Độ trễ là gì? Cách cải thiện độ trễ mạng đơn giản nhất

Latency Network hay còn gọi là độ trễ của mạng là một yếu tố khá quan trọng khi đánh giá về tốc độ mạng bên cạnh băng thông. Vậy độ trễ là gì? Cách khắc phục sự cố độ trễ mạng như thế nào? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Độ trễ là gì?

Độ trễ là thuật ngữ đề cập đến một số loại chậm trễ thường phát sinh trong việc xử lý dữ liệu mạng. 

Kết nối mạng có độ trễ thấp là kết nối có thời gian trễ ngắn. Trong khi đó, kết nối có độ trễ cao bị trì hoãn lâu.

Độ trễ là gì?
Độ trễ là gì?

Bên cạnh sự chậm trễ lan truyền, độ trễ có thể cũng liên quan đến sự chậm trễ truyền dẫn và xử lý sự chậm trễ (như truyền qua các máy chủ proxy hoặc thực hiện bước nhảy mạng trên internet).

Bên cạnh băng thông thì độ trễ chính là yếu tố quyết định đến trải nghiệm mạng internet của người dùng.

Độ trễ băng thông là gì?

Hiểu một cách đơn giản, giả dụ chúng ta coi đường truyền dữ liệu là một đường ống, băng thông chính là số lượng nước tối đa chảy vào ống trong một khoảng thời gian. Khi nước vào ống không ổn định hoặc quá ít thì khi đó, tình trạng độ trễ băng thông xảy ra

Nguyên nhân gây ra độ trễ băng thông 

Một băng thông (bandwidth) lớn cho phép cùng lúc nhiều dữ liệu lớn có thể gửi và nhận. Như đã nói, băng thông giống như lượng nước có thể chảy qua một đường ống nước. Đường ống càng lớn thì càng có nhiều nước có thể chảy qua nó cùng một lúc.

Nguyên nhân gây ra độ trễ băng thông là gì?
Nguyên nhân gây ra độ trễ băng thông là gì?

Dung lượng tối đa của đường truyền mạng chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất mạng. Ngoài ra còn có gói dữ liệu, độ trễ và jitter đều có thể làm giảm thông lượng mạng và làm cho một liên kết dung lượng cao hoạt động như một băng thông có ít băng thông hơn. 

Đường dẫn mạng đầu cuối sẽ bao gồm nhiều liên kết mạng, mỗi liên kết có dung lượng băng thông khác nhau. Do đó, liên kết có băng thông thấp nhất được mô tả là nút cổ chai, bởi vì kết nối băng thông thấp nhất sẽ giới hạn dung lượng dữ liệu chung của tất cả các kết nối trong đường dẫn. 

Sau đây là các yếu tố thường gặp tạo nên độ trễ mạng. 

Phương tiện truyền dẫn

Liên kết hoặc phương tiện truyền dẫn có tác động lớn nhất đến độ trễ mạng khi dữ liệu đi qua. 

Ví dụ: mạng cáp quang sẽ có độ trễ thấp hơn mạng không dây. Tương tự, khi chuyển từ phương tiện truyền dẫn này qua phương tiện truyền dẫn khác, thời gian truyền dẫn tổng thể của mạng sẽ tăng thêm một vài mili giây.

Xem thêm: Từ thông là gì? Đơn vị và công thức tính từ thông, bài tập

Khoảng cách đường truyền lưu lượng truy cập mạng

Khoảng cách giữa các điểm cuối của mạng càng dài thì độ trễ mạng sẽ càng tăng. 

Ví dụ: nếu máy chủ ứng dụng nằm cách xa người dùng cuối về khoảng cách địa lý, độ trễ của họ có thể sẽ cao hơn.

Số bước nhảy mạng

Nhiều bộ định tuyến trung gian có thể tăng số bước nhảy yêu cầu của các gói dữ liệu, khiến độ trễ mạng tăng lên. Một số chức năng của thiết bị mạng như xử lý địa chỉ trang web và tra cứu bảng định tuyến, cũng vô tình làm tăng thời gian trễ. 

Khối lượng dữ liệu

Khối lượng dữ liệu đồng thời lớn có thể làm tăng vấn đề về độ trễ mạng do khả năng xử lý của các thiết bị mạng chịu giới hạn. Đó là lý do vì sao cơ sở hạ tầng mạng dùng chung như Internet có thể gia tăng độ trễ của ứng dụng.

Hiệu năng máy chủ

Hiệu năng máy chủ ứng dụng có khả năng gây ra độ trễ mạng nhận thấy được. Trong trường hợp này, hoạt động truyền dữ liệu bị chậm trễ không phải do vấn đề mạng, mà bởi vì máy chủ phản hồi chậm.

Hậu quả của độ trễ băng thông

Băng thông thấp có thể cho phép hiển thị cực nhanh một trang web cơ bản chỉ text thông thường, nhưng sẽ khó khăn hơn để mang đủ gói dữ liệu lớn cùng một lúc để hỗ trợ các trò chơi online, video trực tuyến hay video, phim ảnh…Việc này dẫn đến độ trễ internet, mạng của bạn quá chậm để hiển thị tất cả những gì đang xảy ra trong thời gian thực, ví dụ khiến một bộ phim bạn đang phát trực tuyến hay game online bị chậm lại, giật lag.

Cách kiểm tra độ trễ mạng

Hiện nay có khá nhiều cách để kiểm tra độ trễ của mạng, website. Một trong số đó, Ping là cách phổ biến và dễ thao tác nhất 

Ping là một công cụ được tích hợp sẵn trong các hệ điều hành máy tính và nó được dùng để đo độ trễ mạng giữa 2 thiết bị trên cùng một mạng. Như vậy, khi thực hiện ping đến một địa chỉ website bất kỳ, bạn sẽ biết được tốc độ của website trước và sau khi sử dụng CDN có gì khác nhau.

Cách kiểm tra độ trễ mạng bằng Ping
Cách kiểm tra độ trễ mạng bằng Ping

Để thực hiện Ping

  • Đối với hệ điều hành Windows bạn hãy gõ Run enter vào ô tìm kiếm -> gõ cmd enter để xuất hiện cửa sổ chạy lệnh Ping, 
  • Đối với hệ điều hành MAC OS, bạn chỉ cần vào thanh tìm kiếm gõ Terminal và enter để hiển thị ra cửa sổ test Ping.

Cải thiện độ trễ mạng bằng cách nào?

Bạn có thể giảm độ trễ mạng bằng cách tối ưu hóa mạng và mã ứng dụng của bạn. Sau đây là một vài gợi ý. 

Cải thiện độ trễ mạng bằng cách nào?
Cải thiện độ trễ mạng bằng cách nào?

Nâng cấp cơ sở hạ tầng mạng

Bạn có thể nâng cấp thiết bị mạng bằng các tùy chỉnh cấu hình mạng, phần cứng và phần mềm mới nhất trên thị trường. Bảo trì mạng thường xuyên cũng khác hữu ích trong việc cải thiện thời gian xử lý gói tin và giảm độ trễ mạng. 

Giám sát hiệu năng mạng

Các công cụ quản lý và giám sát mạng có thể thực hiện nhiều chức năng như kiểm thử API mô phỏng và phân tích trải nghiệm người dùng cuối. Bạn có thể sử dụng chúng để kiểm tra độ trễ mạng dựa theo thời gian thực và khắc phục sự cố về độ trễ mạng. 

Nhóm điểm cuối mạng

Tạo mạng con là phương pháp nhóm các điểm cuối mạng thường giao tiếp với nhau. Mạng con có vai trò là một mạng nằm trong một mạng khác để giảm thiểu bước nhảy qua bộ định tuyến thừa và cải thiện độ trễ mạng.

Sử dụng các phương pháp định hình lưu lượng truy cập

Bạn có thể cải thiện độ trễ mạng bằng cách ưu tiên chọn các gói dữ liệu lớn hơn. 

Ví dụ: bạn có thể ưu tiên cho ứng dụng định tuyến mạng lưu lượng truy cập các cuộc gọi VoIP và trung tâm dữ liệu khi bị trì hoãn các loại lưu lượng truy cập khác. Điều này giúp cải thiện độ trễ mạng khá hiệu quả.

Giảm khoảng cách mạng

Bạn có thể cải thiện trải nghiệm người dùng mạng bằng cách lưu trữ máy chủ và cơ sở dữ liệu gần với người dùng cuối gần hơn về mặt địa lý. 

Ví dụ: nếu thị trường bạn hướng đến là Mỹ, bạn sẽ có hiệu năng mạng cao hơn khi lưu trữ các máy chủ của mình ở Mỹ 

Giảm bước nhảy mạng

Trong quá trình thay đổi từ bộ định tuyến này sang bộ định tuyến khác, mỗi khi thực hiện bước nhảy, gói dữ liệu sẽ lại làm tăng độ trễ mạng. Thông thường, lưu lượng truy cập phải thực hiện nhiều bước nhảy qua mạng Internet công cộng, qua các đường dẫn mạng có khả năng bị tắc nghẽn và vừa đủ để tới được điểm đích của bạn. 

Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng nhiều giải pháp đám mây để chạy những ứng dụng gần hơn với người dùng cuối. Đây cũng là một cách giúp giảm khoảng cách di chuyển trong hoạt động truyền mạng và số bước nhảy của lưu lượng truy cập mạng. 

Ví dụ: bạn có thể sử dụng Trình tăng tốc toàn cầu điện toán đám mây AWS để tích hợp lưu lượng truy cập mạng toàn cầu AWS gần nhất có thể thông qua mạng dự phòng toàn cầu của AWS, giúp cải thiện hiệu năng ứng dụng của bạn.

Các loại độ trễ khác 

Hệ thống máy tính có thể tồn tại nhiều độ trễ khác nhau, ví dụ như độ trễ ổ đĩa, độ trễ cáp quang và độ trễ hoạt động. Sau đây là một số loại độ trễ chủ đạo. 

Độ trễ ổ đĩa

Độ trễ ổ đĩa tính toán thời gian một thiết bị điện toán cần để đọc và lưu trữ dữ liệu. Đó là lý do việc viết một số lượng lớn tệp thay vì chỉ viết một tệp lớn duy nhất có thể xảy ra chậm trễ khi lưu trữ. 

Ví dụ: ổ cứng có độ trễ ổ đĩa lớn hơn ổ cứng thể rắn.

Độ trễ cáp quang

Độ trễ cáp quang là khoảng thời gian mà ánh sáng cần để truyền ở một khoảng cách cụ thể thông qua sợi cáp quang. Ở tốc độ ánh sáng, với mỗi km mà ánh sáng truyền qua không gian, độ trễ là 3,33 micro giây. Tuy nhiên, với mỗi km truyền đi trong sợi cáp quang, độ trễ sẽ là 4,9 micro giây. Tốc độ mạng có thể giảm bớt với mỗi đoạn cáp uốn cong hoặc bị lỗi. 

Độ trễ hoạt động

Độ trễ hoạt động là thời gian trì hoãn bởi các hoạt động điện toán. Đây là một trong những yếu tố khiến cho máy chủ bị chậm trễ. Khi các hoạt động chạy theo trình tự, bạn có thể tính toán độ trễ dưới dạng tổng thời gian mà mỗi hoạt động riêng lẻ cần để chạy. Trong luồng công việc song song, hoạt động chậm nhất sẽ quyết định thời gian của độ trễ hoạt động. 

Qua những thông tin trên đây, bạn đã hiểu độ trễ là gì rồi chứ. Để đường truyền mạng luôn ổn định và sử dụng mạng với hiệu suất cao nhất, người dùng nên lưu ý những cách cải thiện độ trễ mạng mà bài viết đã đề cập.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *