Chủ nghĩa xã hội là gì? Tư tưởng và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội

Chủ nghĩa xã hội là khái niệm đã quá quen thuộc với mỗi người Việt Nam. Tuy nhiên chủ nghĩa xã hội là gì thì không phải ai cũng hiểu rõ. Trong bài viết này hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ này nhé! 

Chủ nghĩa xã hội là gì?

Chủ nghĩa xã hội (CNXH) là một trong 3 ý thức hệ chính trị lớn được hình thành trong thế kỷ thứ 19. Thuật ngữ chủ nghĩa xã hội được tiếp cận dưới 4 nghĩa cụ thể như sau:

  • Chủ nghĩa xã hội chính là ước mơ, nguyện vọng và nhu cầu của nhân dân lao động về một xã hội mà ở đó không có chế độ tư hữu, giai cấp, nghèo nàn, lạc hậu, áp bức, bóc lột, cạnh tranh hay tội ác… và trong xã hội đó thì nhân dân được giải phóng cũng như có quyền làm chủ.
  • Chủ nghĩa xã hội với ý nghĩa là một phong trào đấu tranh thực tiễn của người dân lao động chống lại chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công, đòi quyền dân chủ.
Chủ nghĩa xã hội
Chủ nghĩa xã hội
  • Chủ nghĩa xã hội với tư cách là những tư tưởng, lý luận cũng như học thuyết về giải phóng xã hội loài người khỏi chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công, nghèo nàn và lạc hậu. Xây dựng một xã hội mới dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Tức là không hề có sự phân chia giai cấp hay sự khác nhau về tài sản, không có bất công, không có cạnh tranh. Đây sẽ một xã hội tốt đẹp nhất trong lịch sử nhân loại từ trước đến nay.
  • Chủ nghĩa xã hội với ý nghĩa là một chế độ xã hội mà người dân lao động xây dựng. Nhưng trên thực tế là dưới sự lãnh đạo của Đảng tiên phong là của giai cấp công nhân.

Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội là gì?

  • Đối với văn hóa – tư tưởng

Trong xã hội chủ nghĩa thì cần phải có nền văn hóa phát triển cao, kế thừa cũng như phát huy những giá trị của văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa của nhân loại. 

Các chế độ dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân thì sẽ dẫn đến tình trạng tha hóa con người, tha hóa của người lao động. Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho người lao động đã trở thành một trong những nhiệm vụ cấp bách và có ý nghĩa đột phá trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Kế thừa và phát triển văn hóa
Kế thừa và phát triển văn hóa
  • Đối với chính trị – xã hội

Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa mang bản chất của giai cấp công nhân và cũng vừa mang tính nhân dân rộng rãi. Xã hội chủ nghĩa là một chế độ dân chủ, quyền lực cao nhất sẽ thuộc về nhân dân. 

Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước được thể hiện trước hết là công cụ để bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân. Do lợi ích của giai cấp công nhân về cơ bản là thống nhất đôi với lợi ích của nhân dân lao động. Vậy nên Nhà nước xã hội chủ nghĩa còn mang tính nhân dân rộng rãi.

  • Đối với quan hệ dân tộc

Xã hội chủ nghĩa là một xã hội bảo đảm công bằng, bình đẳng cũng như sự đoàn kết giữa các dân tộc với nhau.

  • Đối với quan hệ quốc tế

Quan hệ giữa các dân tộc và quốc tế được giải quyết dựa trên cơ sở là kết hợp chủ nghĩa yêu nước cùng với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.

Tư tưởng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Lựa chọn con đường chủ nghĩa xã hội chính là sự nhất quán của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng thì Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn luôn khẳng định rằng: “Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng Sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam”.

Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một chế độ xã hội ưu việt và vì nhân dân, đem lại tự do cũng như hạnh phúc cho nhân dân: “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải là vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá của con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ cũng như công bằng xã hội, chứ không phải là gia tăng khoảng cách giàu, nghèo và bất bình đẳng xã hội, với phương châm – dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Có thể nói, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là phù hợp với xu thế của thời đại hiện nay. Là một nước thuộc địa nửa phong kiến nên sau khi giành được độc lập đã bỏ qua sự phát triển của chế độ tư bản chủ nghĩa để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Việt Nam đã phải trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, đầy khó khăn và đầy gian khổ hy sinh với quyết tâm đó là chống lại ách đô hộ cũng như xâm lược của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân.

Mục tiêu chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Tăng cường tổng kết thực tiễn để làm rõ ràng lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kỳ đổi mới, dưới tác động của những nhân tố thời đại và của thế giới hiện nay. Đó chính là:

  • Tình hình chính trị, an ninh và kinh tế thế giới có những biến động lớn, nhanh chóng, phức tạp và khó dự báo.
  • Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột cục bộ tiếp tục diễn ra rất phức tạp và quyết liệt.
  • Chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa dân túy và cường quyền nước lớn trong quan hệ quốc tế đang gia tăng. 
  • Tiến trình toàn cầu hóa tiếp tục tiến triển nhưng lại gặp nhiều trở ngại như: luật pháp quốc tế hay các thể chế đa phương toàn cầu đang đứng trước những thách thức đối với mọi quốc gia, dân tộc…
Đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa

Hiện nay thì Việt Nam đang ở chặng đường “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và phấn đấu để trở thành “nước phát triển, thu nhập cao”, thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại cho chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đây vừa là tính phổ biến và cũng vừa mang tính đặc thù trong cả quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước có điểm xuất phát thấp từ nền sản xuất lạc hậu như nước ta. 

Có thể bạn quan tâm:

Lòng yêu nước là gì? Biểu hiện và vai trò của lòng yêu nước hiện nay

Cách mạng tư sản là gì? Hình thức, ý nghĩa và các cuộc cách mạng tư sản

Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu chủ nghĩa xã hội là gì. Để biết thêm các thông tin thú vị khác, đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất trên muahangdambao.com nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *