Đũa mốc mà chòi mâm son nghĩa là gì?

Dân gian ta từ xưa vẫn thường sử dụng câu thành ngữ “Đũa mốc mà chòi mâm son” để ám chỉ những người không biết nhận thức đúng về giá trị bản thân. Trong tình yêu, câu nói này dành cho những cặp đôi không “môn đăng hộ đối”. Vậy thực chất, ý nghĩa của câu nói “Đũa mốc mà chòi mâm son” là gì?

Ý nghĩa của đũa mốc mà chòi mâm son là gì?

Cùng phân tích từng thành phần xuất hiện trong câu thành ngữ “Đũa mốc mà chòi mâm son” để đi tìm lời giải cho ý nghĩa của câu thành ngữ này:

  • “Đũa mốc” : ẩn dụ cho những người thuộc tầng lớp nghèo hèn, thậm chí là ít học
  • “Chòi”: đông từ chỉ sự leo cao – với tới.
  • “Mâm son”: ẩn dụ cho những người thuộc tầng lớp thượng lưu, giàu có
Hình ảnh chiếc đũa mốc chỉ những người thuộc tầng lớp nghèo hèn
Hình ảnh chiếc đũa mốc chỉ những người thuộc tầng lớp nghèo hèn

Ý nghĩa của thành ngữ “đũa mốc mà chòi mâm son” như một lời chê bai, dè bỉu những người thuộc tầng lớp nghèo hèn mà đòi kết thân hay có mối quan hệ tình cảm yêu đương với những người thuộc giới thượng lưu giàu có bởi mối quan hệ này không môn đăng hộ đối, không xứng đáng.

Chuyện tình yêu không môn đăng hộ đối của Lọ lem và Hoàng tử
Chuyện tình yêu không môn đăng hộ đối của Lọ lem và Hoàng tử

“Đũa mốc mà chòi mâm son” còn đúng với hiện tại?

Câu thành ngữ “đũa mốc mà chòi mâm son” có ý nghĩa khá tương tự như câu “mây tầng nào gặp mây tầng đó”, đề cao mối quan hệ tình cảm “môn đăng hộ đối”, vợ chồng có gia cảnh, học thức, ngoại hình tương đồng với nhau.

Trên thực tế, việc có môn đăng hộ đối không đã không còn quá quan trọng. Trong tình yêu, chỉ cần hai người yêu thương, cảm thấy phù hợp về mặt tính cách, đến với nhau bằng tình cảm chân thành, không vụ lợi, bỏ qua việc hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của cả hai có chênh lệch thì mối quan hệ tình cảm đó vẫn có thể đi đến cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Môn đăng hộ đối là gì? Tại sao còn tồn tại đến tận bây giờ

Tuy nhiên, không ít người có suy nghĩ rằng chỉ cần xinh đẹp, có chút nhan sắc là đã có thể với tới những người thuộc tầng lớp thượng lưu, giàu có và sống dựa vào gia đình họ. Sự thực là không dễ dàng như vậy, đâu dễ qua mắt được “người giàu”. Với ý đồ lợi dụng tình cảm của người giàu có để mong hưởng cuộc sống an nhàn, những người này có thể phải trả giá bằng sự khinh miệt vì bị cho rằng đang ăn bám gia đình họ.

Với những giải thích trên đây hẳn các bạn đã hiểu được ý nghĩa của thành ngữ Đũa mốc mà chòi mâm son là gì. Trong cuộc sống hiện đại, mọi người đã không còn quá quan trọng vấn đề môn đăng hộ đối. Việc mà chúng ta cần làm là trau dồi kiến thức để bản thân để trở nên tốt hơn. Để có thêm nhiều lựa chọn tốt và cũng để tránh bị nói rằng “đũa mốc mà chòi mâm son” 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *