Từ chỉ trạng thái là gì lớp 3? Đặc điểm cơ bản của từ chỉ trạng thái

Trong tiếng Việt, động từ bao gồm 2 loại: động từ chỉ trạng thái và động từ chỉ hoạt động. Vậy từ chỉ trạng thái là gì, loại từ này có những đặc điểm như thế nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu về từ chỉ trạng thái thông qua bài viết sau nhé.

Tìm hiểu khái niệm từ chỉ trạng thái là gì?

Từ chỉ trạng thái theo chương trình tiếng Việt lớp 3 định nghĩa là những từ chỉ sự vận động không thể nhìn thấy bên ngoài hoặc những hành động, sự vận động mà con người không thể kiểm soát được.

Từ chỉ trạng thái là những từ chỉ sự vận động không thể nhìn thấy được
Từ chỉ trạng thái là những từ chỉ sự vận động không thể nhìn thấy được

Ví dụ về từ chỉ trạng thái

  • Từ chỉ trạng thái thể hiện ý kiến ​​và niềm tin: tin, biết, suy nghĩ, ủng hộ… 
  • Từ chỉ trạng thái thể hiện cảm xúc: thích, yêu, ghét, cần, muốn, ước, sợ hãi… 
  • Từ chỉ trạng thái của các giác quan: nhìn, thấy, nghe, cảm nhận, ngửi… 
  • Từ chỉ trạng thái thể hiện sự sở hữu: có, sở hữu, thuộc về, kiểm soát… 

Đặc điểm của từ chỉ trạng thái là gì?

  • Từ chỉ trạng thái là những từ chỉ vận động diễn ra ở bên trong hoặc tự thân diễn ra mà không bị tác động nào từ các nhân tố bên ngoài, chỉ người trong cuộc mới cảm nhận được.
  • Các từ chỉ trạng thái (trạng thái tâm lý) : yêu, ghét, kính trọng, chán, thèm, hiểu… mang đặc điểm ngữ pháp của tính từ, có tính chất trung gian giữa động từ và tính từ.
  • Từ chỉ trạng thái thường mang một số đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa giống như tính từ. Vì vậy, một số từ chỉ trạng thái cũng có thể làm câu trả lời cho câu hỏi “Ai thế nào?”
  • Những từ này thường không thể kết hợp với từ “xong” trong câu.
  • Tùy theo ngữ cảnh trong câu mà từ chỉ trạng thái có thể là ngoại động từ hoặc nội động từ.

Từ chỉ hoạt động là gì?

Từ chỉ hoạt động là những từ chỉ sự vận động mà chúng ta có thể nhìn thấy, nhận ra bằng các giác quan. Đó có thể là sự vận động của con người, con vật, đồ vật, tự nhiên… Các từ chỉ hoạt động trong câu có thể kết hợp với từ “xong” để thể hiện sự vận động đã kết thúc (chơi xong, chạy xong, học xong…). Từ chỉ hoạt động thường được xếp vào nhóm ngoại động từ.

Từ chỉ hoạt động là những từ chỉ sự vận động nhìn thấy được
Từ chỉ hoạt động là những từ chỉ sự vận động nhìn thấy được

Ví dụ về những từ chỉ hoạt động như: nói, nhảy, hát, chạy, nấu, học tập… 

  • Lũ trẻ đang chăm chỉ học hành. (Học hành là từ chỉ hoạt động)
  • Mẹ tôi đang nấu ăn trong bếp. (Nấu ăn là từ chỉ hoạt động)
  • Con trâu đang cày ngoài ruộng. (Cày là từ chỉ hoạt động)

Phân biệt từ chỉ trạng thái và từ chỉ hoạt động

Thông qua hai khái niệm đã được nhắc đến ở trên, chúng ta có thể dễ dàng phân biệt từ chỉ trạng thái và từ chỉ hoạt động như sau:

  • Từ chỉ trạng thái: Không thể hiện ra bên ngoài, không thể cảm nhận bằng các giác quan.
  • Từ chỉ hành động: Có thể nhận biết được thông qua các giác quan của con người (như nghe, nhìn…)
Từ chỉ trạng thái và từ chỉ hoạt động có sự khác biệt nhất định với nhau 
Từ chỉ trạng thái và từ chỉ hoạt động có sự khác biệt nhất định với nhau

Xem thêm:

Ví dụ: “ Tôi kính trọng ông ấy vì ông ấy là người tài giỏi.” – “Kính trọng” ở đây là từ chỉ trạng thái vì nó chỉ cảm xúc, tình cảm, không thể cảm nhận được bằng các giác quan.

“Cậu ấy chạy nhanh thật đấy.” – “Chạy” ở đây là từ chỉ hoạt động vì nó thể hiện một sự vận động mà người khác có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

Bài viết đã trả lời cho câu hỏi từ chỉ trạng thái là gì đã được học ở chương trình Tiếng Việt lớp 3, đồng thời chỉ ra đặc điểm và cách phân biệt từ chỉ trạng thái với từ chỉ hoạt động. Từ chỉ trạng thái là một nhánh nhỏ của động từ, được sử dụng một cách phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn đã có thêm những kiến thức về loại từ vựng tiếng Việt này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *