OT là gì? Hướng dẫn cách tính lương OT mà bạn cần nắm rõ

Ở một vài tình huống trong công việc yêu cầu chúng ta đẩy nhanh tiến độ để có thể hoàn thành công việc cho kịp deadline. Những thời điểm đó người ta thường nhắc đến OT. Vậy bạn có biết chính xác OT là gì và lương OT tính thế nào chưa? Nếu vẫn còn phân vân chưa hiểu về OT là gì thì bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp các thắc mắc về OT trong nhiều lĩnh vực.

Tìm hiểu OT là gì?

OT là từ viết tắt của cụm từ Over Time trong tiếng Anh, OT được xem là một thuật ngữ để chỉ hành động làm việc thêm giờ hay còn gọi là tăng ca. OT được giới kinh doanh sử dụng trong trường hợp cần phải làm thêm giờ (ngoài khung giờ làm việc chính thức là 8 tiếng được quy định trong hợp đồng lao động).

Thực hiện OT là để có thể tăng năng suất lao động, đẩy nhanh tiến độ công việc để nhanh chóng hoàn thành công việc trong những tình huống gấp rút.

OT là gì?
OT là gì?

Thuật ngữ OT là gì được sử dụng hầu hết trong mọi doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực. Tuy nhiên thực tế là ở các doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực cung cấp dịch vụ như F&B, Hospitality, Logistics, Agency,… thì thường dùng thuật ngữ OT này nhiều hơn vì tính chất công việc nhiều khi sẽ cần công nhân viên phải overtime để nhanh chóng hoàn thành nốt công việc còn dang dở.

Ngày nay khi mà trong mọi lĩnh vực đặc biệt là ngành dịch vụ yêu cầu phải nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì thường xuyên xảy ra những tình huống bất ngờ trong công việc khiến nhân viên phải nhanh chóng giải quyết. Chính vì thế OT ra đời như một điều tất yếu của thời đại.

Bây giờ đã nhiều người bắt đầu quan tâm hơn đến OT là gì bởi vì nó gần như là điều không thể thiếu đối với dân đi làm, đặc biệt là những bạn làm ngành dịch vụ. Vì thế OT là gì ngày nay đã phổ biến hơn đối với nhiều người và có lẽ như ai cũng đã từng phải làm việc OT ít nhất một lần rồi.

Một số quy định về thời gian OT

Thời gian tăng ca được quy định rất rõ ràng trong luật lao động. Đây là quy định theo đúng pháp luật về thời gian tăng ca mà bất kể công ty nào cũng phải thực hiện. Cụ thể như sau:

  • Theo Luật Lao động quy định về việc thời gian tăng ca, thì thời gian làm việc bình thường của người lao động không được quá 8 tiếng/ngày và 48 giờ/tuần.
  • Các doanh nghiệp khách sạn, nhà hàng có quyền quy định thời gian làm việc theo giờ, ngày hoặc tuần. Với trường hợp doanh nghiệp tính thời gian làm việc theo tuần thì thời gian làm việc bình thường không được quá 10 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần.
  • Thời gian làm việc ban đêm sẽ được tính từ 22 giờ tối đến 6h sáng ngày hôm sau.
Quy định về OT
Quy định về thời gian OT
  • Theo luật quy định thì số giờ làm thêm một ngày không được vượt quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày. Như vậy, đối với những người lao động làm việc bình thường 8 giờ 1 ngày thì tăng ca không được quá 4 giờ/ngày. Về phía các đơn vị tính thời gian làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc giờ chính thức và số giờ làm thêm trong 1 ngày không được vượt quá 12 tiếng.
  • Các khách sạn, nhà hàng phải có trách nhiệm bố trí thời gian để người lao động nghỉ bù cho số thời gian không được nghỉ sau mỗi đợt tăng ca tối đa 7 ngày liên tục trong một tháng. Nếu không được sắp xếp nghỉ bù đủ thời gian người lao động sẽ được nhận lương làm thêm giờ từ phía công ty chi trả.

Có một điều nữa các bạn cũng cần biết bên cạnh việc hiểu khái niệm OT là gì đó là cách tính lương OT như thế nào cho đúng. Thực tế là khi bạn làm thêm ngoài giờ, bạn tăng ca ở bất kỳ công ty nào thì bạn đều sẽ được chi trả một khoản lương OT thích hợp. Vậy để biết lượng OT là gì, và cách tính của nó như thế nào thì mời các bạn tiếp tục theo dõi phần dưới đây.

Lương OT tính thế nào?

Lương OT là gì chắc hẳn là câu hỏi được nhiều bạn quan tâm bởi nó là phần tiền công mà mỗi người đều có quyền được nhận khi làm thêm giờ. Chính vì thế chúng tôi xin thông tin tới các bạn cách tình lương OT chính xác nhất theo đúng quy định trong Luật Lao động để các bạn tham khảo.

Tìm hiểu lương OT là gì?
Tìm hiểu lương OT tính thế nào?

Cách tính lương OT là gì theo điều 104 Luật Lao động được quy định rõ như sau:

Đối với trường hợp thực hiện OT ban ngày:

Tính lương OT ngày làm việc bình thường theo công thức:

Tiền lương làm tăng ca = Tiền lương cơ bản trả giờ thực tế x 150% x Số giờ làm thêm

Tính lương OT ngày nghỉ cuối tuần:

Tiền lương làm OT = Tiền lương cơ bản trả giờ thực tế x 200% x Số giờ làm OT

Tính lương OT trong ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương bằng công thức:

Tiền lương làm thêm giờ được nhận = Tiền lương cơ bản trả giờ thực tế x 300% x Số giờ làm thêm

Đối với trường hợp thực hiện OT ban đêm:

Tiền lương làm OT = [Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Hệ số tăng ca + Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Mức ≥ 30% + Tiền lương giờ tương ứng của ban ngày x 20%] x Số giờ làm thêm vào ban đêm.

Lưu ý về hệ số tăng ca tương ứng:

  • Ngày thường: 150%
  • Ngày nghỉ cuối tuần: 200%
  • Ngày nghỉ, lễ, Tết hưởng lương: 300%

Trên đây là cách tính lương OT mà bạn cần nắm bắt để biết cách tình lương OT trong trường hợp cần thiết. Hiểu rõ được tính lương OT là gì sẽ giúp bạn có thể nhận được những mức tiền công xứng đáng cho công sức mà mình đã bỏ ra.

OT là gì trong một số lĩnh vực?

OT không chỉ là overtime mà trong một vài lĩnh vực khác cũng có xuất hiện thuật ngữ OT với nhiều hàm ý khác nhau. Dưới đây sẽ là một số lĩnh vực có xuất hiện OT. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem OT là gì trong những lĩnh vực này nhé.

OT là gì Kpop?

OT trong Kpop là một thuật ngữ quá quen thuộc đối với công đồng những người đam mê Kpop. Theo tìm hiểu, OT trong Kpop là từ viết tắt của One True. Đối với cộng đồng fan Kpop thì mọi người thường dùng OT khi muốn nói về số lượng thành viên mà mình thích trong một nhóm nhạc thần tượng.

Tôi sẽ lấy ví dụ cụ thể để các bạn có thể hiểu hơn về thuật ngữ OT trong Kpop như thế này: Nhóm nhạc thần tượng WINNER có 4 thành viên và hầu hết fan của nhóm đều yêu thích cả 4 thành viên đó nên những người như vậy sẽ được gọi là người thích OT4.

OT là gì Kpop?
OT trong Kpop là từ viết tắt của One True

Tương tự như thế, nhóm nhạc Blackpink có 4 thành viên nhưng nhiều fan chỉ thích 3, 2 thậm chí là 1 thành viên trong nhóm. Vì vậy những người không thích cả 4 thành viên có thể gọi là OT3, OT2, fan only (thích 1 thành viên trong nhóm).

Thông thường OT trong Kpop sẽ như là điều kiện để đánh giá mức độ yêu thương nhóm của các fan. Có những nhóm nhạc 5 thành viên và các fan đều là OT5 chứng tỏ các thành viên trong nhóm đều được hâm mộ và yêu mến. Nhưng cũng có nhóm nhạc 5 thành viên nhưng lại toàn các fan OT4, OT3, OT2 thì có thể thấy rằng cộng đồng fandom của nhóm không đoàn kết cho lắm.

Ngoài thuật ngữ OT trong Kpop còn có từ OTP cũng rất phổ biến. OTP là từ viết tắt của cụm từ Only True Pairing dùng để  nói về sự kết hợp, sự gắn kết đặc biệt của 2 thành viên nào đó trong nhóm khiến người hâm mộ cảm thấy hứng thú. Ví dụ như nhóm Super Junior có OTP D&E (thành viên Donghae và Eunhyuk) cực kỳ nổi tiếng trong cộng đồng Kpop.

OT là gì trong game?

OT trong game được các game thủ giải thích rằng: OT được hiểu đơn giản là khi tổng điểm sát thương của mình không bằng đối thủ khác thì BOSS sẽ “thay lòng đổi dạ” và có xu hướng yêu thích những nhân vật mạnh hơn.

OT là gì trong IT?

Trong lĩnh vực IT thì OT chính là viết tắt của từ Operational Technology mang ý chỉ việc thực hiện sắp xếp công nghệ vận hành.

Việc áp dụng kết hợp OT và IT thực tế là hiện nay chưa được phổ biến rộng rãi. Trước đây, do nhiều đặc thù khác nhau như công nghệ, văn hóa, con người, tiêu chuẩn… nên lĩnh vực IT và lĩnh vực OT vẫn thường xuyên được duy trì riêng biệt.

Điều này dẫn đến một số lượng lớn dữ liệu giám sát, tối ưu và điều khiển các quy trình công nghiệp do hệ thống OT cung cấp không được chia sẻ tới khu vực IT, từ đó làm giảm hiệu suất công việc. Tuy nhiên hiện tại thì sự kết hợp giữa IT và OT đã dần trở nên nhiều hơn nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ và chuyển đổi số.

Cũng chính vì thế mà sự liên kết giữa IT và OT đã ngày một chặt chẽ hơn bao giờ hết. IT và OT ngày nay chính là một tiềm năng lớn hứa hẹn mang đến những biến đổi tích cực cho mô hình của các nhà máy thông minh trong tương lai.

Căn hộ OT là gì?

Căn hộ ot hay còn được biết đến với cái tên đầy đủ là căn hộ Officetel. Trên thực tế thì đây là mô hình bất động sản có sự tích hợp của hai loại hình đó là văn phòng và khách sạn.

Có thể hiểu một cách đơn giản thì căn hộ OT (Officetel) là căn hộ văn phòng được thiết kế kết hợp với nhà nghỉ. Trên thị trường Việt Nam hiện nay, Officetel đang dần được đón nhận, mở rộng, phát triển và trở nên phổ biến hơn đối với khách hàng, đặc biệt là ở các thành phố lớn.

Căn hộ OT là căn hộ văn phòng được thiết kế kết hợp với nhà nghỉ
Căn hộ OT là căn hộ văn phòng được thiết kế kết hợp với nhà nghỉ

Mạng OT là gì?

Mạng OT (Operational Technology) được biết đến là một hệ thống các phần mềm và phần cứng hiện đại có vai trò quản lý hoặc giám sát các thiết bị vật lý, máy móc, cũng như quy trình và các phân đoạn sản xuất trong quá trình vận hành của một doanh nghiệp. Mạng OT được hiểu là “Công nghệ vận hành” dành cho doanh nghiệp sản xuất.

Trên đây là những thông tin chính xác nhất là OT là gì trong nhiều lĩnh vực. Mong rằng với định nghĩa OT cách tính lương OT sẽ giúp bạn hiểu rõ quy trình tính lương của doanh nghiệp dành cho những người lao động làm việc thêm giờ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *