Chính sách là gì? Hiện nay có những loại chính sách nào?

Chính sách – một công cụ quan trọng trong công tác quản lý, từ các tổ chức quốc tế cho đến từng quốc gia, từ Nhà nước cho đến các đơn vị, tổ chức chính trị xã hội hay doanh nghiệp… Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ chính sách là gì? Có những loại chính sách nào? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về khái niệm “chính sách” này nhé!

Chính sách là gì?

Trong thực tế có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm chính sách, có thể kể đến như:

  • Theo từ điển bách khoa Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…”
  • Theo James Anderson: “Chính sách là một quá trình hành động có mục đích theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm”.
Chính sách - Policy
Chính sách – Policy

Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản, chính sách là các chương trình hành động do nhà lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để có thể giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình.

Có thể thấy rằng, chính sách chính là công cụ tác động qua lại giữa các nhóm, tập đoàn xã hội liên quan trực tiếp hoặc là gián tiếp với tổ chức, các hoạt động của Nhà nước, của các Đảng phái hay các thiết chế khác nhau của hệ thống chính trị. Mục đích của chính sách là để thực hiện các lợi ích, mục tiêu cũng như nhiệm vụ của các tập đoàn xã hội này.

Ví dụ: chính sách bảo vệ môi trường, chính sách miễn giảm học phí… 

Những loại chính sách hiện nay là gì?

Chính sách xã hội

Một kế hoạch hoặc hành động của chính phủ hoặc của các cơ quan thể chế với mục đích cải thiện hay cải cách xã hội thì được gọi chung là chính sách xã hội.

Chính sách xã hội
Chính sách xã hội

Đặc điểm của chính sách xã hội:

  • Lấy con người làm trung tâm để từ đó phát triển một cách toàn diện.
  • Luôn mang đậm tính nhân đạo cùng tính nhân văn sâu sắc. Hướng tới mục tiêu cao cả đó là hình thành nên các giá trị chuẩn mực, tiến bộ, góp phần đẩy lùi cái xấu và cái ác trong xã hội.
  • Tính trách nhiệm xã hội cao biểu hiện thông qua việc quan tâm đến những số phận bất hạnh, khổ cực phải sống trong những điều kiện khó khăn và thiếu thốn. Đồng thời, các cá nhân đó còn được tạo điều kiện để phát triển và vươn lên hòa nhập với xã hội.
  • Một chính sách xã hội được xem như là hiệu quả thì bên cạnh việc xác định đúng mục tiêu, đối tượng thì nó cần phải bao gồm các yếu tố như: cơ chế hoạt động, bộ máy nhân sự, chương trình dự án hay kinh phí riêng để thực hiện… 

Vai trò của chính sách xã hội: 

  • Chính sách xã hội tập trung chủ yếu vào con người với mục đích là khai thác tiềm năng cũng như nguồn lực để đảm bảo sự ổn định và sự phát triển của xã hội. Vậy nên sự ảnh hưởng của chính sách xã hội đối với sự phát triển của xã hội là rất lớn.
Chính sách xã hội tập trung chính vào con người
Chính sách xã hội tập trung chính vào con người
  • Chính sách xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích các nhiệm vụ của chính phủ, quốc gia, gia đình, xã hội, thị trường hay các tổ chức quốc tế thông qua việc cung cấp các dịch vụ và hỗ trợ trong suốt cuộc đời của con người.
  • Chính sách xã hội là để xác định và giảm thiểu những bất bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ cũng như hỗ trợ giữa các nhóm xã hội được xác định theo tình trạng kinh tế – xã hội, chủng tộc hay dân tộc…
  • Chính sách xã hội còn góp phần đẩy lùi những phân hóa, mâu thuẫn hay những khác biệt trong xã hội. Đồng thời còn giúp phát huy khả năng của toàn xã hội vào những mục tiêu chung, thông qua việc điều tiết các mối quan hệ xã hội trên mọi khía cạnh cùng lĩnh vực khác nhau.
  • Thể hiện sự công bằng xã hội và đây cũng chính là vai trò trọng yếu của chính sách này. Điều đó đã tạo nên một làn sóng tích cực, góp phần đẩy mạnh quá trình phát triển bền vững của xã hội.

Chính sách pháp luật

Chính sách pháp luật hiểu đơn giản là loại chính sách có vai trò hỗ trợ trong công tác triển khai các chính sách khác được đưa vào đời sống, thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hay các phương tiện pháp lý khác. Tuy nhiên, trong chính sách pháp luật thì tính độc lập được thể hiện rất rõ.

Chính sách pháp luật
Chính sách pháp luật

Vai trò của chính sách pháp luật:

  • Không chỉ tại nước ta mà ở hầu hết các nước trên thế giới, chính sách pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng và nó được xem là một trong những định hướng nghiên cứu của khoa học pháp lý cũng như khoa học chính sách công của thế kỷ XXI.
  • Thực tế đã cho thấy rằng chính sách pháp luật chính là nền tảng và là công cụ quan trọng để giải quyết các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn của đời sống xã hội. Đồng thời, chính sách pháp luật này còn xuyên suốt, là nền tảng vững chắc cho các loại chính sách khác.

Chính sách kinh tế

Chính sách kinh tế chính là tập hợp của các biện pháp và hành động do Chính phủ thực hiện để tác động đến các hoạt động kinh tế của quốc gia, dựa theo một kế hoạch và thời gian nhất định đã được xây dựng một cách cụ thể.

Đạt được các mục tiêu về kinh tế của quốc gia sẽ là mục đích chính mà chính sách kinh tế hướng đến. Ngoài ra, chính sách kinh tế cũng là một trong những chính sách cốt lõi, là nền tảng được Nhà nước ta định hướng và xây dựng cho toàn bộ các chính sách của các lĩnh vực thuộc về nền kinh tế khác.

Chính sách kinh tế
Chính sách kinh tế

Chức năng của chính sách kinh tế:

  • Chức năng phân bổ: Giải quyết các vấn đề có liên quan đến phân bổ nguồn ngân sách.
  • Chức năng ổn định: Kiểm soát lãi suất cũng như lạm phát.
  • Chức năng phân phối: Xây dựng chính sách thuế để đáp ứng các tầng lớp và lĩnh vực khác nhau.

Chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ được hiểu là chính sách sử dụng các công cụ tín dụng và hối đoái để điều tiết việc cung ứng tiền cho nền kinh tế. Mục tiêu là ổn định tiền tệ, giảm lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp cũng như thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế….

Chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ

Phân loại chính sách tiền tệ:

  • Chính sách tiền tệ mở rộng (hay tiền tệ nới lỏng): Mức cung tiền tăng nhiều hơn so với mức bình thường thông qua ngân hàng của Nhà nước. Trong trường hợp mà nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao thì chính sách tiền tệ này thường được sử dụng.
  • Chính sách tiền tệ thu hẹp (hay tiền tệ thắt chặt): Là việc giảm mức cung tiền của ngân hàng Nhà nước. Trong điều kiện mà nền kinh tế đang phát triển quá nhanh và lạm phát tăng cao thì thường áp dụng chính sách này.

Một số khái niệm liên quan đến “chính sách”

Chính sách Nhà nước là gì?

Nhằm đáp ứng mục tiêu giải quyết các vấn đề thực tiễn cũng như thúc đẩy các giá trị ưu tiên thông qua chuỗi những hành động mang tính quyền lực của Nhà nước thì sẽ được gọi là chính sách Nhà nước.

Chính sách công là gì?

Thực tế, chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào giải thích về khái niệm chính sách công là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu chính sách công chính là sản phẩm của quyền lực chính trị được Nhà nước ban hành. Chính sách công được tạo thành thông qua các quyết định định hướng sự phát triển của đất nước ở mọi lĩnh vực như: kinh tế, xã hội, văn hóa, pháp luật…

Chính sách công
Chính sách công

Chính sách thông tin là gì?

Chính sách thông tin được hiểu là tập hợp các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp hay  công cụ mà tổ chức, Nhà nước sử dụng để tác động lên chủ thể thông tin khác. Từ đó giúp giải quyết các vấn đề chính sách hay những mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng thể của tổ chức hay Nhà nước.

Truyền thông chính sách là gì? 

Truyền thông chính sách chính là một phần trong hoạt động của chính phủ nhằm đưa thông tin về các chính sách đến với người dân, thuyết phục họ thay đổi nhận thức cũng như hành vi của mình theo đúng pháp luật. Đặc biệt, đây còn là kênh thông tin ngược để chính phủ lấy ý kiến của nhân dân khi xây dựng các loại chính sách mới hoặc khi điều chỉnh chính sách hiện tại nhằm tạo ra sự đồng thuận xã hội.

Có thể bạn quan tâm:

Hành chính là gì? Vi phạm hành chính là gì? Khái niệm liên quan

Lao động là gì? Chính sách, nội dung của nhà nước về Luật LĐ

Trên đây là những thông tin liên quan đến chính sách là gì. Có thể thấy rằng chính sách đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý, giúp giải quyết các vấn đề đặt ra một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *