Để có thể đến các nước khác trên thế giới hay nhập cảnh vào lãnh thổ của đất nước mình với bất kỳ mục đích là gì đi chăng nữa thì ngoài visa ra bạn cũng cần một thứ rất quan trọng đó chính là hộ chiếu. Vậy thì hộ chiếu là gì, hướng dẫn làm hộ chiếu cho những người mới làm lần đầu chi tiết ra sao? Hãy để muahangdambao.com giúp bạn nhé!
Hộ chiếu là gì?
Hộ chiếu là giấy tờ vô cùng quan trọng giúp các cơ quan tổ chức có thể nhận dạng cá nhân và quốc tịch của người đăng ký, sử dụng khi họ sang quốc gia khác.
Hộ chiếu truyền thống sẽ có thiết kế là một cuốn sổ nhỏ với nhiều trang trong đó sẽ lưu giữ thị thực (visa) cho phép người dùng được nhập cảnh vào quốc gia khác trên thế giới.
Ngoài hộ chiếu truyền thống làm bằng giấy thì hiện nay còn có kiểu hộ chiếu hiện đại hơn do nó được gắn chíp điện tử và cũng lưu giữ visa cho phép bạn được nhập cảnh vào các quốc gia khác. Hộ chiếu điện tử dạng này hiện chưa quá phổ biến, nó chỉ được áp dụng ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật và khối EU… Hiện nay có hai loại hộ chiếu thông dụng là hộ chiếu phổ thông và hộ chiếu công vụ.
- Hộ chiếu phổ thông: Có đối tượng sử dụng chính là những công dân của quốc gia đó. Tại Việt Nam thì hộ chiếu phổ thông sẽ được cấp cho công dân Việt Nam và có thời hạn sử dụng tối đa là 10 năm kể từ ngày được cấp. Du học sinh hay công dân định cư cũng có thể sử dụng được hộ chiếu phổ thông.
- Hộ chiếu công vụ: Loại hộ chiếu này có tính chất khá đặc thù, nó được cấp cho các cán bộ cấp cao với mục đích là ra nước ngoài thực hiện những nhiệm vụ chính thức của cơ quan Nhà nước, Chính phủ.
Số hộ chiếu là gì?
Đối với các loại hộ chiếu phổ thông thì số hộ chiếu được ghi ngay ở trang 1 bên dưới chữ HỘ CHIẾU/PASSPORT. Đó là một dãy chữ số, được bắt đầu bằng một chữ cái in hoa và kế tiếp sẽ là 7 chữ số tự nhiên ngẫu nhiên. Bạn cũng có thể tìm thấy được số hộ chiếu của mình ở phía trên, góc phải của trang 2 (trang có ảnh của người được cung cấp hộ chiếu).
Giải đáp những câu hỏi liên quan đến quá trình làm hộ chiếu
Người dân có thể làm hộ chiếu ở đâu?
- Đối với trường hợp cấp hộ chiếu lần đầu: Đề nghị được cấp hộ chiếu lần đầu sẽ thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi mà công dân thường trú hoặc nơi tạm trú. Trong trường hợp đã có thẻ căn cước thì công dân có thể thực hiện làm hộ chiếu tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi đó để được thuận lợi.
- Đối với trường hợp cấp hộ chiếu lần thứ hai trở đi: Bạn có thể xin cấp lại ở các Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh của Công an cấp tỉnh của bất cứ tỉnh hay thành phố nào. Hoặc người dân có thể chủ động liên hệ tới Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an để được hỗ trợ.
Muốn làm hộ chiếu ở Hà Nội thì tới đâu?
Muốn làm hộ chiếu tại Hà Nội thì đến đâu cũng là câu hỏi rất được người dân quan tâm. Hiện nay sẽ có 2 địa điểm làm hộ chiếu phổ thông tại Hà Nội mà bạn có thể đến, đó là:
- Phòng quản lý xuất nhập cảnh – Cơ sở 2
Địa chỉ: Số 2 Phùng Hưng, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Dành cho các công dân có hộ khẩu thường trú và tạm trú tại các quận như Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Trì, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, các quận huyện ở Hà Tây cũ,…
- Phòng quản lý xuất nhập cảnh
Địa chỉ: Số 44 Phạm Ngọc Thạch, phường Trung Tự, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Dành cho những công dân có hộ khẩu thường trú và tạm trú tại các quận, huyện còn lại trên thành phố.
- Thời gian làm việc
Từ thứ 2 cho đến thứ 7 hàng tuần (Trừ các chủ nhật và ngày lễ).
Buổi sáng: Làm việc từ 8h đến 11h30.
Buổi chiều: làm việc từ 1h30 đến 16h30.
Riêng thứ 7 sẽ chỉ làm việc buổi sáng, bạn hãy sắp xếp thời gian thật hợp lý để đi làm các thủ tục nhé.
Làm hộ chiếu mất bao lâu?
Hiện nay nhờ vào việc làm hộ chiếu online mà quá trình làm hộ chiếu đã trở nên nhanh gọn hơn trước rất nhiều. Nếu bạn đã hoàn thành các mẫu giấy tờ sẵn ở nhà thì đến nơi bạn chỉ cần chụp ảnh, nộp lệ phí là xong. Thường sẽ mất 1 nửa buổi sáng vì vậy nên đi sớm để tránh phải chờ đợi quá lâu nhé!
Làm hộ chiếu cho trẻ em khác gì với hộ chiếu người lớn?
- Khi làm hộ chiếu thì không cần sự có mặt của trẻ, chỉ cần cha, mẹ, người giám hộ của trẻ đó khai và ký vào tờ khai đề nghị được cấp hộ chiếu phổ thông là được.
- Hộ chiếu của trẻ em có thời hạn sử dụng ngắn hơn, không quá 5 năm tính từ ngày được cấp và không được gia hạn.
- Như đã nói, hiện nay đã có nhiều tỉnh, thành triển khai thủ tục làm hộ chiếu trực tuyến trên mạng. Tuy nhiên, hình thức này sẽ chỉ được áp dụng đối với công dân trên 14 tuổi và đề nghị cấp chung hộ chiếu với con có độ tuổi dưới 9 tuổi.
Hướng dẫn làm hộ chiếu không cần về quê?
Trước đây khi muốn làm những giấy tờ có liên quan đến vấn đề hộ tịch thì những người đi làm đi học xa nhà đều phải về quê để làm tốn rất nhiều thời gian cũng như tiền bạc.
Tuy nhiên, từ ngày 01/7/2020, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 đã chính thức có hiệu lực. Theo đó quy định về nơi có thể làm thủ tục đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu dành cho công dân Việt Nam như sau:
– Làm tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi công dân đang thường trú hoặc nơi tạm trú.
– Thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận tiện nếu đã có căn cước công dân.
Như vậy, có thể hiểu đơn giản là với những người đã có căn cước công dân thì có thể thực hiện thủ tục làm hộ chiếu lần đầu tại nơi thuận tiện với mình như nơi đang sinh sống và làm việc. Giờ đây việc làm hộ chiếu cho người ngoại tỉnh đã dễ dàng hơn bao giờ hết.
Làm hộ chiếu bao lâu thì lấy được?
Theo quy định, nếu bạn nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh thì thời hạn được cấp hộ chiếu sẽ là 5 ngày làm việc. Còn nếu bạn nộp hồ sơ nộp ở Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh hay thành phố trực thuộc Trung ương thì thời hạn cấp hộ chiếu sẽ là 8 ngày làm việc.
Thứ 7 có làm hộ chiếu không?
Bạn quá bận rộn và không có đủ thời gian để đi làm các thủ tục cho kịp hạn cấp hộ chiếu do đó bạn rất thắc mắc làm hộ chiếu vào thứ mấy, muốn làm hộ chiếu vào thứ bảy thì có được không? Câu trả lời là có bạn nhé. Hiện nay, do nhu cầu làm hộ chiếu đang ngày càng nhiều và để đáp ứng nhu cầu đó, các cơ quan xuất nhập cảnh đã làm thêm ngày thứ bảy để có thể phục vụ tốt nhất cho các công dân có nhu cầu, nhưng bạn nên lưu ý là sẽ chỉ làm việc trong buổi sáng thứ 7 thôi nhé!
Làm hộ chiếu mất bao nhiêu tiền?
Nếu bạn thường xuyên tham khảo quy trình làm hộ chiếu trên các hội nhóm thì có thể dễ dàng bắt gặp những câu hỏi như “làm hộ chiếu hết bao nhiêu tiền?” hay “làm hộ chiếu bao nhiêu tiền” đúng không nào?
Theo đó, phí làm hộ chiếu 2020 đã được giảm 20% so với mức lệ phí từng được quy định tại Thông tư 219/2016/TT-BTC cho đến hết năm 2020, cụ thể như sau:
– Lệ phí Cấp hộ chiếu mới lần đầu: 160.000 đồng (mức phí trước đó là 200.000 đồng)
– Lệ phí Cấp lại hộ chiếu do bị hỏng hoặc bị mất: 320.000 (mức thu cũ là 400.000 đồng)
– Lệ phí để gia hạn hộ chiếu: 80.000 (mức phí trước đó là 100.000 đồng)
Authority trong hộ chiếu là gì?
IPS là tên viết tắt của The Identity and Passport Service (Authority hay Issuing authority), được tạm dịch là Cơ quan cấp giấy nhận dạng và hộ chiếu. Có thể hiểu đơn giản đây là cơ quan chuyên cấp visa cho người nước ngoài, nó sẽ giúp bạn hiểu biết thêm các cơ quan nào sẽ cung cấp visa, từ đó đưa ra các quyết định xin cấp mới, gia hạn visa đúng đắn nhất.
Có nên sử dụng làm hộ chiếu nhanh?
Hiện nay có rất nhiều người có nhu cầu làm hộ chiếu nhanh nhưng chúng tôi khuyên bạn không nên sử dụng dịch vụ này vì nó tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Nhiều khi không có hộ chiếu mà còn mất trắng tiền. Do đó, bạn nên dành chút thời gian để tự mình đi làm hộ chiếu vì thời gian làm thủ tục đang được rút ngắn rất nhiều rồi. Tuy nhiên nếu bạn cần gấp hộ chiếu thì hãy tham khảo những cơ sở làm hộ chiếu nhanh tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có uy tín để đảm bảo an toàn nhất nhé.
Hướng dẫn chi tiết các bước làm hộ chiếu đơn giản nhất
Hiện nay ngoài cách làm hộ chiếu truyền thống thì nhiều tỉnh thành đã triển khai và hướng dẫn làm hộ chiếu online để giúp người dân tiết kiệm được thời gian cũng như giảm tải cho các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
Bước 1: Tiến hành đăng ký làm hộ chiếu online
- Chúng ta cần truy cập vào trang web chính thức của Cục quản lý xuất nhập cảnh trên đường link: https://hochieu.xuatnhapcanh.gov.vn/
- Bấm lựa chọn “Đăng ký hộ chiếu hoặc Đăng ký trực tuyến”. Ở bước này các bạn hãy điền đầy đủ các thông tin cơ bản dựa theo căn cước công dân như: Nơi sinh, Số căn cước công dân, ngày được cấp, nơi cấp, dân tộc.
- Nhập phần địa chỉ thường trú và địa chỉ tạm trú theo đúng hướng dẫn.
- Thêm thông tin ở mục việc làm và thông tin gia đình
- Điền nốt các trường thông tin như: Lý do cấp hộ chiếu, lựa chọn nơi tiếp nhận Hồ sơ đăng ký (Dựa theo 2 địa chỉ Phòng quản lý xuất nhập cảnh, bạn gần nơi nào thì chọn nơi đó).
- Nhấn tiếp tục để hoàn thành việc khai báo hoặc chọn mục “Tôi muốn đăng ký với Bưu điện thành phố Hà Nội để chuyển phát hộ chiếu về địa chỉ cá nhân” để có thể nhận thông qua đường chuyển phát.
- Khi cửa sổ hiện ra thông báo đăng ký thành công là bạn đã hoàn tất việc đăng ký cấp sổ hộ chiếu lần đầu, tiếp theo bạn sẽ phải đến nơi bạn đã đăng kí ở phía trên để có thể hoàn thành nốt thủ tục.
Bước 2: Làm các thủ tục tiếp nhận
Khi đến đăng ký làm hộ chiếu thì bạn cần mang theo chứng minh nhân dân còn giá trị sử dụng đến phòng Quản lý xuất nhập cảnh đã đăng kí ở mục trên để có thể làm thủ tục tiếp nhận. Nếu bạn là công dân ngoại tỉnh hoặc đang tạm trú tại Hà Nội thì nhất thiết phải mang theo sổ tạm trú do Công an phường, xã, thị trấn nơi mà bạn đang tạm trú cấp.
Xếp hàng đến bàn chụp ảnh, xếp CMND gọn gàng để cán bộ làm việc tiến hành chụp ảnh, nhớ đợi gọi tên theo thứ tự. Đối với trẻ em dưới 14 tuổi thì cần chuẩn bị đầy đủ những loại giấy tờ sau:
- 1 tờ khai đã được Công an phường, xã, thị trấn nơi mà trẻ em đó thường trú hoặc tạm trú xác nhận và có đóng dấu giáp lai vào ảnh
- 2 ảnh cỡ 4×6 cm. Lưu ý là mặt bé phải nhìn thẳng, đầu để trần và chụp trên phông nền trắng
- 2 bản sao giấy khai sinh của trẻ, nhớ mang theo 1 bản sao và 1 bản photo giấy khai sinh của trẻ trong trường hợp cần đối chiếu
- Nếu người nộp hồ sơ làm hộ chiếu là cha mẹ nuôi, người đỡ đầu hay người giám hộ có quyết định được công nhận quyền on nuôi hoặc giấy tờ pháp lý chứng minh là người đỡ đầu, người giám hộ thì có thể ký tờ khai và nộp thay trẻ em.
- Mang theo sổ tạm trú tại Hà Nội nếu trẻ em đang là công dân ngoại tỉnh
Bước 3: Hoàn thành nốt các thủ tục còn lại
Sau khi đã được các cán bộ gọi tên thì bạn hãy mang căn cước công dân, sổ tạm trú nếu là công dân tỉnh khác đang tạm trú tại Hà Nội đến bàn tiếp nhận để cán bộ có thể kiểm tra và đối chiếu thông tin, nhận dạng. Tự kiểm tra lại các thông tin, ký và ghi rõ họ tên vào bản khai rồi lấy giấy biên nhận. Nộp lệ phí hộ chiếu đầy đủ tại cửa thu lệ phí hộ chiếu. Đăng ký và nộp luôn lệ phí với Công ty cổ phần Bưu chính Viettel để chuyển hộ chiếu về nhà hoặc theo địa chỉ đã yêu cầu.
Như vậy bạn đã nắm rõ được làm hộ chiếu cần những gì rồi đúng không nào?
Có thể ban quan tâm:
Thị thực là gì? Những điều cần biết về thị thực (Visa là gì)
Như vậy, bài viết trên đây của muahangdambao.com đã giải thích cho bạn hộ chiếu là gì, làm hộ chiếu cần gì cũng như các bước có thể hoàn thiện hộ chiếu rồi. Chúc các bạn có thể làm hộ chiếu thành công và nhanh nhất.