Nhân sinh là gì? Tìm hiểu về triết lý nhân sinh, kiếp nhân sinh

Nhân sinh hay nhân sinh quan là khái niệm quen thuộc trong phạm trù triết học chỉ cuộc sống của con người. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ nhân sinh là gì? Nhân sinh trong Triết học và Phật giáo là gì? Tất cả những điều này sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây!

Nhân sinh là gì?

Theo như Từ điển tiếng Việt thì “nhân sinh” được hiểu là “cuộc sống của con người”. Ý nghĩa này được xác định dựa trên việc cắt nghĩa 2 chữ cái cấu tạo nên từ. Cụ thể:

  • Trong từ điển từ và ngữ Việt Nam đã giải nghĩa “nhân” chính là người và “sinh” chính là sự sống. Vậy nên sự sống của con người đang được nhắc đến và được bàn luận thông qua từ “nhân sinh”.
  • Theo tiếng Hán thì “nhân” là người và “sinh” là sống. Chính vì vậy mà “nhân sinh” chính là cuộc sống của con người.
Nhân sinh được hiểu là “cuộc sống của con người”
Nhân sinh được hiểu là “cuộc sống của con người”

Dù được hiểu theo cách giải thích nào đi chăng nữa thì chúng ta đều thấy nó dẫn đến cuộc sống, sự sống của con người. Tuy nhiên, đây không đơn giản là việc duy trì sự sống sinh học mà nó còn nhắc đến cảm xúc hay chất lượng của cuộc sống đó.

Nhân sinh quan là gì?

Tương tự như khái niệm nhân sinh, nhân sinh quan cũng được định nghĩa dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau: 

  • Theo như từ điển tiếng Việt thông dụng thì “nhân sinh quan” là quan niệm về cuộc đời, thành một hệ thống bao gồm có lẽ sống, lý tưởng hoặc là lối sống… 
  • Theo như từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học thì “nhân sinh quan” là quan niệm thành hệ thống về cuộc đời, về ý nghĩa cũng như là mục đích sống của con người.
Nhân sinh quan
Nhân sinh quan

Vậy nên nhân sinh quan chính là một vấn đề quan trọng đối với mỗi con người, là toàn bộ những kinh nghiệm, là cách nhìn nhận chung nhất về cuộc sống của con người. Nó cũng là tư tưởng chủ đạo xuyên suốt mục tiêu và hành động của con người. Bên cạnh đó thì nhân sinh quan còn là nguồn gốc của mọi suy nghĩ, hành vi và chi phối các hoạt động của con người trong đời sống. Nói một cách ngắn gọn thì nó chính là cách người ta nhìn cuộc đời hay là cái đạo làm người của người ta.

Như vậy việc nghiên cứu về nhân sinh quan chính là nghiên cứu về tư tưởng, thái độ và hành vi của đời sống con người. Mỗi thời đại khác nhau thì con người cũng sẽ tương ứng với một nhân sinh quan hoàn toàn khác nhau bởi vì nhân sinh quan luôn đồng hành cùng với sự phát triển của thời đại.

Nhân sinh quan trong Triết học

Nhân sinh quan chính là một trong những bộ phận của thế giới quan. Nó bao gồm những quan niệm về cuộc sống của con người như: Lẽ sống của con người là gì? Mục đích, ý nghĩa và giá trị sống của con người? Con người nên sống làm sao cho xứng đáng?… Trả lời được những câu hỏi đó chính là vấn đề của nhân sinh quan.

Khác với động vật, bất kỳ con người nào thì cũng có quan niệm của mình về cuộc sống. Xét ở đời thường thì nó chính là nhân sinh quan tự phát. Các nhà tư tưởng đã khái quát những quan điểm đấy, nâng chúng lên thành lý luận và tạo ra một nhân sinh quan tự giác, mang đầy đủ tính nguyên lý triết học.

Nhân sinh quan trong Triết học - Triết lý nhân sinh
Nhân sinh quan trong Triết học – Triết lý nhân sinh

Chính vì vậy, nhân sinh quan sẽ phản ánh sự tồn tại của xã hội loài người. Nội dung cụ thể là biểu hiện những nhu cầu, khát vọng, lợi ích hay hoài bão của con người trong mỗi chế độ xã hội cụ thể. Trong xã hội có giai cấp thì nhân sinh quan cũng sẽ có tính giai cấp. Khi nó phản ánh đúng khuynh hướng khách quan của lịch sử thì nó sẽ là nhân tố mạnh mẽ trong việc cải tạo xã hội hợp lý. Nếu như phản ánh không đúng thì nó đương nhiên sẽ có tác dụng ngược lại, gây cản trở sự phát triển của xã hội.

Chủ nghĩa Mác chính là khoa học về những quy luật cho sự phát triển trong lịch sử. Vì vậy nó chỉ rõ hoạt động của con người có tác dụng cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội. Qua đó có thể tự cải tạo, tự nâng lên và đó cũng chính là nhân tố quyết định đến sự tiến bộ của xã hội. 

Sứ mệnh cao cả của mỗi con người chúng ta chính là thúc đẩy cho xã hội phát triển tốt hơn thông qua những hoạt động lao động, sáng tạo cũng như cải tạo xã hội. Tất cả sẽ đem đến một xã hội tốt đẹp, tự do, ấm no và hạnh phúc.

Nhân sinh quan trong Phật giáo

Xét về nguồn gốc thì nhân sinh quan Phật giáo được hình thành cũng như phát triển gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của Phật giáo trên cơ sở tiền đề kinh tế, chính trị, xã hội và tiền đề tư tưởng văn hóa Ấn Độ cổ đại TCN. Bên cạnh đó thì nó còn xuất phát từ tấm lòng từ bi, cứu khổ cứu nạn, giải thoát con người trước những nỗi khổ trầm luân.

Nhân sinh quan trong Phật giáo - Kiếp nhân sinh
Nhân sinh quan trong Phật giáo – Kiếp nhân sinh

Nhân sinh quan trong Phật giáo sẽ là một hệ thống các quan niệm, quan điểm của Phật giáo về nguồn gốc, bản chất cũng như là cấu tạo của con người. Chi phối cũng như định hướng mục tiêu, thái độ sống và giá trị sống của con người. Mục đích cuối cùng của Phật giáo đó chính là giải thoát con người ra khỏi kiếp khổ trầm luân hay kiếp nhân sinh. 

Do vậy triết lý nhân sinh nếu xét dưới góc độ giải thoát con người thì sẽ là giá trị cơ bản của hệ thống giáo lý trong nhà Phật. Đức Phật đã nhìn rõ được sự đau khổ của đời sống con người, giúp cho con người có thể nhận biết và để giải thoát nỗi khổ. Tuy nhiên muốn thoát được khổ thì con người chúng ta phải tự phấn đấu, tự tu tâm chứ không nên cầu mong vào một ai khác cả.

>>> Nhân cách là gì? Đặc tính, cấu trúc của nhân cách con người

Trên đây là những thông tin có liên quan đến nhân sinh là gì. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có được thêm những kiến thức bổ ích. Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *