Động cơ là gì? Ý nghĩa động cơ theo tâm lý học và khoa học kỹ thuật

Động cơ là gì? Mang ý nghĩa như thế nào? Để hiểu rõ hơn về “động cơ là gì?”, bài viết sau đây sẽ giải thích ý nghĩa của động cơ xét theo tâm lý học và khoa học kỹ thuật.

Động cơ là gì theo tâm lý học?

Động cơ là sự định hướng, thúc đẩy và duy trì một hoạt động, một hành vi nào đó của chủ thể.

Động cơ gồm có 2 loại: động cơ bên ngoài và động cơ bên trong

Động cơ là sự thúc đẩy một hành vi nào đó
Động cơ là sự thúc đẩy một hành vi nào đó

Vì sao xuất hiện động cơ?

Động cơ được tạo bởi những nhu cầu chưa được thỏa mãn khi con người ta trở nên căng thẳng. Có nghĩa là, trong mỗi một thời điểm nào đó, khi một cá nhân nào đó tồn tại nhiều nhu cầu, nhưng nhu cầu nào mạnh nhất sẽ chính là động cơ thúc đẩy.

Động cơ thúc đẩy là thuật ngữ đại diện cho toàn bộ nhóm các xu hướng, mơ ước, nhu cầu, nguyện vọng và những thôi thúc tương tự. 

Việc xuất hiện động cơ thúc đẩy như là một phản ứng nối tiếp: bắt đầu với sự cảm thấy có nhu cầu, dẫn đến các mong muốn và những mục tiêu cần tìm đưa tới trạng thái căng thẳng thôi thúc và dẫn đến những hành động để đạt được các mục tiêu và cuối cùng nhằm thỏa mãn được điều mong muốn.

Như vậy, cái tạo ra động cơ thúc đẩy hành động chính là nhu cầu. 

Nhu cầu là cái tất yếu, tự nhiên và là thuộc tính tâm lý của con người, là những đòi hỏi cần phải có. Nhu cầu sẽ hình thành nên những mong muốn. Đo là nguyên nhân của những trạng thái căng thẳng. Dần dẫn tới những hành động để tạo ra sự thỏa mãn được thỏa mãn để tồn tại và phát triển. 

Nhu cầu tạo ra động cơ thúc đẩy hành động 
Nhu cầu tạo ra động cơ thúc đẩy hành động

Nhu cầu thường xuất hiện trong ý thức của con người dưới 3 cấp độ khác nhau, đó là ý hướng, ý muốn và khát vọng. Khi nhu cầu đã đạt tới khát vọng, thì nó sẽ biến thành động cơ thúc đẩy hành động. 

Việc tìm hiểu động cơ của hành động là rất phức tạp. Bởi vì mỗi một hành động, hành vi nào đó có thể vì nhiều động cơ. Có động cơ sinh lý, có động cơ tâm lý, động cơ phụ, động cơ chính, những động cơ này sắp xếp theo thứ hạng cái được ưu tiên trước. Tùy theo ý nghĩa của nó đối với cá nhân và tình huống cụ thể.

Lý thuyết về động cơ – nhu cầu của Maslow

Trong hệ thống lý thuyết về động cơ – cấp bậc nhu cầu của Abraham Maslow là thuyết được biết đến nhiều nhất. Maslow cho rằng mọi hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu và những nhu cầu này của con người được sắp xếp theo một thứ tự ưu tiên từ thấp đến cao về tầm quan trọng. Gồm có 5 cấp bậc như sau:

  • Nhu cầu sinh lý: Xếp vào nhóm nhu cầu bậc thấp nhất, đảm bảo cho con người tồn tại, phát triển nòi giống và các nhu cầu cơ thể khác. Đây là nhu cầu cơ bản mà mỗi cá nhân cần đạt được trước khi tới nhu cầu bậc thứ 2, cao hơn. Maslow cho rằng khi những nhu cầu này chưa được thỏa mãn đến mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác cao hơn sẽ không thúc đẩy con người.
  • Nhu cầu an toàn: Là nhu cầu cảm nhận được sự an toàn, không bị đe dọa về vật chất và tinh thần, gây cản trở các hoạt động hàng ngày, ví dụ như đe dọa mất việc,…
  • Nhu cầu xã hội: Là nhu cầu về tình yêu, giao tiếp, giao lưu, nhu cầu hòa nhập với xã hội,…
  • Nhu cầu được tôn trọng: Là nhu cầu mong muốn được người khác tôn trọng mình, coi mình là quan trọng, dẫn tới những thỏa mãn như quyền lực, uy tín, địa vị, và lòng tự tôn
  • Nhu cầu tự thể hiện: là nhu cầu bậc cao nhất, khi 4 nhu cầu bậc thấp đã được thỏa mãn, thì con người tìm cách vươn tới nhằm thể hiện mình ở mức cao nhất, phát huy hết tiềm năng của bản thân. 
Tháp nhu cầu của Maslow
Tháp nhu cầu của Maslow

Maslow đã chia các nhu cầu của con người thành 2 cấp: cấp cao và cấp thấp. Các nhu cầu cấp thấp nhất là nhu cầu sinh lý và an toàn. Các nhu cầu cấp cao gồm có nhu cầu xã hội, tự trọng và tự thể hiện mình. Sự khác biệt giữa hai loại này là các nhu cầu cấp thấp được thỏa mãn từ bên ngoài. Trong khi đó, các nhu cầu cấp cao lại được thỏa mãn từ chính nội tại của con người.

Lý thuyết tâm lý về động cơ – vô thức của Freud 

Vô thức là những hiện tượng tâm lý xảy ra ngoài sự kiểm soát của con người và không có sự tham gia của ý thức. Vô thức được nhà phân tâm học

Sigmund Freud phát hiện và nêu ra trong luận thuyết về “Vô thức trong động cơ thúc đẩy”.

Luận thuyết về “Vô thức trong động cơ thúc đẩy” của Sigmund Freud 
Luận thuyết về “Vô thức trong động cơ thúc đẩy” của Sigmund Freud

Hành vi ứng xử của con người xuất phát từ động cơ thúc đẩy nhằm đạt mục tiêu nhất định. Động cơ đó, mục đích đó thường được cong người ý thức và kiểm soát. Nhưng vẫn có những hành vi, cử chỉ, câu nói được chúng ta thực hiện trong vô thức. Tức là ta không nhận biết được động cơ và mục đích của hành động.

Vô thức có thể xuất phát từ bản năng, những nhu cầu tự nhiên. Nhưng cũng có khi đó là hành động vốn có ý thức, được lặp đi lặp lại nhiều lần mà trở nên vô thức (hay là tiềm thức). Nói chung các thói quen và kỹ năng giao tiếp của chúng ta đều ở dạng tiềm thức, tức là chúng ta thực hiện nó một cách tự động.

Động cơ là gì theo khoa học kỹ thuật?

Động cơ là gì?

Động cơ là một trong những thiết bị có tính năng chuyển hóa từ năng lượng tự nhiên hoặc nhân tạo thành động năng. 

Động cơ chuyển hóa từ năng lượng tự nhiên hoặc nhân tạo thành động năng
Động cơ chuyển hóa từ năng lượng tự nhiên hoặc nhân tạo thành động năng

Các loại động cơ cơ bản trong lĩnh vực điện tử

    • Động cơ đốt trong là loại động cơ đốt nhiên liệu bên trong buồng đốt để tác động công từ áp suất của giãn nở. 
    • Động cơ khí nén sử dụng khí nén và năng lượng đàn hồi để sinh ra lực và chuyển động.
    • Động cơ gió chính là cối xay gió biến đổi năng lượng sức gió thành động năng
    • Động cơ thủy lực biến đổi áp suất thủy lực thành động năng.
    • Động cơ Diesel chuyển hóa năng lượng nhiên liệu thành động năng.
    • Động cơ điện chuyển hóa điện năng thành động năng.
  • Động cơ DC (động cơ một chiều) là một trong những động cơ hoạt động với dòng điện một chiều. Stator của động cơ điện một chiều sẽ thường là 1 hay nhiều cặp nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện. Loại động cơ DC này sử dụng trong sinh hoạt điện gia đình, có thể chịu được trọng lượng trung bình.
Động cơ DC - động cơ một chiều
Động cơ DC – động cơ một chiều
  • Động cơ bước (Step Motor) là một trong những loại động cơ phổ biến chạy bằng điện. Ứng dụng và nguyên lý hoạt động của động cơ bước hoàn toàn khác với những động cơ điện khác. Động cơ bước biến đổi những tín hiệu để điều khiển dưới dạng các xung điện thành nhiều chuyển động quay vào đúng vị trí cần thiết.

Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy bơm mỡ bò

Hi vọng những chia sẻ trên đây đã giúp các bạn hiểu được ý nghĩa của động cơ là gì trong cả hai lĩnh vực tâm lý học và khoa học kỹ thuật. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo để có thêm nhiều kiến thức mới thú vị và bổ ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *