Biên tập viên là gì? Các kỹ năng cần có của công việc biên tập viên

Biên tập viên – công việc mơ ước của nhiều người, đặc biệt là những ai có sở thích viết. Vậy bạn có hiểu biên tập viên là gì không? Chi tiết công việc của biên tập viên trong từng lĩnh vực? Hay biên tập viên cần có những kỹ năng nào?

Biên tập viên là gì?

Biên tập viên là một vị trí công việc xuất hiện trong rất nhiều lĩnh vực nghề nghiệp như: báo chí, truyền hình, xuất bản… Cứ ở đâu có người viết thì ở đấy chắc chắn sẽ xuất hiện người biên tập. 

Biên tập viên
Biên tập viên

Biên tập viên là người đảm bảo sự chỉnh chu về hình thức, nội dung của sản phẩm trước lúc công khai với công chúng. Chính vì vậy mà vị trí này yêu cầu kiến thức, kỹ năng chuyên sâu nhằm đảm bảo chất lượng của các bản thảo văn học, bài viết của phóng viên hoặc là kịch bản của các chương trình truyền hình. 

Công việc của biên tập viên là gì?

  • Biên tập viên truyền hình

Chắc hẳn chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh những biên tập viên dẫn các bản tin thời sự trên sóng truyền hình. Không chỉ dẫn chương trình mà họ phải làm những công việc khác như: tìm kiếm thông tin, nắm bắt xu hướng, viết bản tin hay biên tập bản tin thành một bản hoàn chỉnh… 

Biên tập viên truyền hình
Biên tập viên truyền hình

Biên tập viên sở hữu giọng nói chuẩn, truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, dễ hiểu, và biết ứng biến. Ngoài ra thì yếu tố ngoại hình và sự chỉn chu về trang phục khi lên sóng cũng rất cần thiết khi làm biên tập viên truyền hình.

  • Biên tập viên báo chí

Vị trí này thường có ở các tòa soạn báo, các phòng ban hoặc là cơ quan báo chí. Những người làm ở vị trí này sẽ nắm giữ vai trò chủ chốt tại nơi làm việc. Nguyên nhân là bởi họ được yêu cầu là người định hướng nội dung cũng như chịu trách nhiệm về thương hiệu của tờ báo.

Thực tế thì biên tập viên báo chí làm việc ở tòa soạn phân ra thành nhiều vị trí nhỏ khác nhau như: biên tập viên đầu vào, biên tập viên đầu ra, biên tập viên tương tác…

Những công việc cơ bản mà một biên tập viên báo chí cần phải thực hiện bao gồm: biên soạn nội dung, tiếp nhận các bài viết của phóng viên, kiểm tra lại nguồn thông tin, kiểm lỗi sai…

  • Biên tập viên website

Biên tập website hay còn được gọi là biên tập viên content. Tại các công ty truyền thông hoặc là các doanh nghiệp chọn phương thức truyền thông để quảng bá thì thường cần vị trí này.

Biên tập viên website
Biên tập viên website

Công việc này thì không đặt nặng các vấn đề xã hội như bên báo chí. Các biên tập viên website thường sẽ viết những dạng bài với mục đích là xây dựng một trang web, PR sản phẩm hoặc quảng cáo doanh nghiệp… Nội dung sẽ được sáng tạo theo hướng “trendy” để thu hút người đọc ở nhiều lứa tuổi.

  • Biên tập viên phát thanh

Công việc của một phát thanh viên khá tương đồng với biên tập viên truyền hình. Cụ thể là phải chuẩn bị kịch bản, dẫn dắt nội dung hay phỏng vấn khách mời (nếu có). Điểm khác biệt ở đây là họ sẽ lên sóng bằng cách thu âm chứ không phải là ngồi trước ống kính máy quay.

Yêu cầu cho vị trí này là những ứng viên phải có giọng nói dễ nghe, truyền cảm để có thể truyền tải thông điệp đến các thính giả một cách tốt nhất.

  • Biên tập viên xuất bản

Biên tập viên xuất bản có khối lượng công việc lớn hơn nhiều so với các biên tập viên ở các lĩnh vực khác. Bởi họ cần phải biên tập hoàn chỉnh một hoặc là nhiều cuốn sách. Những việc mà biên tập viên xuất bản cần phải làm gồm: đọc và phân tích tác phẩm, đóng góp với tác giả, kiểm tra và sửa lỗi chính tả, kiểm tra ảnh minh họa và đầu mục trình bày, đánh số trang…

Biên tập viên xuất bản
Biên tập viên xuất bản

Kỹ năng cần có để trở thành một biên tập viên

  • Biết tìm lỗi

Một biên tập giỏi không chỉ mải mê “vạch lá tìm sâu” mà cần phải biết tìm đúng lỗi. Các nhà biên tập cần phải đặt mình vào điểm nhìn của người viết, người sản xuất, người đọc cũng như là người tiếp nhận. Cần đảm bảo chất lượng của bài viết không bị lủng củng hay trùng lặp. Nội dung bài viết cần phải dễ hiểu và dễ tiếp nhận. 

  • Có khả năng diễn đạt

Diễn đạt tốt chính là khả năng trình bày nội dung thông tin giúp cho người tiếp nhận cảm thấy dễ hiểu nhất. Các biên tập viên cần phải hiểu được công cụ tác nghiệp của mình chính là sức mạnh của ngôn từ. Phải lựa chọn các từ ngữ và cách diễn đạt sao cho phù hợp (nói có sách mách có chứng). Mọi thông tin đều cần phải được kiểm duyệt và đảm bảo chất lượng thì mới đủ sức thuyết phục độc giả.

Biên tập viên cần có khả năng diễn đạt tốt
Biên tập viên cần có khả năng diễn đạt tốt
  • Nắm vững ngữ pháp và chính tả

Mắc lỗi chính tả hay sai ngữ pháp được xem là lỗi ngớ ngẩn và đại kỵ với biên tập viên. Nó sẽ khiến cho cấp trên cũng như độc giả không đánh giá cao năng lực của các biên tập viên. 

Các biên tập viên cần phải rèn luyện khả năng đọc, viết thật nhiều. Từ đó giúp tích lũy vốn ngôn từ rộng lớn để tránh mắc phải những lỗi sai có liên quan đến chính tả, ngữ pháp.

  • Tỉ mỉ và cẩn thận

Biên tập viên cũng sẽ là người chịu trách nhiệm bảo đảm hình ảnh thương hiệu sản phẩm. Sự khác biệt giữa các tác phẩm văn học, báo chí hay truyền hình của các nhà xuất bản thì phần lớn sẽ nằm ở chi tiết. Cùng một chủ đề được khai thác nếu chi tiết tác phẩm với những nội dung sâu sắc, ý nghĩa, văn phong chuẩn chỉnh thì chắc chắn sẽ nhận được thiện cảm của độc giả hơn

Biên tập viên cần tỉ mỉ, cẩn thận
Biên tập viên cần tỉ mỉ, cẩn thận

Biên tập viên cần phải rèn luyện cho mình tính tỉ mỉ và cẩn thận. Hạn chế tối đa sự cẩu thả, qua loa từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất để tạo nên được một tác phẩm thành công.

  • Biết quản lý đội ngũ

Nhóm đối tượng sẽ làm việc trực tiếp với biên tập viên chính là những nhân sự trong cùng cơ quan, tổ chức, công ty. Ngoài ra, còn có cả đội ngũ cộng tác viên bên ngoài. 

Vậy nên biên tập viên cần phải có khả năng quản lý, làm việc theo nhóm. Cần hiểu rõ được nhu cầu và khả năng của mỗi thành viên trong nhóm. Từ đó đưa ra những đánh giá và nhận xét khách quan giúp các bên cùng phát triển. 

  • Quản lý thời gian tốt

Sắp xếp thời gian một cách hợp lý cũng là một trong những kỹ năng quan trọng mà các biên tập viên cần phải có. Biên tập viên thường có rất nhiều công việc chồng chéo lên nhau. Nếu như bạn không học cách phân chia công việc một cách hiệu quả thì sẽ không thể hoàn thành đúng hạn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công việc mà bạn đang đảm nhận. Về lâu dài thì bạn sẽ nảy sinh tâm lý chán nản, bị áp lực do có quá nhiều công việc dồn về một lúc.

  • Có trách nhiệm trong công việc

Dù bạn làm việc ở bất cứ lĩnh vực công việc nào thì cũng đều phải nhận thức được trách nhiệm của mình với công việc. Hơn nữa, biên tập viên là người giữ vai trò quan trọng của một dự án nên lại càng phải hoàn thành tốt và đúng công việc được giao theo tiến độ đề ra, không ảnh hưởng đến kết quả chung.

Biên tập viên phải là người có trách nhiệm với công việc
Biên tập viên phải là người có trách nhiệm với công việc

Bên cạnh đó, biên tập viên cũng cần quan sát, chú tâm và tiếp thu những ý kiến phản hồi, đóng góp từ quản lý hay độc giả. Hay tự hoàn thiện các kỹ năng chuyên môn của bản thân. Từ đó mà nâng cao năng lực của bản thân cũng như mang đến cho độc giả những bài viết chất lượng.

Có thể bạn quan tâm:

Giáo dục là gì? Mục tiêu, bản chất và vai trò của giáo dục

Stylist là gì? Công việc của stylist bao gồm những gì?

Trên đây là những thông tin liên quan đến biên tập viên là gì. Để có thể trở thành một biên tập viên giỏi thì bạn cần phải rèn luyện cho mình các kỹ năng và tố chất sao cho phù hợp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *