Khiếu nại là gì? Mẫu đơn và hướng dẫn cách khiếu nại đúng luật

Khiếu nại được xem là một trong những quyền cơ bản của mỗi công dân. Và đơn khiếu nại là văn bản hành chính không thể thiếu trong quá trình thực hiện khiếu nại một vấn đề nào đó tới cơ quan có thẩm quyền. Vậy bạn có biết khiếu nại là gì không? Mẫu đơn khiếu nại là gì? Cách khiếu nại đúng luật?

Khiếu nại là gì?

Khiếu nại có thể hiểu là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc là cán bộ, công chức (theo thủ tục được Luật Khiếu nại quy định) đề nghị cơ quan, tổ chức hoặc là cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước; hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước hoặc là quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có đầy đủ căn cứ cho rằng quyết định; hoặc là hành vi đó là trái với pháp luật, xâm phạm quyền cũng như lợi ích hợp pháp của mình.

Khiếu nại - quyền cơ bản của công dân
Khiếu nại – quyền cơ bản của công dân

Lý giải cụ thể như sau:

  • Quyết định hành chính: Văn bản do cơ quan hành chính Nhà nước hoặc là người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước ban hành để ra quyết định về một vấn đề cụ thể nào đó trong các hoạt động quản lý hành chính của Nhà nước, được áp dụng một lần đối với một hoặc là đối với một số đối tượng cụ thể.
  • Hành vi hành chính: Hành vi của cơ quan hành chính Nhà nước hay của những người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện hoặc là không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo như quy định của pháp luật.
  • Quyết định kỷ luật: Quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan hay tổ chức để áp dụng một trong số các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc phạm vi quyền quản lý của mình theo như quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Hình thức khiếu nại là gì?

Việc khiếu nại có thể được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc là hình thức khiếu nại trực tiếp, cụ thể như sau:

Đối với khiếu nại bằng đơn

Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại cần phải ghi rõ Ngày, tháng, năm khiếu nại; Tên và địa chỉ của người thực hiện khiếu nại; Tên và địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; Nội dung và lý do khiếu nại; Tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và Yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại cần phải do người khiếu nại ký tên hoặc là điểm chỉ.

Khiếu nại bằng đơn
Khiếu nại bằng đơn

Đối với khiếu nại trực tiếp

Trường hợp mà người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại sẽ hướng dẫn cho người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc là người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản. Sau đó sẽ yêu cầu người khiếu nại ký hoặc là điểm chỉ để xác nhận vào văn bản (trong đó sẽ ghi rõ nội dung theo như quy định như đối với khiếu nại bằng đơn).

Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì sẽ được thực hiện như sau:

  • Trường hợp nhiều người đến khiếu nại trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tổ chức tiếp cũng như hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại. Người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và trong đó phải ghi rõ nội dung theo quy định như đối với việc khiếu nại bằng đơn.
  • Trường hợp nhiều người khiếu nại bằng đơn thì trong đơn cần phải ghi rõ nội dung theo quy định như đối với khiếu nại bằng đơn. Cần phải có chữ ký của những người khiếu nại và phải cử người đại diện để trình bày khi mà có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại.

Lưu ý: Trường hợp khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện sẽ phải là một trong những người khiếu nại. Bên cạnh đó, cần có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện cũng như thực hiện khiếu nại theo như quy định của Luật khiếu nại.

Hướng dẫn cách khiếu nại là gì?

Đơn khiếu nại là gì?

Đơn khiếu nại chính là văn bản hành chính được lập để gửi cho cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền nhằm trình bày những nội dung kiến nghị, khiếu nại về các sự việc không đúng theo như quy định của pháp luật. Theo nội dung được trình bày trong đơn thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét và giải quyết theo đúng với quy định. 

Hình ảnh mẫu đơn khiếu nại
Hình ảnh mẫu đơn khiếu nại

Quy trình khiếu nại là gì?

Quy trình khiếu nại sẽ được thực hiện thông qua 5 bước, cụ thể như sau:

Bước 1: Người khiếu nại sẽ đến tận nơi để khiếu nại trực tiếp hoặc là nộp đơn lên cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để được tiếp nhận cũng như giải quyết khiếu nại.

Bước 2: Thực hiện quá trình thụ lý đơn và thời gian không được quá 10 ngày làm việc. 

Bước 3: Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ tiến hành xác minh các nội dung không được quá 30 ngày kể từ ngày thực hiện thụ lý. Trong trường hợp mà việc khiếu nại phức tạp thì thời gian giải quyết khiếu nại có thể được kéo dài hơn nhưng cũng không được quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý.

Quy trình khiếu nại
Quy trình khiếu nại

Bước 4: Tiến hành thông báo để giải quyết khiếu nại đến các bên và tổ chức cuộc đối thoại. Đại diện của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ tiến hành nêu rõ những nội dung cần phải đối thoại. Lúc này các bên tham gia sẽ được quyền phát biểu ý kiến và đưa ra những bằng chứng có liên quan đến vụ việc khiếu nại.

Bước 5: Cuối cùng ra quyết định khiếu nại cũng như thi hành quyết định trong 3 ngày làm việc kể từ ngày được giải quyết khiếu nại. 

Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại

Quyền khiếu nại là gì?

  • Tự mình khiếu nại.
  • Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc là ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền cũng như lợi ích hợp pháp của bản thân.
  • Tham gia đối thoại hoặc là ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại.
  • Được biết, đọc, sao chụp và sao chép các tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để nhằm giải quyết khiếu nại (trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật của Nhà nước).
  • Yêu cầu cá nhân, cơ quan hay tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp các thông tin, tài liệu đó trong thời hạn là 07 ngày kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại (trừ các thông tin, tài liệu thuộc bí mật của Nhà nước).
  • Được phép yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn các hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.
Quyền của người khiếu nại
Quyền của người khiếu nại
  • Đưa ra các chứng cứ về việc khiếu nại cũng như giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó.
  • Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết việc khiếu nại và nhận quyết định giải quyết khiếu nại.
  • Được khôi phục quyền cũng như lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm. Bên cạnh đó còn được bồi thường thiệt hại theo như quy định của pháp luật.
  • Khiếu nại lần hai hoặc là khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo như quy định của Luật tố tụng hành chính.
  • Rút đơn khiếu nại.

Nghĩa vụ của người khiếu nại là gì?

  • Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại.
  • Trình bày một cách trung thực sự việc và đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý của việc khiếu nại. Cần cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan cho người giải quyết khiếu nại. Đặc biệt, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày cũng như việc cung cấp các thông tin, tài liệu đó.
  • Chấp hành quyết định hành chính và hành vi hành chính mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại (trừ trường hợp quyết định hay hành vi đó bị tạm đình chỉ thi hành).
  • Chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

Có thể bạn quan tâm:

Kiến nghị là gì? Quy trình kiến nghị gồm các bước nào?

Bản quyền là gì? Vi phạm bản quyền phạt như nào theo luật?

Trên đây là những thông tin liên quan đến khiếu nại là gì. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tích lũy được thêm những kiến thức thú vị và bổ ích. Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến khiếu nại, hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *