Năm nhuận là năm có 366 ngày theo lịch dương và 13 tháng theo âm lịch. Vậy, năm nhuận là gì? Cách tính năm nhuận như thế nào? Mấy năm nhuận một lần?…Tất cả sẽ được muahangdambao.com giải đáp chi tiết trong nội dung dưới đây.
Năm nhuận là gì?
Như bạn đã biết, một năm sẽ có 12 tháng tương đương với 365 ngày. Khi một năm có số ngày tăng lên hoặc số tháng tăng lên (theo lịch dương hoặc âm lịch) thì có nghĩa năm đó là năm nhuận. Trong năm nhuận sẽ có ngày nhận, tháng nhuận. Cụ thể:
-
Năm nhuận theo âm lịch: Là năm có thêm 1 tháng. Có nhiều nước ở Châu Á như Việt Nam, Nhật Bản,..rất coi trong năm nhuận âm lịch.
- Năm nhuận dương lịch: Là những năm có thêm một ngày vào tháng 2, nghĩa là tháng 2 sẽ có 29 ngày. Năm nhuận dương lịch được hầu hết các quốc gia trên thế giới sử dụng.
Hiểu một cách đơn giản và dễ nhớ nhất, năm nhuận là năm có 366 ngày theo lịch dương và 13 tháng theo lịch âm.
Mấy năm nhuận một lần? Bao nhiêu năm nhuận 1 lần?
Như thông tin đã cập nhật ở trên, năm nhuận dương lịch là năm có 366 ngày và năm nhuận âm lịch sẽ có 13 tháng. Để biết mấy năm nhuận 1 lần quý bạn đọc hãy theo dõi nội dung dưới đây mà muahangdambao.com đã tổng hợp.
Năm nhuận theo dương lịch
Dương lịch là lịch được tính theo thời gian Mặt Trời. Thời gian Trái Đất quay tròn một vòng quanh Mặt Trời là 356 ngày 6 giờ. Khi lấy nguyên số dương là 356 thì một năm sẽ có 365 ngày. Như vậy, một năm dương lịch sẽ thừa 6 giờ, lũy kế sau 4 năm sẽ thừa 24 giờ tương ứng với một ngày. Ngày nhuận sẽ được quy ước vào ngày 29 tháng 2, cứ 4 năm dương lịch sẽ có một năm nhuận với 366 ngày.
Năm nhuận theo âm lịch
Lịch âm hay âm lịch là loại tính được tính dựa theo Mặt Trăng. Một tháng tính theo Mặt Trăng trung bình sẽ có 29,5 ngày. Vậy nên, một năm âm lịch sẽ có 354 ngày, ngắn hơn năm dương lịch 11 ngày. Như vậy, cứ 3 năm âm lịch lại ngắn hơn dương lịch 33 ngày.
Để cân bằng thời gian giữa năm dương lịch và âm lịch thì cứ 3 năm âm lịch lại thêm một tháng nhuận. Dù vậy, dương lịch vẫn nhanh hơn âm lịch. Điều này được khắc phục bằng cách cứ 19 năm lại có một lần cách 2 năm có thêm một tháng nhuận.
Trong 19 năm dương lịch sẽ có 228 tháng tương ứng với 235 tháng âm lịch, thừa 7 tháng so với năm dương lịch được gọi là 7 tháng nhuận. 7 tháng trước đó được quy ước vào các năm thứ 3, 6, 9 hoặc 8, 11, 14, 17, 19 của chu kỳ 19 năm.
Cách tính năm nhuận
Cách tính năm nhuận không quá khó như bạn vẫn nghĩ, dưới đây là cách tính đơn giản và dễ hiểu nhất.
Cách tính năm nhuận dương lịch
Để tính năm nhuận dương lịch bạn lấy số năm chia hết cho 4. Nếu chia hết cho 4 thì năm dương lịch đó sẽ là năm nhuận. Trường hợp những năm tròn thế kỷ (có 2 số 00 ở cuối) thì sẽ lấy số năm chia cho 400. Nếu như chia hết cho 400 thì năm đó là năm nhuận.
Ví dụ:
- Năm 2000, 2020, 2024, 2400 là năm nhuận
- Năm 2021 không phải là năm nhuận
Cách tính năm nhuận âm lịch
Khi muốn tính năm nhuận âm lịch ta lấy số năm dương lịch chia cho 19. Nếu chia hết cho 19 hoặc có số dư là 3, 6,9,11, 14, 17 thì năm âm lịch đó là năm nhuận và có cả tháng nhuận.
Ví dụ: Năm 2023, 2025, 2028, 2031, 2033, 2036, 2039, 2042, 2044, 2047, 2050 là năm nhuận theo âm lịch.
Làm sao để biết nhuận tháng mấy âm lịch?
Trong năm nhuận âm lịch, tháng nhuận là tháng không có ngày Trung Khí. Một năm có 12 Trung khí gồm có Xuân phân, Cốc vũ, Tiểu mãn, Hạ chí, Đại thử, Xử thử, Thu phân, Sương giáng, Tiểu tuyết, Đông chí, Đại hàn, Vũ thủy. Nếu nhiều tháng trong năm nhuận không có ngày Trung khí thì tháng đầu tiên sau Đông Chí sẽ là năm nhuận. Tuy nhiên, tháng sau tháng Giêng đầu năm và tháng Chạp cuối năm cũng không được lấy làm tháng nhuận âm lịch
Một số điều bạn chưa biết về năm nhuận
Cách tính ngày thôi nôi năm nhuận
Ngày cúng thôi nôi cho các bé được tính theo ngày âm. Ngày cúng là ngày trước sinh nhật của bé 1 ngày đối với bé trai và 2 ngày đối với bé gái. Nếu như sinh vào năm nhuận thì cách tính ngày thôi nôi sẽ khác so với những năm bình thường. Thay vì lùi lại một ngày thì sẽ lùi lại một tháng.
Năm nhuận kép là gì?
Đây là thắc mắc của không ít người. Năm nhuận kép là những năm chia hết cho 3328.
Cúng giáp năm (giỗ đầu) cho người chết năm nhuận như thế nào?
Theo phong tục thờ cúng, ngày giỗ đầu được tính là ngày mất của người thân qua đời tròn đúng 1 năm. Dù là tháng đủ hay tháng thiếu thì cũng tính ngày cúng giỗ đầu phải giáp năm, nghĩa là 12 tháng. Tuy nhiên nếu năm mất là năm nhuận thì ngày cúng giỗ đầu phải tính lùi về trước 1 tháng.
Ví dụ: Năm 2020 nhuận 2 tháng 6, người thân mất vào 20/2/2020 thì ngày cúng giáp đầu sẽ vào ngày 20/1/2021.
Năm nhuận có bốc mộ được không?
Có rất nhiều người quan niệm, năm nhuận, tháng nhuận không nên bốc mộ hay làm bất cứ điều gì. Theo Đại đức Thích Thanh Hùng (Trưởng ban Trị sự Phật giáo huyện Nam Trực – Nam Định cho biết, dù lịch âm hay dương thì bản chất của năm nhuận là để đồng bộ, thống nhất giữa năm trên lịch và năm thiên văn hay năm thời tiết. Đây là cách hiệu chỉnh để đảm bảo đúng với sự lặp lại của các mùa, quy luật thời tiết. Do đó, năm nhuận, tháng nhuận không ảnh hưởng đến việc xây mồ mả, xem ngày để động thổ, khởi công, sửa chữa, lập gia thất,…
Có thể bạn quan tâm:
Giải đáp: 1 năm có bao nhiêu tuần, bao nhiêu ngày, giờ, phút…
Với các thông tin có trong bài viết “Năm nhuận là gì? Mấy năm nhuận một lần? Cách tính năm nhuận” hy vọng sẽ giúp ích bạn. Truy cập muahangdambao.com để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác.