu ngâm chuối hột bạn cũng có thể pha thêm chút nước để rượu bớt đậm và dễ uống hơn. Trường hợp không muốn dùng rượu, bạn chỉ cần phơi khô chuối hột hãm với nước uống như trà hoặc dùng chuối tươi trực tiếp là được.

Thành phẩm cuối cùng
Thành phẩm cuối cùng

Có thẻ bạn quan tâm:

Hoa đu đủ đực có tác dụng gì? Lưu ý khi sử dụng hoa đu đủ đực

Củ gừng có tác dụng gì với sức khỏe con người? Cách sử dụng, chế biến gừng

Trên đây là tất cả những thông tin về chuối hột có tác dụng gì mà chúng tôi đã tổng hợp được cho bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm cho mình những kiến thức bổ ích và thú vị trong cuộc sống nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *