Các loại cột chắn xe và những ưu nhược điểm của từng loại

Cột chắn xe hay cột bollard tự động đã trở thành hình ảnh quen thuộc mà chúng ta dễ dàng bắt gặp ở trên nhiều tuyến đường hay những khu vực kiểm soát an ninh nghiêm ngặt. Vậy cột chắn xe được làm bằng vật liệu gì, có những loại nào và ưu nhược điểm của từng loại cột chắn xe là gì? Bìa viết sau sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về cột chắn xe cho những ai đang có nhu cầu tìm hiểu về loại thiết bị này.  

Cột chắn xe là gì?
Cột chắn xe là gì?

Cột chắn xe là gì?

Cột chắn xe (hay còn gọi là cột bollard) là thiết bị giao thông được lắp đặt tại các vỉa hè tuyến  phố có tác dụng ngăn chặn phương tiện giao thông xâm nhập vào khu vực cấm. Hiện nay có rất nhiều loại cột chắn xe với thiết kế khác nhau, mẫu mã đa dạng, với công năng sử dụng cũng khác nhau. 

Vật liệu dùng để làm cột chắn xe

Vật liệu cột chắn xe làm bằng gì là điều bạn cần tìm hiểu trước khi quyết định đặt mua vì với chất liệu khác nhau thì công năng sử dụng của cột chắn xe là khác nhau. Thông thường, cột chắn xe được làm từ 2 loại vật liệu cơ bản sau:

  • Trụ bê tông: Cột chắn xe được làm từ bê tông thường được lắp đặt như những cột trang trí thẩm mỹ và sẽ không thích hợp cho các ứng dụng mang tính bảo mật cao hơn. Điều này là do bê tông có thể gây ra nguy hiểm khi bị va đập mạnh, tạo ra các mảnh vụn.
  • Cột kim loại: Được làm từ nhiều loại kim loại như nhôm, thép không gỉ, sắt dẻo và thép cấp kết cấu. Cột chắn xe bằng kim loại có tính ứng dụng cao hơn, từ lắp đặt thẩm mỹ những ứng dụng mang tính bảo mật cao. Kết cấu thép tấm đem lại khả năng chống va đập vượt trội.

Vật liệu khác: polyurethane – sử dụng để chế tạo quả bông cũng là một vật liệu để chế tạo cột chặn xe với đặc tính vừa dẻo, vừa bền và giúp làm chậm các phương tiện qua lại hoặc chỉ để phân luồng giao thông.

Phân loại cột chắn xe theo ứng dụng

Trụ chắn giao thông

Thường được sử dụng để hướng dẫn, phân luồng giao thông đến các khu vực thích hợp trong khi dọn đường cho người đi bộ. Trụ chắn giao thông hoạt động như phân giới và rào chắn ở những nơi công cộng, nút giao thông hoặc các tòa nhà.

Cột chắn xe cho người đi bộ

Loại cột chắn xe này được sử dụng ở nhiều nơi công cộng như công viên, lối đi bộ …Chúng cũng được lắp đặt để đánh dấu vị trí của các tòa nhà. Trụ chắn xe cho người đi bộ thường đi kèm với đèn chiếu sáng và phản xạ để phát huy tối đa tác dụng vào ban đêm.

Cột chắn xe bảo mật

Loại cột chắn xe này được lắp đặt để quản lý lượng người đi bộ và xe cộ. Những tấm chắn này cũng nhằm đảm bảo an ninh cho các cơ sở dưới tác động của xe cộ. Hầu hết các trụ chắn xe an ninh được làm từ thép và được lắp đặt trên bệ bê tông hoặc tấm nền. Cột chắn xe bao mật được phân thành 3 loại là cố định, bán tự động và tự động.

Trụ chống khủng bố

Đây là trụ chắn xe có tính bảo mật cao, thường được lắp đặt tại các cơ sở quân sự và chính phủ nhằm ngăn chặn những vụ va chạm xe có thể xảy ra hoặc ngăn chặn các phương tiện quân sự như một tính năng chống khủng bố.

Trụ chống khủng bố
Trụ chống khủng bố

Phân loại cột chắn xe theo hoạt động

Mỗi loại cột chặn xe có công năng và ưu nhược điểm riêng. Việc lựa chọn đúng chủng loại giúp cho bạn có thể sử dụng hết công năng, thuận tiện trong công tác quản lý. Về tổng thể thiết kế cột chắn xe đều giống nhau, chỉ khác biệt dựa vào nhu cầu sử dụng.

Dưới đây là 5 loại cột chặn xe phổ biến mà bạn cần biết:

Cột chặn xe tự động

Cột chặn xe tự động là loại cột hiện đại nhất, dùng điều khiển từ xa để điều khiển nâng hạ cột, thông qua tủ điều khiển cùng hệ thống thủy lực được kết nối với motor. Người dùng dễ dàng điều khiển cột nâng hạ âm sàn chỉ bằng một chiếc điều khiển.

Cột chắn xe tự động
Cột chắn xe tự động

Cột chặn xe tự động là sự kết hợp của nhiều chức năng hiện đại, tạo sự thuận tiện tối đa cho người sử dụng, độ bền cao. 

Tuy nhiên, do tích hợp đầy đủ các chức năng hiện đại nhất nên giá thành của loại cột chắn xe này cao hơn so với những chủng loại trên. Phương thức thi công cũng phức tạp hơn hẳn, đòi hỏi thợ có tay nghề cao

Ưu điểm của cột chắn xe tự động là khi cần ngăn chặn, cấm phương tiện ra vào khu vực cấm, người sử dụng chỉ cần bấm điều khiển, hệ thống trụ thủy lực sẽ nâng lên (chiều cao thường là 60cm). Khi cần giải tỏa phương tiện, có thể bấm điều khiển để trụ hạ xuống bằng mặt nền cực nhanh và tiện lợi.

Cột chặn xe cố định

Cột chặn xe cố định thường được lắp đặt bằng cách chôn đế âm sàn, chiều sâu so với mặt nền khoảng 15 đến 20cm. Đơn vị thi công sẽ đào hố neo chân cột với sắt rồi đổ phủ bê tông sao cho bằng mặt nền.

Nhược điểm cột chặn xe cố định là khi đã chôn chết cột thì sẽ không thể di chuyển, không phù hợp với những khu vực cần giải tỏa.

Cột chặn xe di động

Cấu tạo của cột chắn xe di động gồm 2 phần: 

  • Phần đế để bắt vít hoặc để âm sàn
  • Phần cột có thể được tháo rời

Phần đế cột chặn xe có thể chôn cố định bằng mặt nền, thân cột có thể tháo rời.

Ưu điểm của cột chắn xe di động đó là tháo rời dễ dàng và di chuyển bất kỳ đâu khi cần thiết.

Cột chặn xe bán tự động

Cột chặn xe bán tự động chủ yếu dùng sức người để nâng hạ cột theo cách thủ công. So với cột chặn xe tự động, cột chặn xe bán tự động có giá bán rẻ hơn một nửa. 

Trong thiết kế phân luồng giao thông đường bộ, cột chắn xe là giải pháp an toàn giao thông hàng đầu được ưu tiên sử dụng. Cột chặn xe giúp cho các phương tiện tham gia giao thông chấp hành nghiêm các quy định an toàn giao thông lưu thông được thông suốt hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *