Charles Michèle de l’Epée – cha đẻ bộ ký hiệu cho người khiếm thính

Charles Michèle de l’epée có thể là cái tên xa lạ với nhiều người nhưng lại là tượng đài bất diệt trong cộng đồng người khiếm thính. Hãy cùng tìm hiểu về cuộc đời và những đóng góp vĩ đại của ông đối với người khiếm thính trong bài viết sau đây nhé!

Charles Michèle de l’epée là ai?

Charles Michèle de l’Epée sinh ngày 24/11/1712 tại Versailles (Pháp). Ông xuất thân từ gia đình giàu có, danh giá trong vùng. Cha ông là kiến trúc sư đã từng tham gia xây dựng thành phố dưới thời vua Louis XIV.

Charles Michèle de l’Epée cha đẻ của người khiếm thính
Charles Michèle de l’Epée cha đẻ của ngôn ngữ kí hiệu cho người khiếm thính

Từ nhỏ, ông đã nghiên cứu thần học nhưng không có duyên nên đã chuyển sang học Luật và sinh sống tại thành phố Paris.

Năm 1760 đánh dấu bước ngoặt của cuộc đời ông khi ông gặp gỡ và kết bạn với giáo sĩ Vanin và biết đến hai đứa trẻ sinh đôi bị câm điếc bẩm sinh. Sau khi giáo sĩ Vanin mất, ông đã đảm nhận trách nhiệm dạy dỗ hai đứa trẻ này.

Thời đó, đa số người khiếm thính không có cơ hội học tập vì định kiến: “Người điếc là người không thể giáo dục được. Nếu không nghe được thì con người không thể học”. Họ bị coi là kẻ vô dụng, thậm chí từng có sắc lệnh cấm kết hôn, cấm sở hữu tài sản đối với người khiếm thính. Chỉ có trẻ khiếm thính ở gia đình thượng lưu mới có cơ hội học tập.

Nhưng Charles Michèle de l’Epée không đi theo định kiến này. Ông đã dạy cho cặp song sinh cách sử dụng tay để tạo ra các ký hiệu thay cho âm của chữ cái. Kể từ đó, ông đã thành công thay đổi cuộc đời mình.

 

 

Sự nghiệp giảng dạy thành công cho người khiếm thính

Sau khi áp dụng thành công phương pháp giao tiếp bằng cử chỉ tay, Charles Michèle de l’Epée quyết định chuyển sang giảng dạy, nghiên cứu và phát triển ngôn ngữ riêng cho người khiếm thính.

Charles Michèle de l’Epée miệt mài dạy học cho người khiếm thính
Charles Michèle de l’Epée miệt mài dạy học cho người khiếm thính

Trái ngược với quan niệm và định kiến về người khiếm thính, Charles Michèle de l’Epée tin rằng người điếc vẫn có khả năng ngôn ngữ và sống như người bình thường, Ông luôn tìm kiếm phương pháp học trực quan để họ tiếp thu qua thị giác. Đây chính là nền móng của hệ thống ngôn ngữ ký hiệu cho người khiếm thính sau này.

Tiếng lành đồn xa, ngày càng có nhiều người biết và tìm đến ông. Đến năm 1755, ông đã xây dựng một ngôi trường dành riêng cho người khiếm thính đầu tiên trên thế giới tại thủ đô Paris. Ngôi trường được xây dựng từ nguồn tài sản thừa kế của cha mẹ ông và có tên là Institution Nationale des Sourds-Muets à Paris (Học viện quốc gia người khiếm thính Paris).

Ngôi trường đầu tiên trên thế giới dành cho người khiếm thính
Ngôi trường đầu tiên trên thế giới dành cho người khiếm thính

Với tấm lòng nhân ái và quan điểm dân chủ về giáo dục, ông không bảo mật phương pháp giảng dạy mà còn chia sẻ cho những đứa trẻ thuộc mọi tầng lớp khác nhau trong xã hội.

Tuy nhiên, tiếng Pháp khá phức tạp khiến ông gặp nhiều khó khăn khi phiên dịch ý nghĩa của ngôn ngữ này. Sau bao nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi, ông đã hoàn thiện các ký hiệu bằng tay và một số từ vựng theo tiếng Latinh.

Năm 1776, ông ra mắt cuốn sách “Institution des sourds et muets, par la voie des signes méthodiques”. Giai đoạn cuối đời ông cũng viết cuốn “Dictionnaire general des signes” nhưng chưa kịp hoàn thành.

Charles Michèle de l’Epée sáng tạo bộ ký hiệu dành cho người khiếm thính
Charles Michèle de l’Epée sáng tạo bộ ký hiệu dành cho người khiếm thính

Một thời gian sau khi ngôi trường thành lập, Giám mục thành phố Bordeaux đã gửi cậu bé Abbe Roch-Ambroise Sicard đến đây theo học. Chính cậu bé đã trở thành người nối nghiệp của Charles Michèle de l’Epée và hoàn thiện cuốn “Dictionnaire general des signes”.

Thành tựu của Charles Michèle de l’Epée

Dù sinh ra trong gia đình giàu có nhưng ông có trái tim nhân từ, trí tuệ và sự cảm thông sâu sắc với những người khiếm thính. Charles Michèle de l’Epée đã thay đổi cuộc đời của người khiếm thính và cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục đặc biệt này.

Năm 1789, ông qua đời và mộ của ông được đặt trong nhà thờ Saint Roch ở Paris. Sau cuộc cách mạng Pháp, năm 1971, các thành viên của cơ quan Lập pháp đã tiếp quản trường của ông. Quốc hội công nhận ông là “Người có công với nhân loại” và tuyên bố về quyền của người khiếm thính theo Tuyên bố về quyền của con người và công dân.

Cũng trong năm này, ngôi trường của ông bắt đầu nhận được tài trợ của Chính phủ. Sau đó, được đổi tên thành Học viện Thánh Jacques, Học viện Quốc gia dành cho người điếc trẻ của Paris (Institut National de Jeunes Sourds de Paris).

Năm 1838, người khiếm thính đã được tôn trọng và có đặc quyền như người bình thường. Để tưởng nhớ công lao vĩ đại của Charles Michèle de l’Epée, người dân Pháp đã đúc một tượng đài bằng đồng dựng trên mộ của ông.

Năm 1815, học trò của ông là Abbe Roch-Ambroise Sicard đã gặp gỡ bộ trưởng Mỹ, Thomas Gallaudet và được giới thiệu với giáo viên Laurent Clerc. Hai người đã hợp tác và đồng sáng lập nên ngôi trường đầu tiên cho người khiếm thính tại Mỹ.

Bảng chữ cái và chữ số dành cho người khiếm thính
Bảng chữ cái và chữ số dành cho người khiếm thính

Bằng cách kết hợp ngôn ngữ ký hiệu tiếng Pháp và các phương pháp khác nhau, họ đã tạo ra bộ ngôn ngữ ký hiệu của Mỹ theo tiếng Anh. Tại thời điểm đó, đã có 500.000 người Mỹ sử dụng bộ ngôn ngữ này.

 

 

Trên đây là tổng hợp thông tin liên quan đến Charles Michèle de l’Epée. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp các bạn hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp giáo dục vĩ đại của danh nhân này!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *