Nợ công là gì? Tìm hiểu nợ công theo quy định của Việt Nam

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phát triển ngày càng mạnh mẽ và có nhiều chuyển biến khó lường thì nợ công đã trở thành vấn đề nóng được nhiều người quan tâm. Vậy thì nợ công là gì? Mọi thắc mắc của bạn về chủ đề này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết sau.

Khái niệm nợ công là gì?

  • Một cách khái quát nhất, có thể hiểu đơn giản nợ chính phủ, nợ công hoặc nợ quốc gia là tổng giá trị những khoản tiền mà Chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương cho đến địa phương đi vay nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách. Chính vì thế, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế tính đến một thời điểm bất kỳ nào đó. 
Nợ công là mối quan tâm của nhiều quốc gia hiện nay
Nợ công là mối quan tâm của nhiều quốc gia hiện nay
  • Nợ công là gì theo Wikipedia? Theo Wikipedia thì nợ công là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đã đi vay.

Các loại nợ công theo quy định pháp luật của Việt Nam

Theo Điều 4 của Luật Quản lý nợ công năm 2017 thì Nợ công bao gồm các loại như sau:

Nợ Chính phủ

– Nợ này do Chính phủ phát hành công cụ nợ.

– Nợ do Chính phủ ký kết thỏa thuận vay trong nước và nước ngoài.

– Nợ của ngân sách trung ương vay từ quỹ dự trữ tài chính Nhà nước, ngân quỹ Nhà nước, quỹ tài chính Nhà nước nằm ngoài ngân sách.

Nợ đã được Chính phủ bảo lãnh

– Nợ của doanh nghiệp đã được Chính phủ bảo lãnh.

– Nợ của ngân hàng chính sách của Nhà nước đã được Chính phủ bảo lãnh.

Nợ của chính quyền địa phương

– Nợ do phát hành trái phiếu của chính quyền tại địa phương.

– Nợ do vay lại vốn vay của quỹ ODA, vay ưu đãi nước ngoài.

– Nợ của ngân sách địa phương vay vốn từ ngân hàng chính sách của Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, ngân quỹ Nhà nước và các khoản vay khác theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước.

Các loại nợ công được phân thành 3 loại khác nhau
Các loại nợ công được phân thành 3 loại khác nhau

Nguyên tắc về quản lý nợ công theo quy định Việt Nam

Việc quản lý nợ công được thực hiện dựa theo các nguyên tắc theo quy định tại Điều số 5 Luật Quản lý nợ công năm 2017, cụ thể như sau:

  • Nhà nước sẽ quản lý thống nhất về nợ công, bảo đảm việc thực thi trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý nợ công.
  • Kiểm soát chặt chẽ các khoản chỉ tiêu an toàn nợ công, đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững và ổn định kinh tế vĩ mô.
  • Việc thực hiện các đề xuất, thẩm định, phê duyệt chủ trương vay, đàm phán, ký kết thỏa thuận vay và phát hành công cụ nợ; phân bổ cũng như sử dụng vốn vay phải đúng mục đích, đem lại hiệu quả. Vay cho bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước sẽ chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.
Việc quản lý nợ công phải tuân theo quy định của Luật quản lý nợ công 2017
Việc quản lý nợ công phải tuân theo quy định của Luật quản lý nợ công 2017
  • Bên vay, bên vay lại và đối tượng được Chính phủ bảo lãnh sẽ phải chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ, đúng hạn những nghĩa vụ liên quan đối với khoản vay, khoản vay lại, khoản vay đã được Chính phủ bảo lãnh. Không chuyển khoản nợ vay lại vốn vay từ nguồn ODA, vay ưu đãi nước ngoài, nợ được Chính phủ bảo lãnh thành vốn cấp phát ngân sách của Nhà nước.
  • Đảm bảo sự chính xác, tính đúng, tính đủ nợ công; công khai, minh bạch trong việc quản lý nợ công và gắn chúng với trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý nợ công.

Giải đáp ý nghĩa của một số thuật ngữ khác liên quan đến nợ công

Trần nợ công là gì?

Trần nợ công hay trần nợ quốc gia (tiếng Anh: debt ceiling) là giới hạn mà chính phủ của một quốc gia có thể vay thông qua các tín phiếu và trái phiếu để chi trả cho nghĩa vụ tài chính của mình. Phần nợ này sẽ phát sinh khi nguồn thu (chủ yếu từ thuế) của chính phủ không đủ để có thể đáp ứng mọi nhu cầu chi tiêu.

Trần nợ công là một trong những vấn đề nóng của Mỹ
Trần nợ công là một trong những vấn đề nóng của Mỹ

Nâng trần nợ công là gì?

Có thể hiểu đơn giản, mỗi khi khối nợ của chính phủ đạt đến mức trần thì việc tăng trần nợ công sẽ được đưa ra bỏ phiếu tại Quốc hội và cần phải đạt được sự ủng hộ của cả Thượng viện lẫn Hạ viện.

Vỡ nợ công là gì?

Vỡ nợ công hay vỡ nợ quốc gia (tiếng Anh: sovereign default) là việc chính phủ của một quốc gia có chủ quyền nào đó không hoàn trả đầy đủ các khoản nợ của mình khi đến hạn.

Việc ngừng các khoản thanh toán có kỳ hạn hay các khoản phải thu có thể sẽ đi kèm với tuyên bố chính thức của chính phủ rằng họ sẽ không thanh toán hoặc chỉ chi trả một phần các khoản nợ của mình.

Khủng hoảng nợ công là gì?

Khủng hoảng nợ công là những vấn đề về tài chính và kinh tế xảy ra do các quốc gia đã mất khả năng trả các khoản nợ của Chính phủ hoặc các khoản nợ do Chính phủ bảo lãnh.

Khủng hoảng nợ công Hy Lạp gây ảnh hưởng lên toàn bộ nền kinh tế châu Âu
Khủng hoảng nợ công Hy Lạp gây ảnh hưởng lên toàn bộ nền kinh tế châu Âu

Quản lý nợ công là gì?

Quản lý nợ công là một quá trình xây dựng và thực thi chiến lược huy động, quản lý sử dụng nợ công nhằm huy động các nguồn lực tài chính cần thiết với mức chi phí thấp nhất trong trung cũng như dài hạn, có mức độ rủi ro thận trọng.

Có thể bạn quan tâm:

Tất toán là gì? Các hình thức tất toán và có bị mất phí tất toán không?

Quyết toán là gì? Các vấn đề trong quyết toán bạn cần biết

Hy vọng với bài viết này, muahangdambao.com đã phần nào giúp bạn đọc hiểu được nợ công là gì và những quy định liên quan đến nợ công theo pháp luật của Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *