Đèn UV là gì? Tác dụng và tác hại từ đèn UV bạn cần biết

Đèn UV hay còn gọi là đèn tia cực tím hiện được nhiều người sử dụng với lời quảng cáo vô cùng hấp dẫn về các công dụng diệt khuẩn, lọc nước,… Vậy đèn UV thực chất là gì? Công dụng ra sao, có gây hại gì không và cách sử dụng đèn UV sao cho hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe?

Đèn UV là gì?

Đèn UV còn gọi là đèn tia cực tím. Loại đèn này sử dụng ánh sáng tia cực tím (UV) kết hợp với đèn huỳnh quang bước sóng ngắn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus và động vật nguyên sinh..

Bóng đèn UV là gì? Tác dụng và tác hại từ đèn UV bạn cần biết
Bóng đèn UV là gì? Tác dụng và tác hại từ đèn UV bạn cần biết

Lưu ý: Chính vì tia UV mang bước sóng ngắn nên ánh sáng phát ra từ đèn UV có thể gây ảnh hưởng tới mắt và da của con người. Đặc biệt, khi nhìn lâu ánh sáng đèn UV sẽ gây nhức mỏi mắt và nặng hơn là dẫn đến đau đầu. Do vậy, chúng ta không nên nhìn vào ánh sáng của đèn UV.

Tác dụng của bóng đèn UV là gì?

Đèn UV tia cực tím có rất nhiều tác dụng tích cực nên được sử dụng vô cùng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày trong nhiều lĩnh vực, có thể kể tới như:

  • Tác dụng lọc nước, lọc không khí

Bóng đèn UV diệt khuẩn được sử dụng như là một linh kiện của máy lọc nước và lọc không khí.

Tuy có thể gây hại cho da và mắt nhưng đèn UV lại mang lại những lợi ích bất ngờ. Và một trong đó chính là khả năng diệt khuẩn đến 99% – Thường được sử dụng trong công nghệ lọc không khí và lọc nước sinh hoạt. Cụ thể:

Đèn UV diệt khuẩn không cần hóa chất kèm theo

Bởi đèn UV có khả năng khử tới 99% vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Những vi khuẩn này có trong nước, không khí mà không cần đến bất kỳ một loại hóa chất nào kèm theo. Chính vì lẽ đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng nước uống và không khí đã qua hệ thống đèn UV mà không cần lo lắng cho sức khỏe.

Ngoài ra, cũng bởi không dùng đến hóa chất nên những môi trường sử dụng đèn tia cực tím UV không mùi khó chịu cho người sử dụng.

  • Điều trị ung thư, các bệnh về da

Trong Y tế, đèn UV dùng để điều trị ung thư, các bệnh về da như vàng da. Nhiều trẻ sơ sinh bị vàng da do dư thừa bilirubin trong cơ thể và nhờ sự chiếu xạ của đèn UV vô hại có thể phá hủy lượng bilirubin dư thừa ở trẻ sơ sinh.

  • Theo dõi ngôi sao trong trong dải ngân hà

Trong thiên văn học, đèn UV được dùng để giúp nhà khoa học theo dõi được những ngôi sao khác trong dải ngân hà.

Tác hại của đèn UV 

Tiếp xúc quá nhiều với tia UV có thể gây các bệnh về da và tổn thương mắt. Tia UVA và UVB gây tổn hại nhiều nhất đến lớp hạ bì, thậm chí có thể gây ung thư da. Tương tự như vậy, tia UV có ảnh hưởng tiêu cực đến thực vật bằng cách làm chậm quá trình quang hợp.

Tác hại của đèn UV là gì?
Tác hại của đèn UV là gì?

Ngoài ung thư da, khi tiếp xúc với tia UV có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như:

  • Tia UV từ ánh nắng mặt trời hoặc từ các nguồn nhân tạo như đèn UV có thể gây cháy nắng nếu tiếp xúc quá lâu.
  • Tiếp xúc với tia UV có thể khiến làn da bị lão hóa sớm với các biểu hiện như nếp nhăn, da sần sùi, đốm đồi mồi, dày sừng quang hóa,….
  • Tia UV cũng có thể gây ra các vấn đề về mắt, khiến giác mạc (ở mặt trước của mắt) bị viêm hoặc bỏng. Dẫn đến sự hình thành của bệnh đục thủy tinh thể và mộng thịt (sự phát triển mô trên bề mặt của mắt), cả 2 đều có thể làm giảm thị lực.
  • Tiếp xúc với tia UV cũng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Do đó, cơ thể khó chống lại sự nhiễm trùng hơn. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề như mụn rộp hoặc có thể khiến vắc-xin hoạt động kém hiệu quả hơn.

Xem thêm: Cực quang là gì? Cực quang đẹp nhất thế giới xuất hiện ở đâu?

Đèn UV hoạt động như thế nào?

Năng lượng tia cực tím từ đèn UV được mô tả là bức xạ vô hình. Để tiêu diệt vi sinh vật, tia UV sẽ tác động trực tiếp đến tế bào. Năng lượng UV xuyên qua màng tế bào bên ngoài, đi qua cơ thể và phá vỡ DNA, cản trở quá trình sinh sản của chúng. 

Xử lý bằng tia UV không làm thay đổi về mặt hóa học của nước, các vi sinh vật đã được khử trùng không bị loại bỏ khỏi nước. Khử trùng bằng đèn UV không loại bỏ các chất hữu cơ, vô cơ hoặc các phần tử hòa tan trong nước. Hiệu quả của quá trình này liên quan đến thời gian tiếp xúc và cường độ tia cực tím chiếu vào nước.

Ưu điểm của đèn UV

Tiêu thụ năng lượng thấp

Đèn UV tia cực tím có nhiều mức công suất, đáp ứng nhu cầu sử dụng khác nhau. Bên cạnh đó, mức tiêu thụ năng lượng của đèn UV phụ thuộc vào chất lượng nước. Điều này có nghĩa là nước càng bẩn, càng dính nhiều tạp chất thì đèn càng phải hoạt động nhiều. Tuy nhiên, dù ở môi trường nước nào thì đèn UV cũng tiêu tốn khá ít năng lượng. Nhờ đó, mà tuổi thọ của đèn UV cũng cao hơn so với các loại đèn khác.

Tuổi thọ cao

Theo nghiên cứu thì tuổi thọ trung bình của đèn UV khử khuẩn là khoảng 3000 giờ. Thời gian này tương đương 125 ngày sử dụng liên tục. Hơn nữa, đèn UV cực kỳ bền, người dùng không tốn chi phí bảo trì, sửa chữa và chi phí đầu tư cho đèn cũng không nhiều.

Cách dùng đèn UV khử khuẩn

Để sử dụng đèn UV với công dụng khử khuẩn phòng, các bạn thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Kiểm tra toàn bộ không gian xung quanh phòng muốn khử khuẩn và đảm bảo không có người trong phòng.
  • Bước 2: Mở toàn bộ cửa sổ và cửa chính.
  • Bước 3: Bật công tắc đèn UV, để đèn hoạt động từ 20 – 30 phút rồi tắt.
  • Bước 4: Sau đó, bạn bật quạt để không khí trong phòng được lưu thông trong 30 phút.
  • Bước 5: Đóng cửa phòng lại.
Sử dụng đèn UV khử khuẩn phòng khám
Sử dụng đèn UV khử khuẩn phòng khám

Lưu ý: Nếu bạn lắp đặt đèn có tấm chắn và hắt trần thì có thể sử dụng đèn UV khử khuẩn ngay cả khi có người.

Những lưu ý an toàn khi sử dụng đèn tia cực tím UV

Cách sử dụng đèn UV khá đơn giản đúng không nào. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn cũng như các thành viên trong gia đình, bạn cần lưu ý một số yêu cầu sau:

  • Đèn UV có khả năng tấn công vào ADN của vi khuẩn nhằm mục đích tiêu diệt, phá hủy chúng. Tuy nhiên, tia UV là loại sóng điện từ có năng lượng cao, đồng thời có thể gây hại tới vùng da, vùng mắt như gây rối loạn thị giác, giảm thị lực hay ung thư da,… Do đó, khi sử dụng đèn tia cực tím UV, bạn cần sử dụng đồ bảo hộ như quần áo, mắt kính để che chắn.
  • Làm sạch đèn UV trước khi sử dụng để đảm bảo đạt hiệu suất cao.
  • Để đèn UV tránh xa tầm tay trẻ em.
  • Khi đèn UV bị vỡ, bạn hãy dùng găng tay để xử lý mảnh vỡ nhằm đảm bảo an toàn.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản giúp bạn đọc hiểu được đèn UV là gì, có những lợi hại ra sao. Nếu bạn đã có nhu cầu tìm mua đèn UV thì hãy lựa chọn những cơ sở bán hàng uy tín. Đồng thời, hãy tuân thủ các quy định an toàn khi sử dụng loại đèn này để tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *