Trí tuệ là gì? Hiểu “trí tuệ” theo quan điểm của Đạo Phật

Trí tuệ là thứ mà ai cũng mong muốn sở hữu. Tuy nhiên trí tuệ của mỗi người là khác nhau, được chia theo từng mức độ riêng biệt. Vậy bạn hiểu trí tuệ là gì? Người có trí tuệ là gì? Trí tuệ theo quan điểm của Đạo Phật là như thế nào?

Trí tuệ là gì?

  • Theo từ điển tiếng Việt

Trí tuệ được định nghĩa là phần suy nghĩ, tư duy của con người. Nó bao gồm các khả năng tưởng tượng, ghi nhớ, phê phán, lý luận, thu nhận tri thức… có thể tiến lên tới phát minh khoa học hay sáng tạo nghệ thuật. 

Trí tuệ của con người
Trí tuệ của con người

Có thể hiểu một cách đơn giản, trí tuệ là khả năng suy nghĩ và hành động sử dụng các kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết, ý thức chung và cái nhìn sâu sắc. Nó chính là kết quả của quá trình trao đổi hoạt động tri thức dựa trên nền tảng của lý trí. Tuy nhiên, trí tuệ lại không được nhận định theo bằng cấp mà nó được thể hiện thông qua tư duy sáng tạo của con người và nó mang nhiều cấp độ khác nhau.

Trước đây, con người đã từng cho rằng tri thức rất quan trọng nhưng cho đến nay thì tri thức không thể so được với trí tuệ. Vì suy cho cùng thì tri thức chỉ là nền tảng sơ khai ban đầu để rèn luyện trí tuệ mà thôi.

  • Trong từ điển tiếng Anh

Trí tuệ được định nghĩa là khả năng và năng lực phán đoán đúng đắn các vấn đề có liên quan đến cuộc sống, hành vi để từ đó đưa ra được những lựa chọn phù hợp có mục đích. Thậm chí, đó có thể là các vấn đề khai sáng, uyên bác, học hỏi.

Người có trí tuệ là gì?

Người có trí tuệ là người có khả năng quan sát mọi sự vật, sự việc đang diễn ra một cách rõ ràng và chính xác về bản chất, hình thức hay các tính chất khác tại từng thời điểm cụ thể diễn ra trong cuộc sống. 

Người có trí tuệ
Người có trí tuệ

Họ là người biết rất rõ những giá trị sẽ đem lại lợi ích cho bản thân mình. Và đương nhiên thì họ cũng biết rõ việc để có được những giá trị này thì cần phải đánh đổi cụ thể những gì (có thể là thời gian, vật chất hay tinh thần…). Để có thể giữ được sự sáng suốt khi quan sát và đánh giá mọi vật, mọi việc một cách khách quan và chính xác nhằm đưa ra các quyết định, hành động đúng đắn thì người có trí tuệ cần phải là người giữ được sự bình tâm một cách tự nhiên.

Trí tuệ là gì theo quan điểm của Đạo Phật?

Riêng đối với đạo Phật thì trí tuệ lại có ý nghĩa riêng. Trong đạo Phật thì trí tuệ là trí huệ bởi vì cùng một chữ Hán nên có thể đọc là “huệ” hoặc “tuệ”. Theo đó, chúng ta có thể hiểu Phật dạy về trí tuệ như sau:

Trí tuệ theo như quan điểm của Đạo Phật
Trí tuệ theo như quan điểm của Đạo Phật

Trí tuệ của đạo Phật không chỉ nhờ sự học tập, tích lũy kiến thức trong đời sống hằng ngày mà có được. Phật giáo đặt trọng tâm vào sự thành tựu của trí tuệ, đó chính là sự chứng ngộ chân lý của vạn pháp. Nhờ vào những kiến thức và tư duy đó để ứng dụng vào việc chuyển hoá thân tâm. Và hơn hết, khi nhắc đến đạo Phật thì không thể không nhắc đến Luật Nhân quả.

Đối với trí tuệ theo như quan điểm của đạo Phật cũng như vậy. Đức Phật có dạy phải giữ tâm khiêm, xem mình là tầm thường nhỏ bé, biết tích luỵ học hỏi, luôn lắng nghe và tôn trọng mọi người.

Mặc dù trong quá trình tích luỹ sẽ giúp cho chúng ta phát triển và tốt hơn nhưng Phật dạy rằng dù giỏi nhưng không được kiêu ngạo bởi vì kiến thức của chúng ta chỉ là hạt bụi giữa sa mạc. Cụ thể hơn về Luật Nhân quả đối với trí tuệ: Ngoài việc siêng năng học tập thì chúng ta cần phải làm phước để tạo công đức. Khi công đức đủ lớn, “nhân” tạo đủ nhiều thì “quả” sẽ là sự may mắn và trí tuệ cũng sẽ ngày càng được tích lũy nhiều hơn. Đó là những gì mà Đức Phật đã giảng dạy cho các phật tử của mình. 

Lưu ý: Trong các kinh phật được lưu truyền từ nhiều thời đại thì sẽ có những cách hiểu về trí tuệ khác nữa. Nguyên nhân là bởi nó được dịch từ tiếng Hán sang tiếng Việt nên ngữ nghĩa cũng sẽ có sự khác đi. Tuy nhiên, những điểm khác biệt vẫn không đáng kể bởi vì chung quy lại thì Đức Phật cũng chỉ nói về trí tuệ với những điều cơ bản ở trên.

Một số khái niệm liên quan đến “trí tuệ”

Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Theo khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019) thì quyền sở hữu trí tuệ chính là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ. Nó bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Tài sản trí tuệ là gì?

Tài sản trí tuệ là những sản phẩm do trí tuệ của con người sáng tạo ra thông qua hoạt động tư duy, sáng tạo của mình trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Loại tài sản này không xác định được do đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị lớn bởi vì có khả năng sinh ra lợi nhuận.

Khuyết tật trí tuệ là gì?

Khuyết tật trí tuệ hay thiểu năng trí tuệ là một loại bệnh lý gây ra bởi các yếu tố có liên quan đến gen và môi trường. Từ đó dẫn đến sự suy giảm chức năng nhận thức và xã hội.

Toán trí tuệ là gì?

Toán trí tuệ là một chương trình giáo dục đầy tiềm năng, được xây dựng nhằm khơi dậy cũng như phát triển toàn diện trí tuệ của trẻ. Chương trình này sử dụng các con số là công cụ chính để phát triển cả 2 bán cầu não. Từ đó tạo ra sự cân bằng và phát triển toàn diện cho tư duy của trẻ.

Có thể bạn quan tâm:

Duy ngã độc tôn là gì? Tìm hiểu triết lý sâu xa của duy ngã độc tôn

Ấu trĩ là gì? Biểu hiện của người có suy nghĩ ấu trĩ

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến trí tuệ là gì cũng như quan điểm của Đạo Phật về trí tuệ. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có được những thông tin thú vị, bổ ích!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *