Ăn cá rô phi có tốt không? Những ai không nên ăn cá rô phi?

Cá rô phi là loại cá nước ngọt phổ biến, giá thành rẻ và mức độ thủy ngân thấp hơn rất nhiều so với những loại cá khác. Vậy ăn cá rô phi có tốt không? Ăn cá rô phi có độc không? Hãy cùng muahangdambao.com trả lời trong bài viết ngay sau đây!

Cá rô phi là gì?

Trước khi giải đáp câu hỏi ăn cá rô phi có tốt không, chúng ta cần hiểu được cá rô phi là loại cá gì.

Cá rô phi là loài cá thuộc họ Cichlidae, có nguồn gốc từ Châu Phi và Trung Đông, chủ yếu sinh sống tại kênh rạch, ao, hồ, sông, suối. Tuy nhiên, một số ít loài rô phi khác cũng có thể sống trong các môi trường nước mặn hoặc nước lợ như cá rô phi xanh, cá rô phi vằn,… 

Cá rô phi
Cá rô phi

Ngoài ra, rô phi còn là loài cá có giá trị kinh tế trong nuôi trồng thủy sản, y tế và rất thông dụng trong những bữa ăn hàng ngày của gia đình Việt.

Ăn cá rô phi có tốt không?

Ăn cá rô phi có tốt không? Trên thực tế, cá rô phi là một nguồn protein và các dưỡng chất tuyệt vời cho cơ thể người. 

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong 100 gram cá rô phi sẽ chứa 128 calo, 26g chất đạm, 3g chất béo và nhiều dưỡng chất khác như: niacin, vitamin B12, phốt pho, selenium, kali,… Do đó, ăn cá rô phi cực kỳ tốt cho sức khỏe.

Giải đáp thắc mắc ăn cá rô phi có tốt không
Giải đáp thắc mắc ăn cá rô phi có tốt không

Những câu hỏi khác liên quan đến cá rô phi

Cách làm gỏi cá rô phi

Nguyên liệu làm gỏi cá rô phi cho 5 người:

  • 4 con cá rô phi loại lớn
  • 8 nhánh sả
  • 2 củ riềng
  • 4 lá chanh
  • 4 quả ớt
  • 3 củ hành tím
  • 1 quả chanh
  • 50g lá lốt
  • 50g mẻ
  • 2 củ nghệ
  • 4 thìa thính gạo
  • 2 thìa dầu ăn
  • 1 thìa tương ớt
  • 3 lòng đỏ trứng gà
  • Một chút tía tô, húng quế, diếp cá, đường, muối, bột ngọt, hạt nêm

Cách làm gỏi cá rô phi:

  • Bước 1: Sơ chế cá rô phi

Tại bước này, bạn cần đánh vảy, mổ bụng, loại bỏ nội tạng cá rô phi. Sau đó, bạn nên dùng chanh để chà xát nhẹ trên bề mặt cá, nhằm loại bỏ sạch nhớt cá tự nhiên.

Tiếp theo, hãy nhẹ nhàng tách thịt cá ra khỏi xương, cắt ⅔ lượng thịt thành miếng nhỏ vừa ăn và ⅓ lượng thịt cá còn lại đem đi băm nhỏ để làm chẻo

  • Bước 2: Sơ chế rau, củ, quả

Tại bước này, bạn cần rửa sạch các nguyên liệu rau củ quả và cắt lát/sợi nhỏ (riêng hành tím băm nhuyễn). Sau đó, bạn hãy đem xay hết phần mẻ cùng với nghệ cho đến khi hỗn hợp nhuyễn, mịn và có màu đồng nhất.

  • Bước 3: Trộn gỏi cá

Hãy trộn lần lượt cá rô phi cắt lát, ⅔ sả, riềng, lá nhanh cắt nhỏ, ½ thìa muối và 1 thìa bột ngọt lại với nhau. Sau đó tiếp tục rắc 4 thìa thính gạo và tiếp tục trộn cho đến khi cá đã áo đều thính gạo.

Trộn gỏi cá rô phi
Trộn gỏi cá rô phi
  • Bước 4: Làm chẻo 

Để làm được chẻo, bạn cần phi thơm hành tím với phần cá rô phi đã băm nhuyễn, đảo liên tục cho đến khi thịt cá săn lại. Sau đó, bạn thêm tiếp ¼ thìa muối, ¼ thìa hạt nêm, ½ thìa bột ngọt và đảo đều cho đến khi cá thấm gia vị.

Kế đến, bạn cần nấu sôi phần mẻ còn lại, thêm ⅖ thìa đường, 1 thìa ớt và 3 lòng đỏ trứng vào nồi, khuấy đều đến khi hỗn hợp sánh lại.

  • Bước 5: Xếp gỏi cá ra đĩa, trang trí và thưởng thức
Gỏi cá rô phi
Gỏi cá rô phi

Ăn cá rô phi có độc không?

Vào năm 2009, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã vô tình tiết lộ: “phần lớn cá rô phi nuôi ở thị trường Mỹ đều được nhập khẩu từ Trung Quốc và đã bị nhiễm các chất gây ung thư do nguồn nước không đảm bảo. Ngoài ra, thức ăn để chăn nuôi cá rô phi phần lớn đều đến từ chất thải gia súc, gia cầm nên tỷ lệ cá bị nhiễm khuẩn là rất lớn”.

Ngoài ra, theo một nghiên cứu được tiến hành tại Đại học Wake Forest vào năm 2008, hàm lượng Omega 6 trong cá rô phi cao gấp 11 lần hàm lượng Omega 3 trong loài cá này. Do đó, nếu ăn quá nhiều cá rô phi, con người sẽ có nguy cơ bị viêm khớp, suyễn,… 

Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc bạn không được ăn cá rô phi. Bởi, theo một nghiên cứu mới nhất được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia đến từ Tây Ba Nha đã cho biết, việc hấp hoặc nấu chín cá rô phi có thể sẽ ngăn cản được các chất độc nguy hiểm xâm nhập vào cơ thể.

Chính vì thế, việc ăn cá rô phi có tốt không, có độc không còn tùy thuộc rất nhiều vào cách chế biến của người nấu.

Những ai không nên ăn cá rô phi?

Do cơ thể người không tự tạo ra được Omega 3 và Omega 6, nên chúng ta cần nạp cả 2 dưỡng chất này thông qua chế độ ăn uống. Tuy nhiên, hàm lượng Omega 3 trong cá rô phi thấp hơn gấp 11 lần so với hàm lượng Omega 6 trong loài cá này. Thế nên, khi ăn quá nhiều cá rô phi, chúng ta sẽ có khả năng thừa Omega 6 và thiếu Omega 3.

Ngoài ra, Omega 6 là một chất axit béo còn gây nhiều tranh cãi; nhiều người cho rằng axit trong Omega 6 có thể khiến con người bị viêm khớp, sức khỏe giảm sút,… Do đó, nếu bạn đang mắc các bệnh về tim mạch, xương khớp thì nên hạn chế ăn cá rô phi (tối đa 3 lần/tuần)

Cách chọn cá rô phi ngon

Để mua được những con cá rô phi ngon, giàu chất dinh dưỡng, bạn nên:

  • Chọn cá rô phi mắt còn trong suốt
  • Lớp vảy vẫn còn bám chặt vào thân và óng ánh dưới ánh mặt trời
  • Mang cá có màu hồng nhạt và dính chặt vào cơ thể
  • Phần bụng cá rô phi xẹp xuống
  • Khi ấn, thịt cá không bị mềm nhũn

Trên đây là toàn bộ thông tin về cá rô phi mà muahangdambao.com tổng hợp được. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết cá rô phi là gì, ăn cá rô phi có tốt không, ăn cá rô phi có độc không,… 

Chim cút làm món gì ngon? Top 7 cách làm chim cút tại nhà cực hấp dẫn

Ngoài ra, nếu bạn yêu thích và muốn tìm hiểu thêm thông tin về loài cá nước ngọt nói riêng và các chế độ dinh dưỡng nói chung, đừng quên tham khảo nhiều bài viết khác của chúng tôi tại muahangdambao.com!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *