Cổng barrier là gì? Tư vấn lắp đặt barie tự động phù hợp

Hiện nay, cổng barrier là thiết bị không còn xa lạ đối với chúng ta. Dễ dàng bắt gặp barie tại cổng vào của nhiều công ty, xí nghiệp, trung tâm thương mại,…phục vụ việc giám sát, kiểm tra các phương tiện giao thông ra vào. Để hiểu được chính xác cổng barrier là gì? Cấu tạo ra sao; cách lắp đặt barie tự động như thế cho phù hợp với mục đích kiểm soát an ninh, cùng tham khảo bài viết sau nhé 

Cổng barriers là gì? 

Barrier tự động (barie tự động) là thiết bị tự động đóng/mở hỗ trợ việc kiểm soát ra vào trong hệ thống an ninh, phân làn và điều tiết giao thông trở nên dễ dàng và tiện lợi. 

Thanh chắn Barrier tự động là một thiết bị không thể thiếu đối với việc kiểm soát ra vào và hệ thống bãi giữ xe thông minh tại các tòa nhà, khu công nghiệp, trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học,…

Cổng barriers là gì?
Cổng barriers là gì?

Barrier tự động còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: ba-ri-e, cổng điện barie, cổng điện barie, cổng barrier điện, cổng barie điện, thanh chắn điện, thanh chắn giao thông, thanh chắn barie tự động,…

Cấu tạo của Barrier tự động

Bộ cổng barie tự động hoàn chỉnh bao gồm:

  • Remote điều khiển từ xa: Cổng Barrier tự động được đóng mở dễ dàng bằng remote. Bộ sản phẩm gồm có 2 remote. Người dùng có thể mua thêm remote Barrier sơ cua
  • Board mạch điều khiển: Điều khiển, nhận lệnh từ thiết bị điều khiển và đưa tín hiệu đến động cơ. Mỗi mỗi dòng sản phẩm barrier tự động sẽ có một bảng mạch riêng biệt. Bảng mạch đặt trong vỏ thùng barrier
  • Động cơ điện 220V/AC (50Hz-60Hz): Nhận lệnh của bảng mạch, thực hiện các chuyển động để nâng lên, hoặc hạ xuống cánh tay barie
  • Cánh tay barrier: Còn gọi là thanh nhôm barie, làm từ nhôm rỗng ruột, với lớp sơn tĩnh điện; có độ bền cao. Ngoài ra còn được dán lớp phản quang, hoặc tích hợp đèn led, để dễ nhận biết khi ban đêm. Đây là bộ phận quan trọng, giúp điều tiết giao thông. Chiều dài của thanh chắn này có thể điều chỉnh hoặc cố định tùy vào mục đích sử dụng hay quy mô sử dụng. Trong đó, thanh chắn của dạng barrier cần gập sẽ là hai thanh chắn nối với nhau để khi sử dụng có thể kéo lên tạo độ gấp khúc. Riêng barrier rào chắn thì dùng cánh tay rào chắn
  • Vỏ tủ điện (Vỏ thùng): Giúp bảo vệ bảng mạch, động cơ bên trong khỏi tác dụng của yếu tố thời tiết như mưa, gió. Vỏ được sơn tĩnh điện. Ngoài ra các sản phẩm Barrier tự động dùng sơn đặc biệt có độ bền màu cao. Sản phẩm này thường đặt ngoài trời, nên yêu cầu cấp bảo vệ cao, tối thiểu là IP44. 

Có những loại barie nào?

Các loại Barie
Các loại Barie

Barie cần thẳng

Barie cần thẳng được làm dạng thanh nhôm thẳng dài từ 1m đến 6m (có thể điều chỉnh kích thước phù hợp trong quá trình sử dụng)

Thiết bị này sử dụng ở khu vực ngoài trời, không gian trống và không bị vướng chiều cao, mái nhà, cổng vòm, cành cây….

Đặc điểm: tay cần barie dạng thẳng, dễ dàng lắp đặt và thay thế sửa chữa. Giá thành barie cần thẳng tự động rẻ.

Barrier tự động dạng cần gập (barie tự động tay gập)

Đây là dạng thanh barie có thể gập lại mỗi lần mở lên để không bị vướng mái hay trần nhà.

Có 2 loại kiểu cần gập là: gập 90 độ (hình chữ L) và gập 180 độ (hình chữ I). Thông thường, các nhà sản xuất hay cung ứng loại barie tự động cần gập 90 độ vì đơn giản, dễ làm và bền.

Barie tự động cần gập 180 độ chủ yếu sử dụng ở khu vực chiều cao trần nhà thấp, nhưng có nhiều xe gầm cao ra vào bãi đỗ xe.

Barie rào chắn

Đây là thanh barrier dạng hàng rào thường sử dụng ở những khu vực nhà máy hạn chế người và xe cộ ra vào như khu quân đội, an ninh cao…

Rào chắn barie tự động có tay cần dài tối đa 6m (có thể tùy chỉnh kích thước trong quá trình lắp đặt).

Có 2 dạng barie rào chắn là: barie rào chắn đơn và barie rào chắn đôi.

Barie rào chắn đơn thường được sử dụng nhiều hơn vì chiều cao vừa tầm và có thể quan sát được bên ngoài. Nếu xe quan trọng cần đi qua thì có thể dễ dàng mở cổng kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Thanh chắn barie sử dụng như thế nào? Hướng dẫn lắp đặt

Cổng xoay 3 càng là gì? Lưu ý gì khi lắp đặt & sử dụng

Hướng dẫn lắp đặt barie tự động

Cách lắp barie không quá phức tạp, bạn hãy thực hiện theo thứ tự các bước sau đây:

Hướng dẫn lắp đặt barie tự động
Hướng dẫn lắp đặt barie tự động

Bước 1

Hàn 4 bu lông của barie tự động vào trong một bảng sắt. Sau đó, đặt đế của barie xuống hố trước khi đổ bê tông vào.

Đổ một lượng bê tông có độ dày khoảng 30 – 50cm theo khuôn có sẵn của đế barie. Để như vậy khoảng vài ngày cho bê tông khô hẳn thì tiến hành dựng barie vào đế. Sau đó, cố định 4 bu lông ở đáy cho thật chắc chắn rồi đẩy đầu thừa dây nguồn và dây vòng vào đáy tủ.

Bước 2

Kết nối dây nguồn vào bảng main của barie rồi cài đặt tần số cho bảng điều khiển của cần barie. Sau đó, lần lượt lắp thanh chắn barie vào phần thân của barie và thanh đỡ đầu cần. Tiến hành căn chỉnh các bộ phận như: lò xo,vòng từ, dây nguồn, dây đèn LED,… sao cho phù hợp nhất.

Bước 3

Thử kết nối barie với nguồn điện và cho barie hoạt động thử bằng điều khiển cầm tay hoặc điều khiển bàn. Nếu như thanh chắn barie hoạt động trơn tru và không có dấu hiệu rung lắc thì bạn đã lắp đặt barie thành công.

Trên đây là toàn bộ những thông tin giúp bạn hiểu được barie nghĩa là gì, có những loại nào cũng như hướng dẫn chi tiết cách lắp lắp đặt barie tự động. Hay lựa chọn loại barie phù hợp với nhu câu sử dụng để phát huy tối đa hiệu của của thiết bị này nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *