Kinh nghiệm đi chùa Hà cầu duyên từ A → Z cho người mới

Nằm ẩn mình trong một ngõ nhỏ của Hà Nội, chùa Hà không chỉ là một địa điểm thu hút hàng trăm ngàn phật tử tới dâng lễ, dâng hương xin quẻ cầu duyên, cầu an mỗi năm. Do đó, để giúp bạn không bị bỡ ngỡ khi lần đầu đến chùa Hà cầu duyên, chúng tôi đã tổng hợp những kinh nghiệm và thông tin quan trọng nhất về chùa Hà trong bài viết dưới đây, mời bạn theo dõi!

Lịch sử chùa Hà

Chùa Hà hay còn được biết đến với tên gọi khác như Thánh Đức Tự, là ngôi chùa được vua Lê Thánh Tông xây dựng nhằm tưởng nhớ các vị đại thần như Đinh Liệt, Nguyễn Trãi,… Theo đó, cùng với đình Bối Hà – nơi thờ Đô thống nguyên soái Triệu Chí Thành đã tạo nên một cụm di tích Đình – Chùa Hà vô cùng độc đáo và nổi tiếng.

Chùa Hà - Ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội
Chùa Hà – Ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội

Tương truyền rằng, chỉ cần tới chùa Hà khi lẻ bóng chắc chắn sẽ có đôi trong một thời gian ngắn, thậm chí là ngay lập tức. Thế nên, đây cũng chính là lý do ngày càng nhiều bạn trẻ tới chùa Hà cầu duyên, cầu bình an trong những ngày cận Tết.

Địa điểm: Ngõ 86, phố chùa Hà, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

Đi chùa Hà cầu duyên có thiêng hay không?

Tính tới thời điểm hiện tại, chưa có thông tin xác thực về việc đi chùa Hà cầu duyên có thiêng hay không, có linh ứng với từng người hay không. Thế nhưng, đã có rất nhiều câu chuyện “cầu được ước thấy” của nhiều bạn trẻ chia sẻ trên mạng xã hội, khiến người ta lại càng tò mò về ngôi chùa cổ kính này. 

Do đó, nếu muốn chứng thực thông tin trên có đúng với mình hay không, tại sao bạn không thử trải nghiệm đi cầu duyên tại chùa Hà một lần trong đời? Nếu may mắn thì khi về hết cô đơn lẻ bóng, nếu không may mắn, chẳng phải ta cũng đã được đến một địa điểm tham quan có tiếng rồi hay sao? 

Xem thêm: Du lịch chùa Tây Phương – Đệ nhất cổ tự của Hà Nội có gì?

Nên đi chùa Hà cầu duyên vào thời điểm nào?

Chùa Hà thường mở cửa từ sáng sớm tới 6h tối mỗi ngày, thế nên bất cứ ngày nào trong tháng bạn cũng có thể tới chùa Hà để cầu duyên. 

Thông thường, người ta sẽ chọn ngày rằm hoặc mùng 1 hàng tháng để đi lễ, tuy nhiên theo quan sát của chúng tôi, lượng khách vào chùa những ngày này thường rất đông, khó quỳ lạy dưới các bàn Tam bảo, thờ Mẫu,… Do đó, bạn nên lựa chọn những ngày khác trong tháng, khi đó chùa sẽ vắng vẻ và thanh tịnh hơn rất nhiều.

Nên đi chùa Hà vào những ngày tốt, vắng khách
Nên đi chùa Hà vào những ngày tốt, vắng khách

Hướng dẫn đi cầu duyên tại chùa Hà chi tiết nhất

Đi chùa Hà cầu duyên cần chuẩn bị những gì?

Tùy vào mục đích khi đến chùa mà chúng ta sẽ cần chuẩn bị những lễ vật khác nhau. Giả sử, nếu bạn muốn cầu an, công danh hãy chuẩn bị mâm lễ cúng Tam Bảo và Đức Ông hoặc nếu bạn muốn cầu duyên, hãy chuẩn bị lễ vật cúng bàn thờ Mẫu. Cụ thể:

  • Mâm lễ Tam Bảo: Hoa tươi, trái cây sạch, bánh kẹo và sớ dành riêng cho bàn Tam Bảo. 
  • Mâm lễ Đức Ông: Trà thơm, rượu, tiền vàng, thuốc và các món chay như xôi trắng, giò và sớ dành riêng cho Đức Ông.
  • Mâm lễ bàn thờ Mẫu: 5 bông hoa tươi màu đỏ, tiền vàng, trầu cau, bánh kẹo, sớ xin duyên và một chút tiền lẻ để công đức.

Quy trình lễ khấn

  • Gian thờ chính

Đầu tiên, hãy dâng sớ cùng đồ lễ của từng ban, sau đó thắp 5 nén hương tại chỗ hóa vàng và vái 3 vái. Lưu ý, từ hồ nước vào trong gian thờ chính sẽ có 5 bát hương lớn, bạn nên hết 1 vòng và cắm vào mỗi bát 1 nén hương, sau đó vái 3 vái. 

Tiếp đó, bạn di chuyển vào bên trong và khấn từ Ban Đức Chúa Ông (xin công danh, tài lộc), sang Ban Tam Bảo (cầu bình an) rồi tới Ban Đức Thánh Hiền (xin tâm khai sáng). Sau đó, hãy vái 3 vái ở mỗi Đức Hộ Pháp và Thập Nhị Diêm Vương ở 2 bên.

Tiền công đức sẽ tùy tâm mỗi người, tuy nhiên khi công đức, tâm của bạn cần thật sự thanh tịnh và thành khẩn. Do đó, người ta mới có câu: “nếu bạn công đức ít nhưng với cả tấm lòng thành, công đức đó chắc chắn sẽ lớn như núi cao, biển rộng. Ngược lại, nếu bạn công đức nhiều nhưng tâm còn nhiều tính toán, hơn thua,… thì công đức đó chỉ được coi như một hạt cát nhỏ mà thôi.”

  • Nhà Mẫu

Đầu tiên, bạn cần quỳ lạy, chắp tay, hướng mặt lên bàn thờ Mẫu và khấn cầu duyên (chi tiết tại phần dưới). Sau đó tiếp tục quỳ, hướng mặt xuống và vái các ban Ngũ Hổ, Quan Âm Binh ở ngay dưới Ban Mẫu.

Sau đó, bạn cần đứng tại chỗ và vái 3 vái ở ban thờ Sư Tổ (bên phải), và 3 vái ở ban thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát (bên trái). Tiếp theo, hãy đi lên Đình Bối Hả – nơi bạn cần qua đầu tiên khi vào chùa. Lúc này, hãy bước ra khỏi chùa và vái 3 vái 2 Ngài trông coi cửa 2 bên.

Bài khấn cầu duyên tại chùa Hà

Một bài khấn cầu duyên đúng phải có đủ 5 phần: tạ, sám hối, hứa, xin, lễ. Dưới đây là bài văn khấn mẫu mà chúng tôi đã tổng hợp được, bạn có thể chép lại, học thuộc hoặc lưu lại trong điện thoại để nhẩm theo khi đi lễ. 

Bài khấn cầu duyên tại chùa Hà
Bài khấn cầu duyên tại chùa Hà

Có những lưu ý gì khi tới chùa Hà cầu duyên?

  • Khi tới chùa Hà cầu duyên, bạn nên đi một mình. Trong trường hợp bạn muốn đi cùng một vài người bạn nữa, hãy đảm bảo rằng họ tới chỉ để cầu an!
  • Mâm lễ vật không cần quá cầu kỳ, miễn sao bạn thành tâm là được
  • Nên ăn mặc kín đáo và nói không với váy ngắn hoặc các trang phục có màu nổi bật
  • Nên tắt chuông điện thoại trước khi vào chùa
  • Khi khấn, nên khấn thành tiếng với âm lượng vừa đủ, tránh gây ồn, làm ảnh hưởng tới những người xung quanh
  • Nên chọn ngày lành trong tháng để đi cầu duyên, tuy nhiên cũng cần tránh những ngày quá đông đúc
  • Nếu đã đi lễ cầu duyên tại chùa Hà, bạn không nên tiếp lễ cầu duyên ở bất kỳ ngôi chùa nào khác
  • Nên khấn thành tâm, xin gặp được người tâm đầu ý hợp với mình, tránh cầu xin một người giàu sang, quyền lực để bảo vệ, che chở
  • Có thể thuê người viết sớ sẵn
  • Nếu có thể, hãy chuẩn bị mâm lễ ngay từ nhà!

Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm về việc đi chùa Hà cầu duyên. Hy vọng bạn đã nắm được đầy đủ thông tin bổ ích và cần thiết cho mình. Ngoài ra, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào cho bài viết, đừng ngần ngại để lại một bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất có thể! Xin chào và hẹn gặp lại!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *