Tư bản là gì? Chủ nghĩa tư bản là gì? Bản chất và hình thái

Tư bản là khái niệm được nhắc đến thường xuyên trong cuộc sống của con người. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ tư bản là gì? Chủ nghĩa tư bản là gì? Trong bài viết này hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về vấn đề này ngay sau đây nhé!

Tư bản là gì?

Khái niệm tư bản được nhìn nhận theo quan điểm ở các khía cạnh và góc nhìn khác nhau. Cụ thể như:

  • Theo Các Mác

Tư bản là quan hệ sản xuất của xã hội hay một giá trị để tạo ra được giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê. Trong đó thì nhà tư bản nắm giữ khả năng chi phối thị trường cùng với các giá trị thặng dư thông qua việc sử dụng nó gắn liền với tư liệu sản xuất. Còn người công nhân thì bán hàng hóa, sức lao động để mang đến thu nhập, được thể hiện thông qua tiền lương.

Tư bản - quan hệ sản xuất của xã hội
Tư bản – quan hệ sản xuất của xã hội
  • Trong kinh tế học

Tư bản thể hiện những quan tâm cũng như đo lường về tính chất, vật chất đối với sở hữu của cá nhân hoặc tạo ra bởi xã hội. Với quan điểm này thì người nắm giữ có thể được hiểu tương đương với nhà tư bản trong chủ nghĩa Mác.

Trong kinh tế học thì việc nhìn nhận về định nghĩa tư bản cũng hết sức đa dạng. Nó mang đến các nhận định khác nhau theo kinh tế, xã hội hay triết học.

  • Trong kinh tế học cổ điển

Tư bản chính là những hàng hóa sẵn có được sử dụng để làm yếu tố sản xuất. Đóng góp các giá trị để phục vụ cho sản xuất và có thể là bất cứ thứ gì mang đến giá trị. Bởi người lao động chính là tác nhân tác động nên các yếu tố sản xuất nên họ không được coi là hàng hóa. Và trong quan điểm này thì đất đai và người lao động không phải là yếu tố sản xuất.

Do đó tư bản chính là mọi thứ như tiền bạc, máy móc, công cụ lao động, nhà cửa, bản quyền, bí quyết…

  • Trong tài chính – kế toán

Tư bản được hiểu là các nguồn lực trong tài chính với vai trò là đảm bảo, duy trì hay bắt đầu một công việc kinh doanh nào đó. Đôi khi thì giá trị này còn được gọi là dòng tiền hay dòng luân chuyển vốn. Nguyên nhân là bởi nó đáp ứng cho các nhu cầu cụ thể trong đảm bảo hoạt động tài chính.

Chủ nghĩa tư bản là gì?

Khái niệm chủ nghĩa tư bản

Chủ nghĩa tư bản chính là một hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội mà trong đó phần lớn tài sản và tư liệu sản xuất đều thuộc về quyền sở hữu của tư nhân. 

Chủ nghĩa tư bản
Chủ nghĩa tư bản

Chủ nghĩa tư bản xuất hiện lần đầu tiên tại Châu Âu và nó được tính từ cuộc cách mạng tư sản Hà Lan vào giữa thế kỉ thứ XVI. Sau cuộc cách mạng Pháp cuối thế kỷ thứ XVII  thì nó đã lan ra khắp Châu Âu và thế giới.

Chủ nghĩa tư nhân khác với chủ nghĩa xã hội chính là ở hình thức sở hữu. Hình thức sở hữu của chủ nghĩa xã hội chính là sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất thì với chủ nghĩa tư bản lại là sở hữu tư nhân.

Bản chất của tư bản là gì?

Chủ nghĩa tư bản có 2 bản chất được thể hiện rõ nét nhất, đó là:

  • Sự bóc lột sức lao động

Bản chất này được thể hiện qua mối quan hệ giữa nhà tư bản và người lao động. Nói cách khác, nhà tư bản bóc lột người lao động làm thuê để chiếm đoạt giá trị thặng dư. Đây chính là cơ chế bóc lột chủ nghĩa tư bản dựa trên quan hệ giá trị. Mối quan hệ này đã che dấu sự bóc lột với cái vỏ bọc bên ngoài là sự tự do và bình đẳng. 

Bóc lột sức lao động
Bóc lột sức lao động

Mối quan hệ mua bán giữa nhà tư bản với người lao động chính là mua bán hàng hóa sức lao động. Đây là loại hàng hóa có giá trị và giá trị sử dụng khác hoàn toàn với hàng hóa thông thường.

Mặc dù nhà tư bản trả đủ giá trị sức lao động cho công nhân trên cơ sở là trao đổi ngang giá thì họ vẫn sẽ thu được phần giá trị dôi ra, được gọi giá trị trị thặng dư. Do không có vốn cũng như tư liệu sản xuất mà người lao động chỉ có thể bán đi hàng hóa sức lao động để có thể nhận được phần lợi ích.

Vậy nên, quy luật bóc lột đặc thù của phương thức sản xuất chủ nghĩa tư bản chính là bóc lột giá trị thặng dư.

  • Sự phân hóa xã hội sâu sắc

Chủ nghĩa tư bản phân hóa thành 2 giai cấp, đó là:

– Giai cấp thứ nhất chính là những nhà tư sản không trực tiếp tham gia lao động. Tuy nhiên, họ lại là người nắm giữ phần lớn các lợi ích vật chất. Giai cấp này không chỉ giàu có mà họ còn là giai cấp nắm quyền thống trị và áp bức đại đa số người trong xã hội.

Phân hóa xã hội
Phân hóa xã hội

– Giai cấp thứ hai chính là giai cấp người lao động, là người trực tiếp tạo ra mọi của cải trong xã hội. Những người này bán sức lao động của mình cho nhà tư sản nhưng giá trị họ nhận về lại thấp hơn với giá trị thực tế tạo ra. Đây cũng là giai cấp người lao động nghèo khổ, bị tước đi mọi quyền và bị áp bức, bóc lột.

Với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kỹ thuật thì các nhà tư bản lại tích cực tăng giá trị thặng dư. Điều này cũng dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn. Từ đó mà sự phân cực xã hội cũng ngày càng thể hiện sâu sắc trong hệ thống chủ nghĩa tư bản.

Hình thái của chủ nghĩa tư bản

  • Tư bản thương nghiệp

Tư bản thương nghiệp cũng là một bộ phận của tư bản công nghiệp. Nó được tách ra để làm nhiệm vụ bán hàng hóa với mục đích là mang đến hàng hóa cho người tiêu dùng. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa 

Thông qua hình thái này thì các nhà tư bản có thể dễ dàng thực hiện việc tìm kiếm các giá trị thặng dư trong thị trường.

Tư bản thương nghiệp
Tư bản thương nghiệp
  • Tư bản cho vay

Do tính chất của sản xuất kinh doanh nên đã tồn tại hình thái tư bản cho vay. Nhà tư bản sẽ đánh giá hoạt động của mình dựa trên các tiềm năng cũng như sự phù hợp với mối quan hệ hàng hoá – tiền tệ.

Khi mà chủ nghĩa tư bản đạt đến trình độ phát triển nào đó, xuất hiện việc thừa hoặc thiếu tiền. Nhu cầu thị trường cũng càng lớn thì lúc này càng cần có nhiều nguồn cung hơn. Vậy nên các nhà tư bản thể hiện nhu cầu cao hơn về vốn để có thể mở rộng sản xuất, đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường.

  • Vốn cổ phần

Đây chính là hình thức huy động vốn từ nhiều nhà tư bản khác nhau cùng hợp tác để sản xuất hay kinh doanh. Bộ phận tư bản này sẽ mang lại cho người chủ sở hữu khoản thu nhập của công ty. 

Hình thức vốn cổ phần
Hình thức vốn cổ phần

Các khoản thu nhập này là giá trị tăng lên sau khi sản xuất kinh doanh tương ứng với khoản vốn đã góp của các nhà tư bản. Phần giá trị tăng lên này gọi là lợi tức cổ phần – nguồn gốc từ giá trị thặng dư. Đây là khoản cần được phân chia phù hợp với cổ phần  hay nói cách khác là vốn góp của các nhà tư bản.

  • Kinh doanh nông nghiệp

Trong hình thức tư bản này lại tồn tại 3 giai cấp, đó là:

– Chủ đất: Là người cho nhà tư bản thuê để thực hiện kinh doanh khai thác lợi ích nông nghiệp. Chủ đất sẽ có thỏa thuận với nhà tư bản kinh doanh khi cho thuê để có được những lợi ích nhất định.

– Chủ tư bản kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp: Là người sẽ thuê mảnh đất của chủ đất để làm nông nghiệp. Đây chính là những người có vốn, có tư liệu sản xuất cũng như có khả năng lãnh đạo. Họ sẽ thuê công nhân làm việc và trả lương cho sức lao động của họ. Tư bản kinh doanh sẽ thu được phần lợi ích từ sản phẩm sau khi được bán đi.

– Công nhân nông nghiệp: Là người được tư bản kinh doanh nông nghiệp thuê về để làm việc. Họ làm việc theo như sự phân công của chủ tư bản kinh doanh nhằm mang lại lợi ích cho họ. Công nhân nông nghiệp cũng được nhận một khoản tiền từ sức lao động mà mình bỏ ra. 

Như vậy, bộ phận tư bản tồn tại dưới dạng giá trị ruộng đất của chủ đất sẽ mang lại cho chủ sở hữu phần thu nhập được gọi là địa tô.

Các khái niệm liên quan đến tư bản

Bán mình cho tư bản là gì?

Bán mình cho tư bản là một thuật ngữ được dùng để chỉ việc cá nhân hoặc là tổ chức đặt lợi ích cá nhân hoặc tư duy lợi ích trước mọi thứ khác, thường là trong việc tạo ra lợi nhuận.

Xuất khẩu tư bản là gì?

Xuất khẩu tư bản chính là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích là để chiếm đoạt giá trị thặng dư ở các nước nhập khẩu tư bản đó.

Tích lũy tư bản là gì?

Tích lũy tư bản hiểu đơn giản là sự chuyển hóa một bộ phận giá trị thặng dư trở lại thành tư bản. Nói cách khác, sau khi bán hàng thì lợi nhuận thu được sẽ giữ lại một phần để gộp với phần vốn ban đầu, phục vụ cho việc tái mở rộng sản xuất vào lần sau.

Chu chuyển tư bản là gì?

Chu chuyển tư bản là sự tuần hoàn của tư bản nếu như xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới, và nó sẽ lặp đi lặp lại không ngừng. Chu chuyển của tư bản nói lên được tốc độ vận động của tư bản cá biệt.

Có thể bạn quan tâm:

Nhận thức là gì? Ví dụ về nhận thức theo triết học Mác-Lênin

Duy ngã độc tôn là gì? Tìm hiểu triết lý sâu xa của duy ngã độc tôn

Trên đây là những thông tin liên quan đến tư bản và chủ nghĩa tư bản. Hiểu được các vấn đề cốt lõi của tư bản thì chúng ta sẽ dễ dàng tư duy logic để ứng dụng vào các hoạt động kinh doanh tương ứng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận ngay bên dưới nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *