Dân chủ là gì? Bản chất và hình thái chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa

Dân chủ là mục tiêu, là khát vọng mà nhiều quốc gia trên thế giới theo đuổi. Vậy bạn có biết dân chủ là gì không? Các hình thức dân chủ? Vai trò, ý nghĩa, bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là gì? Hãy cùng với chúng tôi khám phá trong bài viết này nhé!

Chế độ dân chủ là gì?

Dân chủ là gì? Cho ví dụ

Dân chủ hiểu đơn giản là một hệ thống chính trị mà quyền lực tối cao là của nhân dân và được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua hệ thống đại diện do chính dân bầu nên.

Chế độ dân chủ - quyền lực tối cao thuộc về nhân dân
Chế độ dân chủ – quyền lực tối cao thuộc về nhân dân

Dân chủ có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại với ý nghĩa đó là “quyền lực của nhân dân”. Đây là một hệ thống chính trị mà tại đó người dân được phép bầu cho mọi việc. Thành bang Athena chính là nơi đầu tiên trên thế giới áp dụng hệ thống chính trị này. Tuy nhiên, tại Athena thì chỉ diễn ra một phần của nền dân chủ  bởi vì thời đó thì nữ giới và nô lệ không được phép tham gia bầu cử.

Trải qua rất nhiều năm, dân chủ đã được hiện thực hoá tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại nền văn minh hiện đại, có 2 nguyên tắc mà bất kỳ định nghĩa về dân chủ nào cũng đưa vào, đó là: mọi công dân đều có quyền tiếp cận đến quyền lực một cách bình đẳng và mọi công dân đều được hưởng quyền tự do.

Ví dụ về dân chủ:

  • Công dân đủ 18 tuổi được phép đi bầu cử.
  • Trưng cầu ý kiến của người dân trước khi ban hành hay sửa đổi một bộ luật mới.
  • Người dân được phép tự do sinh sống, kinh doanh và học tập theo quy định của pháp luật.
  • Các cán bộ sẽ tự phê bình trước nhân dân khi mắc khuyết điểm.
  • Các cơ quan, tổ chức phải công khai minh bạch các khoản thu chi.

Ý nghĩa của dân chủ

Dân chủ có ý nghĩa rất to lớn trong việc thể hiện tiếng nói của người dân. Dân chủ phản ánh mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước với nhân dân trong chế độ chính trị – xã hội nhất định. Tại Việt Nam thì mọi quyền hành và lực lượng đều là của nhân dân và từ nhân dân mà ra.

Dân chủ thể hiện tiếng nói của người dân
Dân chủ thể hiện tiếng nói của người dân

Vai trò của dân chủ

Dân chủ có vai trò đặc biệt quan trọng trong cách vận hành cũng như sự phát triển của một hệ thống chính trị, có thể kể đến như:

  • Quyền tự đưa ra quyết định và tự do cá nhân: Nhân dân nếu có quyền dân chủ thì họ sẽ có thể đưa ra những ý kiến, quyết định của bản thân mình trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Người dân có quyền tự do tham gia cũng như góp ý vào các quyết định chính trị có tầm ảnh hưởng đến vận mệnh của đất nước.
  • Dân chủ giúp phân bổ quyền lực: Dân chủ cũng giúp ngăn chặn những trường hợp quyền lực tập trung vào một cá nhân hoặc là một tổ chức nào đó. Khi đó, quyền lực sẽ được phân bổ, đảm bảo không bị lợi dụng bởi các âm mưu độc chiếm chỉ vì lợi ích cá nhân.
Dân chủ giúp phân bổ quyền lực
Dân chủ giúp phân bổ quyền lực
  • Tìm ra các phương hướng có tính đột phá: Khi mà người dân có quyền được tự do bày tỏ quan điểm và ý kiến thì vấn đề sẽ được nhìn nhận theo nhiều khía cạnh khác nhau, giúp xử lý một cách triệt để hơn.

Nguyên tắc thực thi tính dân chủ là gì?

Nguyên tắc cốt lõi trong việc đảm bảo thực thi dân chủ đó chính là: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và cuối cùng là dân thụ hưởng. Đây cũng như là một mục tiêu, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và Nhà nước.

  • Dân biết: Nhân dân hiểu rõ và nắm được các chủ trương, đường lối cũng như chính sách của Đảng và Nhà nước.
  • Dân bàn: Khi đã nắm rõ được các nội dung, mục đích của các chủ trương, chính sách thì nhân dân có quyền bàn luận, thảo luận và góp ý về các vấn đề có trong nội dung của những chính sách này. Từ đó đưa ra những giải pháp hoặc là đề xuất tối ưu, hiệu quả.
  • Dân làm: Nhân dân phải làm việc, thực hiện theo các chủ trương và chính sách trong thực tiễn cuộc sống. Nhân dân có vai trò là chủ thể thực hiện cũng như triển khai các chủ trương, chính sách này.
Nguyên tắc thực thi dân chủ
Nguyên tắc thực thi dân chủ
  • Dân kiểm tra: Nhân dân xem xét, đánh giá về thực tế thực hiện theo các đường lối, chủ trương và chính sách nhằm phát hiện ra những sai lệch, thiếu sót cần được giải quyết. Từ đó có thể đưa ra các biện pháp điều chỉnh một cách kịp thời.
  • Dân giám sát: Nhân dân theo dõi và xem xét về quá trình thực hiện các công tác triển khai đường lối, chủ chương, kế hoạch hay dự án của Nhà nước.
  • Dân thụ hưởng: Nhân dân được thụ hưởng các thành quả của quá trình phát triển đời sống vật chất và tinh thần.

Tuy nhiên để có thể thực hiện được điều này thì chúng ta cần phải xây dựng, hoàn thiện và duy trì bền vững hệ thống các cơ chế đúng đắn; duy nhất cho việc thực thi dân chủ để có thể mở rộng dân chủ trong xã hội.

Ngoài ra, để tạo ra được một bước đệm vững chắc giúp cho bộ máy Nhà nước và chế độ dân chủ được diễn ra suôn sẻ thì mỗi người dân cần phải ý thức được vai trò cũng như trọng trách của mình trong việc đưa ra các quyết định chung.

Bản chất của nền dân chủ là gì?

Lênin đã từng khẳng định rằng: “Dân chủ trong chủ nghĩa xã hội bao quát tất cả các mặt của đời sống xã hội. Trong quá trình phát triển, tiến hóa của dân chủ, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được xem là đỉnh cao”. Theo đó, bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa sẽ có 4 nội dung chính như sau:

  • Bản chất về chính trị: Thể hiện sự lãnh đạo về mặt chính trị của giai cấp công nhân trong việc thực hiện quyền lực cũng như lợi ích của toàn thể nhân dân trên mọi lĩnh vực (thông qua Đảng Cộng sản đối với toàn bộ xã hội). Quyền lực này của giai cấp công nhân được thể hiện qua các quyền dân chủ, quyền làm chủ và quyền con người.
Bản chất kinh tế của dân chủ
Bản chất kinh tế của dân chủ
  • Bản chất về kinh tế: Thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu cũng như việc thực hiện chế độ phân chia lợi ích chủ yếu dựa theo kết quả lao động. Bản chất được bộc lộ một cách đầy đủ và rõ ràng nhất là qua một quá trình ổn định chính trị, phát triển sản xuất cũng như nâng cao đời sống của toàn xã hội.
  • Bản chất về văn hóa: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa kế thừa và phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc. Nhân dân cũng chính là người làm chủ những giá trị văn hóa tinh thần. Họ có quyền được nâng cao trình độ văn hóa và phát triển theo các định hướng cá nhân. Nhìn chung thì dân chủ là thành tựu văn hóa, là quá trình sáng tạo và khát vọng về tự do sáng tạo, phát triển của con người.
  • Bản chất về tư tưởng – xã hội: Là sự kết hợp hài hòa trong lợi ích giữa các cá nhân, tập thể đối với lợi ích của toàn xã hội. Đặc biệt, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng lấy nền tảng là hệ tư tưởng Mác – Lênin kết hợp hệ tư tưởng của giai cấp công nhân với mọi hình thái ý thức xã hội. Để thực hiện được theo nền dân chủ này thì điều kiện tiên quyết là cần phải bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Các hình thức dân chủ hiện nay

Dân chủ trực tiếp

Dân chủ trực tiếp (dân chủ thuần tuý) là hình thức mà công dân của quốc gia được trực tiếp bỏ phiếu thông qua luật pháp của quốc gia đó thay vì là cử đại diện để chấp thuận các luật đó.

Dân chủ trực tiếp
Dân chủ trực tiếp

Dân chủ trực tiếp hiện đại bao gồm có 3 trụ cột chính, đó là:

  • Quyền đề xướng luật lệ.
  • Trưng cầu dân ý (bao gồm cả việc cho phép người dân bỏ phiếu phủ quyết sự ban hành của pháp luật).
  • Bãi nhiệm bằng cách gửi kiến nghị hoặc là trưng cầu dân ý, cho phép nhân dân bãi nhiệm những người đã được bầu ra.

Dân chủ đại diện

Dân chủ đại diện chính là hình thức Nhà nước mà những người được người dân bầu ra sẽ thay mặt cho nhân dân vận hành trên nguyên tắc là thi hành chủ quyền nhân dân. Những người được bầu ra sẽ là đại diện cho ý chí của nhóm người đó. Hầu như các nước phương Tây hiện nay thì đều mang hình thức dân chủ đại diện này.

Dân chủ đại diện
Dân chủ đại diện

Dân chủ bán trực tiếp

Những nền dân chủ kết hợp cả dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện thì được gọi là dân chủ bán trực tiếp.

Ngoài ra, một vài các biến thể của nền dân chủ có thể kể đến như: Quân chủ lập hiến, Dân chủ tự do, Cộng hòa lập hiến, Dân chủ xã hội chủ nghĩa…

Một số khái niệm liên quan đến dân chủ

Tập trung dân chủ là gì?

Tập trung dân chủ chính là một nguyên tắc của hoạt động Đảng, được kết hợp hài hòa giữa 2 yếu tố là “tập trung” và “dân chủ” để tạo thành một thể thống nhất. Theo đó, dân chủ sẽ là điều kiện tiền đề của tập trung, còn tập trung sẽ là cơ sở cho dân chủ được thực hiện.

Tập trung dân chủ
Tập trung dân chủ

Hiệp thương dân chủ là gì?

Hiệp thương dân chủ bao gồm 2 khái niệm “hiệp thương” và “dân chủ” được ghép lại với nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt thì nó có nghĩa là họp, thương lượng những vấn đề chính trị và kinh tế có liên quan chung đến các bên. Như vậy thì hiệp thương dân chủ được hiểu theo nghĩa là những cuộc họp, thương lượng hay thỏa thuận có liên quan chung đến các bên một cách dân chủ.

Quy chế dân chủ là gì?

Quy chế dân chủ được hiểu là một hệ thống quy định và quyền lực được thiết lập trong một tổ chức, tổ chức xã hội hoặc là quốc gia nhằm bảo đảm quyền tự do, quyền lợi cũng như sự tham gia của các công dân. Nó hình thành nên một cơ chế tổ chức và điều hành để đảm bảo được tính công bằng, đại diện và đáng tin cậy trong việc ra các quyết định hoặc quản lý.

Quy chế dân chủ
Quy chế dân chủ

Lãnh đạo dân chủ là gì?

Lãnh đạo dân chủ là phong cách lãnh đạo mà trong đó mọi quyết định được đưa ra bằng sự tham gia của toàn bộ thành viên của nhóm hoặc là tổ chức. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc là tất cả mọi người đều có quyền được tham gia vào việc đưa ra quyết định cũng như thể hiện ý kiến cá nhân của mình.

Hái hoa dân chủ là gì?

Hái hoa dân chủ là một trong những trò chơi phổ biến trong nhiều chương trình sự kiện. Đối với trò chơi này thì mỗi người sẽ được “hái một bông hoa” (hoa giấy có chứa một thông điệp nào đó) và sẽ phải thực hiện theo yêu cầu của bông hoa đó.

Có thể bạn quan tâm:

Chủ nghĩa xã hội là gì? Tư tưởng và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội

Tư bản là gì? Chủ nghĩa tư bản là gì? Bản chất và hình thái

Trên đây là những thông tin liên quan đến dân chủ là gì, bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có được thêm những thông tin thú vị và bổ ích!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *