Thường biến là gì? Nguyên nhân, vai trò và đặc điểm của thường biến

Thường biến là một phần kiến thức vô cùng quan trọng trong nội dung Sinh học lớp 9. Vậy, thường biến là gì? Hãy cùng muahangdambao.com chúng tôi khám phá nội dung bài viết sau để hiểu rõ hơn về khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân và vai trò của thường biến.

Thường biến là gì? Cho ví dụ

Thường biến dùng để chỉ những sự biến đổi về kiểu hình của cá thể dưới tác động ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường sống. Sự biến đổi này phụ thuộc vào môi trường và kiểu gen. Tuy nhiên trong thực tế, thay đổi phụ thuộc vào kiểu gen không gây ra quá nhiều ảnh hưởng.

Thường biến là hiện tượng có lợi cho các loài sinh vật
Thường biến là hiện tượng có lợi cho các loài sinh vật

Ví dụ: 

+ Cây lúa khi có nhiều nước thì lá xanh và cây phát triển, khi khô hạn thì thân cây nhỏ, lá dần ngả màu vàng và phát triển kém hơn.

+ Cây hoa súng trồng ngập trong nước thường có lá nhỏ và nhọn, nổi trên mặt nước thì lá to và tròn.

+ Cây rau muống trồng ở nơi nhiều nước có thân cây to, lá xanh mơn mởn; còn khi trồng ở nơi ít nước thì lá cây hơi ngả màu vàng và thân cây nhỏ.

+ Loài cáo tuyết Bắc cực có lông màu trắng, vào mùa tuyết tan màu lông sẽ chuyển sang màu nâu.

+ Gấu Bắc cực thường ngủ trong các tháng mùa đông.

Nguyên nhân gây ra thường biến là gì?

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thường biến là do tác động trực tiếp của điều kiện của môi trường làm biến đổi kiểu hình nhưng không bị biến đổi về kiểu gen.

Thời tiết chính là lý do gây ra hiện tượng thường biến
Thời tiết chính là lý do gây ra hiện tượng thường biến

Tính chất, đặc điểm của thường biến là gì?

Hiện tượng thường biến có những đặc điểm sau đây:

– Không có tính di truyền là do một đặc điểm khác biệt giữa thường biến và đột biến, đột biến có thể di truyền được cho thế hệ sau nhưng thường biến lại không thể.

– Có sự tương thích với điều kiện môi trường dẫn đến biến đổi đồng loạt theo một hướng cụ thể.

– Không có sự liên quan đến biến đổi kiểu gen.

– Thường biến có đặc điểm là những biến đổi ở kiểu hình sẽ phát sinh trong đời sống của cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

– Xuất hiện những biến đổi trong kiểu hình và không biến đổi trong vật chất di truyền (ADN và NST).

– Thường biến diễn ra đồng loạt, có định hướng cụ thể, tương ứng với các điều kiện ngoại cảnh.

Thường biến có tính đồng loạt, phù hợp với điều kiện môi trường
Thường biến có tính đồng loạt, phù hợp với điều kiện môi trường

– Giúp cho các sinh vật có thể thích nghi với điều kiện môi trường thay đổi một cách nhanh chóng. Đây cũng là một trong những đặc điểm khác với đột biến khi mà đột biến hầu như đều gây hại cho sinh vật, gây biến đổi gen và làm biến đổi kiểu hình.

– Thường biến không phải là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn giống.

Vai trò của thường biến là gì?

Nhìn chung, hiện tượng thường biến thường có lợi bởi những lý do sau đây:

– Thường biến giúp các loại thực vật và động vật thích nghi với môi trường luôn thay đổi, có lợi cho bản thân của sinh vật. Thường biến trên thực tế là loại biến dị diễn ra đồng loạt theo cùng một hướng xác định đối với một nhóm cá thể có cùng chung một kiểu gen. Đồng thời, những cá thể này đều sống trong một môi trường có điều kiện giống nhau.

– Không di truyền các đặc điểm xấu sang dòng F2. Thường biến không có yếu tố di truyền nên nó sẽ không làm ảnh hưởng đến các thế hệ sau, đây là một ưu điểm lớn của thường biến so với đột biến.

Thường biến không gây hại cho các dòng F2
Thường biến không gây hại cho các dòng F2

– Có sự biến đổi vật chất di truyền, biến đổi kiểu hình nhưng không làm biến đổi gen. So sánh thường biến với đột biến cũng chỉ ra rằng hiện tượng thường biến không di truyền do không biến đổi về kiểu gen. Tuy nhiên, nhờ có sự thay đổi của thường biến mà cơ thể sẽ có được sự linh hoạt hơn trong phản ứng về kiểu hình. Đồng thời, nó còn đảm bảo sự thích ứng trước những thay đổi nhất thời hoặc theo chu kỳ tự nhiên của điều kiện môi trường.

Sự khác biệt cơ bản giữa đột biến và thường biến là gì?

– Giống nhau:

Đều là những biến dị làm biến đổi kiểu hình của các loài sinh vật, tạo nên sự đa dạng và phong phú cho hệ thống sinh vật học.

Thường biến và đột biến là hai hiện tượng hoàn toàn khác nhau
Thường biến và đột biến là hai hiện tượng hoàn toàn khác nhau

– Khác nhau: 

Thường biến Đột biến
– Là những biến đổi về kiểu hình và không biến đổi trong vật chất di truyền (ADN và NST).

– Chịu tác động trực tiếp của môi trường sống xung quanh.

– Diễn ra đồng loạt, có định hướng rõ ràng, tương ứng với các điều kiện thời tiết ngoại cảnh.

– Không có khả năng di truyền.

– Hoàn toàn có lợi cho sinh vật.

– Không phải nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên cũng như chọn giống.

– Là những biến đổi về ADN, NST từ đó dẫn đến biến đổi về kiểu hình.

– Chịu tác động của môi trường bên ngoài và rối loạn trao đổi chất ở tế bào cơ thể.

– Biến đổi riêng lẻ, từng cá thể một, không đồng loạt mà gián đoạn, vô hướng.

– Có khả năng di truyền đặc điểm xấu sang cho thế hệ sau.

– Đa số có hại cho sinh vật, tuy nhiên cũng có khi có lợi.

– Là nguồn nguyên liệu chính cho quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn giống.

Có thể bạn quan tâm:

Lai phân tích là gì? Ý nghĩa và mục đích của phép lai phân tích

Đồng hóa là gì? Dị hóa là gì? Phân biệt đồng hóa và dị hóa

Trên đây là những khái niệm, thông tin có liên quan đến thường biến trong sinh học. Hy vọng sẽ giúp các em học sinh hiểu hơn về hiện tượng thường biến, nguyên nhân, vai trò và đặc điểm của thường biến để từ đó nhận biết các sinh vật học thường biến cũng như học tập tốt môn sinh học.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *