Cảm ứng là gì? Tìm hiểu về cảm ứng là gì trong sinh học

Cảm ứng là gì? Cảm ứng trong sinh học của động vật và thực vật như thế nào? Đặc điểm, ý nghĩa, vai trò của cảm ứng ở động thực vật như thế nào…Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của muahangdambao.com nhé!

Cảm ứng là gì?

Cảm ứng là khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại nó từ môi trường sống để đảm bảo cho sinh vật phát triển và tồn tại.

Ví dụ cảm ứng: con giun khi bị chạm vào co mình lại, tay chạm vào vật sắc nhọn có phản ứng rụt tay lại…

Cảm ứng là gì trong sinh học 8
Cảm ứng là gì trong sinh học 8

Cảm ứng ở thực vật là gì?

Cảm ứng ở thực vật là phản ứng lại với các kích thích của thực vật qua các vận động của các cơ quan. Tuy nhiên, những phản ứng, vận động của thực vật lại diễn ra 1 cách chậm rãi, khó nhận thấy.

Các hình thức phản ứng trên thực vật cũng kém đa dạng và bao gồm cả cảm ứng động và hướng động. Những cảm ứng này còn được gọi là sự vận động định hướng và vận động cảm ứng.

Ví dụ hiện tượng lá cây xấu hổ khi có lực tác động vào sẽ chụm lại.

Hướng động của cảm ứng ở thực vật diễn ra như thế nào?

Hướng động hay còn gọi là vận động có định hướng ở thực vật được xác định bằng 2 hướng động chính là: hướng động Dương và  m. Cụ thể:

  • Hướng động dương: là sự vận động, sinh trưởng của thực vật với các nguồn kích thích bởi những tế bào ở phía được kích thích phân chia hay sinh trưởng sẽ nhanh hơn so với những tế bào ở phía không có kích thích.
  • Hướng động âm: là hình thức vận động của thực vật để nhằm tránh xa nguồn kích thích bởi những tế bào phía được kích thích phân chia và sinh trưởng nhanh hơn là do những tế bào ở phía không có kích thích.

Các hình thức hướng động ở thực vật hay gặp

Ở thực vật có 5 hình thức hướng động chính đó là:

  • Hướng sáng: đó là phản ứng của thực vật đáp lại tác động dưới ánh sáng khi đó rẽ sẽ hướng sang sáng âm còn thân và cành hướng sang sáng dương.
Hướng động cảm ứng của thực vật có nhiều hình thức khác nhau
Hướng động cảm ứng của thực vật có nhiều hình thức khác nhau
  • Hướng trọng lực: là phản ứng của thực vật đáp lại các tác động do trọng lực hướng vào. Khi đó rễ cây sẽ hướng về phía trọng lực dương và thân cành hướng về trọng lực âm.
  • Hướng nước: là phản ứng sinh trưởng của thực vật khi hướng về nơi có nguồn nước.
  • Hướng hóa: là phản ứng của thực vật khi đáp lại những tác động do hóa chất gây ra. Khi đó, rễ cây sẽ tránh những nơi có hóa chất độc hại và hướng về nơi có nguồn dinh dưỡng phù hợp thích hợp cho sự phát triển, sinh trưởng của nó.
  • Hướng tiếp xúc: là nơi xảy ra phản ứng sinh trưởng của thực vật nhằm đáp ứng lại những tác động với bộ phận của cây hay vật tiếp xúc.

Vai trò của hướng động ở thực vật là gì?

Hướng động đối với thực vật có vai trò quan trọng nhằm giúp cây có thể thích ứng với các biến động của điều kiện môi trường để tồn tại và phát triển. Ngoài ra, nó còn giúp thực vật có thể tránh xa được những tác nhân không thuận lợi cho môi trường và hướng đến môi trường sinh trưởng thuận lợi hơn cho cây.

Ứng động trong cảm ứng ở thực vật là gì?

Ứng động chính là sự vận động phản ứng của cây trước những tác nhân gây kích thích từ nhiều phía khác nhau của môi trường ( không định hướng theo mô trường). Nó bao gồm những ứng động sinh trưởng và không sinh trưởng. Cụ thể:

  • Ứng động sinh trưởng: là vận động cảm ứng của tế bào tại 2 phía đối diện nhau của cơ quan thực vật điển hình là: lá, cánh hoa. Điều này là do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng của thực vật khác nhau.
  • Ứng động không sinh trưởng: là kiểu động không có sự lớn lên của các tế bào và phân chia của các tế bào. Ứng động không sinh trưởng bao gồm có: ứng hóa ứng động, ứng động sức trương, ứng động tiếp xúc…

Ứng dụng cảm ứng của thực vật

Dựa vào cảm ứng ở thực vật mà người ta có thể tiến hành nghiên cứu, khai thác các điểm mạnh, và hạn chế những điểm yếu của thực vật. Từ đó biết được loại thực vật đó thuộc loại hướng động hay ứng động để điều chỉnh môi trường đất trồng cũng như ánh sáng.

Đối với những công trình nghiên cứu khoa học về cảm ứng ở thực vật còn sẽ dựa vào đó để tìm ra được những giống cây trồng phù hợp với từng điều kiện thời tiết khác nhau. Từ đó tiến hành nhân giống cây trồng và khai thác nhằm mang lại nguồn năng suất cao hơn.

Cảm ứng ở động vật

Cảm ứng ở động vật là gì?

Cảm ứng ở động vật là khả năng tiếp nhận những kích thích và phản ứng lại những kích thích đó từ môi trường sống nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật.

Cảm ứng ở động vật thường là những phản xạ, phản ứng nhanh, dễ nhận thấy, là hình thức phản ứng đa dạng. Tùy theo từng tổ chức của hệ thần kinh mà có thể quyết định đến các hình thức, mức độ hay độ chính xác của cảm ứng đó ở những động vật khác nhau.

Cảm ứng ở động vật thường phản ứng nhanh, dễ nhận thấy
Cảm ứng ở động vật thường phản ứng nhanh, dễ nhận thấy

Cảm ứng ở các nhóm động vật như thế nào?

  • Nhóm động vật chưa có tổ chức hệ thần kinh

Những động vật này chưa có hệ thần kinh nên cảm ứng của chúng là chuyển động của cơ thể hay sự co rút của chất nguyên sinh để hướng tới những kích thích (còn được gọi là hướng động dương) hoặc tránh xa những kích thích (gọi là hướng động âm) theo kiểu hướng động.

  • Nhóm động vật đã có hệ thần kinh

Đối với những động vật phát triển hơn có hệ thần kinh thì cảm ứng là những phản ứng nhằm trả lời các kích thích từ môi trường thông qua hệ thần kinh. Các cảm ứng này chỉ xảy ra ở nhóm động vật có hệ thần kinh.

Những phản xạ này sẽ được thực hiện qua cung phản xạ và cung phản xạ của động vật gồm các bộ phận sau:

  • Bộ phận tiếp nhận các kích thích được gọi là cơ quan cảm thụ.
  • Bộ phận phân tích và tổng hợp các thông tin để hướng tới mục đích quyết định đến các hình thức cũng như mức độ phản ứng (hệ thần kinh).
  • Bộ phận thực hiện phản ứng bao gồm có các cơ, các tuyến.

Phản xạ bao gồm các loại là: Phản xạ có điều kiện (số lượng phản xạ sẽ càng tăng thêm trong quá trình sinh trưởng phát triển) và phản xạ không điều kiện (số lượng sẽ hạn chế hoặc giảm dần theo thời gian sinh sống).

Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện
Tính chất di truyền Có tính chất là bẩm sinh, có thể di truyền được Phản xạ này sẽ không di truyền mà có được trong quá trình sinh sống.
Tính chất loài Có tính chất loài đặc trưng, vĩnh viễn Có tính chất cá thể sẽ bị mất đi nếu không được củng cố, luyện tập sử dụng thường xuyên.
Trung tâm phản xạ Đó là nơi hoạt động của tủy sống, trụ não. Là hoạt động được quyết định của vỏ bán cầu đại não
Tác nhân và bộ phận kích thích Tùy theo tính chất của các loại tác nhân kích thích và bộ phận cảm thụ. Sẽ không phụ thuộc vào các tác nhân gây kích thích và bộ phận cảm thụ mà chỉ phụ thuộc theo điều kiện xây dựng nên phản xạ.

Số lượng của phản xạ ở động vật còn tùy thuộc vào cấu tạo của hệ thần kinh. Điều đó nghĩa là cấu tạo của hệ thần kinh nếu càng phức tạp thì số lượng phản xạ sẽ ngày càng tăng và có độ chính xác càng cao.

Nhờ vào hệ thần kinh mà phản ứng, phản xạ sẽ được diễn ra nhanh chóng hơn và ngày càng chính xác hơn. Đặc biệt, tùy theo mức độ tiến hóa của hệ thần kinh sẽ quyết định đến những đặc điểm phản ứng của sinh vật.

  • Nhóm động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
Hệ thần kinh Hệ thần kinh dạng lưới Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
Đại diện Đó là động vật đối xứng tỏa tròn thuộc ngành ruột khoang như thủy tức, sứa… Là các loại động vật đối xứng hai bên thuộc ngành giun dẹp, chân khớp, giun tròn.
Đặc điểm cấu tạo Các tế bào thần kinh hay nằm rải rác trong cơ thể và sẽ liên hệ với nhau qua các sợi thần kinh → gọi là mạng lưới thần kinh.

Các tế bào thần kinh tiếp tục liên hệ với tế bào cảm giác và tế bào biểu mô cơ

Các tế bào thần kinh tập hợp lại tạo thành các hạch thần kinh nằm ở vị trí dọc theo chiều dài cơ thể.

Mỗi hạch thần kinh sẽ là một trung tâm điều khiển với các hạch thần kinh được nối với nhau → chuỗi hạch thần kinh.

Đặc điểm phản ứng Phản ứng với các kích thích bên ngoài bằng cách co toàn bộ cơ thể vào. Do đó sẽ gây tốn nhiều năng lượng, thiếu đi sự chính xác. Phản ứng mang tính chất định khu nghĩa là mỗi hạch sẽ điều khiển hoạt động của 1 vùng; giúp cho hoạt động chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới.

Trên đây là những chia sẻ về cảm ứng là gì và cảm ứng trong sinh học mà chúng ta đã học ở lớp 8. Mong rằng với những thông tin kiến thức mà chúng tôi đã tổng hợp trong bài viết này sẽ giúp bạn nắm vững và hiểu rõ hơn về cảm ứng. Chúc bạn luôn học tập thật tốt nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *