Branding là gì? Tất cả thông tin cần biết về xây dựng thương hiệu

Branding là một khái niệm không còn xa lạ với những người đang kinh doanh hoặc hoạt động trong lĩnh vực marketing. Branding là quá trình quan trọng giúp xác định thương hiệu trên thị trường. Vậy branding là gì, branding bao gồm những gì và tác dụng của việc này như thế nào? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu về branding để các bạn cùng tham khảo nhé.

Tìm hiểu khái niệm branding có nghĩa là gì?

Branding có nghĩa tiếng Việt là xây dựng thương hiệu. Vậy thương hiệu (brand) là gì? Thương hiệu là các đặc điểm như tên, thuật ngữ, thiết kế, biểu tượng. Nó cũng có thể là bất kỳ đặc điểm nào khác xác định hàng hóa, dịch vụ của một người bán với hàng hóa, dịch vụ của những người bán khác. 

Branding là một quá trình gọi là xây dựng thương hiệu
Branding là một quá trình gọi là xây dựng thương hiệu

Bạn có thể định nghĩa thương hiệu là ý tưởng hoặc hình ảnh mà mọi người có trong đầu khi nghĩ về các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động cụ thể của một công ty, cả về mặt thực tế và cảm xúc. Do đó, thương hiệu không chỉ các đặc điểm bên ngoài tạo mà còn cả cảm xúc mà người tiêu dùng có đối với công ty hoặc sản phẩm của công ty đó.

Vậy xây dựng thương hiệu (branding) là gì?. Xây dựng thương hiệu hay branding là quá trình mang lại ý nghĩa cho một tổ chức, công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể bằng cách tạo ra và định hình thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. 

Đó là một chiến lược do các tổ chức nghĩ ra để giúp mọi người nhanh chóng tiếp cận và trải nghiệm thương hiệu của họ, đồng thời cho khách hàng lý do để chọn sản phẩm của họ thay vì sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Branding marketing là gì?

Về cơ bản, branding marketing (tiếp thị thương hiệu) là một chiến lược dài hạn giúp phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với những sản phẩm hoặc dịch vụ khác. 

Nó cũng đảm bảo rằng khách hàng có nhiều khả năng nghĩ đến bạn hơn khi họ tham gia thị trường cho sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp. Chiến lược tiếp thị thương hiệu của bạn sẽ thông báo cho mọi chiến dịch quảng cáo mà bạn triển khai.

Một chiến lược tiếp thị thương hiệu hiệu quả sẽ xây dựng nhận thức của các khách hàng tiềm năng và cho phép họ biết và tin tưởng thương hiệu.

Branding tác động đến những ai?

  • Người tiêu dùng: Việc branding tác động đến người tiêu dùng bằng cách giúp họ có thể dễ dàng phân biệt, so sánh những sản phẩm cùng loại với nhau và lựa chọn ra sản phẩm thích hợp nhất với mình.
  • Nhân viên/cổ đông/bên thứ ba: Ngoài việc giúp người tiêu dùng phân biệt các sản phẩm với nhau, các chiến lược xây dựng thương hiệu thành công cũng giúp nâng cao danh tiếng của công ty. Branding có thể ảnh hưởng đến nhiều người, từ người tiêu dùng đến nhân viên, nhà đầu tư, cổ đông, nhà cung cấp và nhà phân phối. Ví dụ, nếu bạn không cảm thấy thích hình ảnh của một thương hiệu, bạn sẽ không muốn gắn bó với doanh nghiệp này.

Branding bao gồm những yếu tố gì?

Nhiều người nghĩ rằng việc branding chỉ liên quan đến thiết kế logo, đặt tên thương hiệu… Nhưng trên thực tế, branding liên quan đến nhiều yếu tố hơn. Dưới đây là 4 yếu tố chính khi bạn xây dựng thương hiệu.

Yếu tố Brand Identity (Nhận diện thương hiệu)

Nhận diện thương hiệu là khía cạnh trực quan (biểu tượng hoặc hình minh họa) của một thương hiệu. Sau đây là một số bước bạn nên thực hiện để thiết lập nhận diện thương hiệu của mình.

Nhận diện thương hiệu là những đặc điểm bên ngoài để phân biệt các thương hiệu
Nhận diện thương hiệu là những đặc điểm bên ngoài để phân biệt các thương hiệu

Xác định nhiệm vụ thương hiệu

Hãy xác định điều này bằng cách đặt ra các câu hỏi như lý do ban đầu bạn thành lập công ty là gì, mục tiêu của công ty bạn là gì? Người tiêu dùng muốn biết những nhiệm vụ này để xác định được liệu thương hiệu của bạn có phù hợp với nhu cầu của họ hay không.

Xây dựng sự độc đáo của thương hiệu

Tìm ra giá trị độc đáo của bạn là điều khiến bạn khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Bạn cần xác định được cách thương hiệu của mình mang lại lợi ích cho khách hàng, cách bạn sẽ đáp ứng nhu cầu của khách hàng và điều gì làm cho những dịch vụ của bạn trở nên độc đáo.

Xây dựng hình ảnh trực quan cho thương hiệu

Các yếu tố hình ảnh của thương hiệu là yếu tố tạo nên bộ nhận diện thương hiệu. Để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu này, bạn cần xác định

  • Logo của thương hiệu.
  • Chọn màu sắc chủ đạo của thương hiệu.

Màu sắc khác nhau có ý nghĩa khác nhau và màu sắc bạn chọn cũng có thể có tác động đến tâm lý khách hàng Ví dụ, nhiều nhà hàng thức ăn nhanh sử dụng màu đỏ và vàng vì sự kết hợp màu sắc đó được cho là kích thích sự thèm ăn. 

Ngoài ra, cần sử dụng những màu sắc nhất quán cho thương hiệu của mình. Ví dụ, nếu bạn sử dụng logo màu xanh dương thì các màu sắc như ảnh bìa trang web, ảnh bao bì sản phẩm… cũng nên sử dụng màu xanh dương.

Tăng nhận diện thương hiệu

Bạn có thể tăng nhận diện thương hiệu bằng cách xây dựng một trang web, tạo nội dung được tối ưu hóa cho SEO, sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để thu hút người tiêu dùng tập trung vào bộ nhận diện thương hiệu của mình.

Yếu tố Brand Image (Hình ảnh thương hiệu)

Hình ảnh thương hiệu của bạn giống như danh tiếng của thương hiệu, nó đề cập đến cách khán giả cảm nhận thương hiệu và trải nghiệm của họ với các sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu. Nhiều người thường xuyên nhầm lẫn nhận diện thương hiệu và hình ảnh thương hiệu. 

Tuy nhiên, nhận diện thương hiệu là cách mà thương hiệu tự cảm nhận về mình, còn hình ảnh thương hiệu là cách khách hàng cảm nhận về họ. Có một số cách để duy trì và xây dựng hình ảnh thương hiệu như sau.

Hình ảnh thương hiệu cũng là một điểm cần lưu ý
Hình ảnh thương hiệu cũng là một điểm cần lưu ý

Truyền bá thông điệp thông qua PR

Sử dụng quan hệ công chúng để truyền bá thông điệp chính cũng như tin tức liên quan đến thương hiệu của bạn. Xây dựng các chiến dịch quảng cáo, ấn phẩm tuyên truyền… sẽ giúp bạn nâng cao nhận thức về thương hiệu của mình và những gì bạn đang làm, từ đó giúp cải thiện hình ảnh thương hiệu của bạn.

Xây dựng phương tiện truyền thông xã hội

Phương tiện truyền thông xã hội là một cách cực kỳ hiệu quả để xây dựng hình ảnh thương hiệu của bạn. Các phương tiện này có thể chia sẻ nội dung với người tiêu dùng, cập nhật cho người tiêu dùng những tin tức mới nhất và ra mắt sản phẩm, truyền bá nhận thức về thông điệp của bạn và tương tác với người tiêu dùng ở cấp độ cá nhân. 

Trên thực tế, bạn thậm chí có thể sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để giải quyết các bình luận tiêu cực của khách hàng.

Yếu tố Brand Culture (Văn hóa thương hiệu)

Văn hóa thương hiệu đề cập đến các giá trị cốt lõi của công ty bạn và cách bạn thực hiện các giá trị đó. Các doanh nghiệp luôn nhấn mạnh giá trị thường là “độ tin cậy” hoặc “sự trung thực”.
Tuy nhiên, hiện nay, khách hàng quan tâm hơn đến những giá trị cụ thể hơn. Ví dụ: Một thương hiệu mỹ phẩm tuyên bố văn hóa thương hiệu của mình là đề cao tính nhân văn, chỉ sử dụng các sản phẩm thuần chay và không thí nghiệm trên động vật. Như vậy, họ sẽ có những khách hàng thân thiết là những người yêu động vật.

Ý nghĩa của việc branding

Branding rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, công ty. Vậy branding sẽ mang đến những lợi ích như thế nào?

Branding giúp gia tăng giá trị doanh nghiệp

Kết quả của quá trình branding là xây dựng danh tiếng cho thương hiệu. Một doanh nghiệp có danh tiếng mạnh tức là có thương hiệu mạnh, từ đó chuyển thành giá trị của doanh nghiệp trên thị trường. Giá trị đó có thể là niềm tin của khách hàng, mức độ ảnh hưởng… 

Branding giúp thu hút khách hàng mới

Nếu doanh nghiệp có chiến lược xây dựng thương hiệu hiệu quả thì chính khách hàng chính là cầu nối giúp gia tăng doanh số bán hàng. Branding là một chiến lược nhằm nâng cao nhận thức của khách hàng, tăng sự tin tưởng và khiến họ tự nguyện lan truyền thông điệp của thương hiệu đến những người khác. Nhờ điều này, nhiều khách hàng mới sẽ tìm đến và chọn mua hay sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Việc này được gọi là quảng cáo truyền miệng.

Branding giúp thu hút khách hàng mới
Branding giúp thu hút khách hàng mới

Tăng niềm tự hào và sự hài lòng của nhân viên

Khi nhân viên làm việc cho một công ty có thương hiệu mạnh, họ hài lòng hơn với công việc của mình và tự hào hơn về công việc họ làm. Làm việc cho một thương hiệu uy tín và được khách hàng đánh giá cao cũng sẽ giúp nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên.

Tạo niềm tin trong thị trường

Danh tiếng của một thương hiệu là mức độ tin tưởng mà khách hàng có thể dành cho thương hiệu này. Khách hàng càng tin tưởng một thương hiệu, nhận thức của họ về nó càng tốt, khi đó bản thân thương hiệu này cũng sẽ được ưu tiên hơn. Ở những thị trường lớn, niềm tin đặc biệt quan trọng vì nó có thể tạo ra sự khác biệt giữa ý định (cân nhắc mua) và hành động (thực hiện mua hàng).

Có thể bạn quan tâm:

Case study là gì? Cách giải quyết case study đơn giản nhất

Benchmark là gì? Benchmark trong máy tính và lĩnh vực đầu tư, kinh doanh

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi branding là gì, branding bao gồm những gì. Branding là việc xây dựng thương hiệu của các công ty, doanh nghiệp. Nó có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp hiện nay. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về vấn đề này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *