Dị dưỡng là gì sinh học lớp 7? Phân loại, ý nghĩa của sinh vật dị dưỡng

Dị dưỡng là một hình thức sinh dưỡng cơ bản của sinh vật trên Trái Đất. Đây là một trong những kiến thức cơ bản của chương trình sinh học lớp 7. Vậy dị dưỡng là gì, có những kiểu dị dưỡng như thế nào? Hãy cùng ôn lại kiến thức về dị dưỡng qua bài viết dưới đây nhé.

Định nghĩa sinh vật dị dưỡng là gì?

Trong quá trình đồng hóa, có những sinh vật không thể sử dụng trực tiếp các chất vô cơ để tạo ra các chất hữu cơ. Chúng chỉ có thể chuyển hóa các chất hữu cơ có sẵn từ bên ngoài vào thành các chất cấu tạo của mình và dự trữ năng lượng. Kiểu chuyển hóa này được gọi là dị dưỡng.

Sinh vật dị dưỡng là tất cả các loài không thể tự tổng hợp chất hữu cơ
Sinh vật dị dưỡng là tất cả các loài không thể tự tổng hợp chất hữu cơ

Sinh vật dị dưỡng là các sinh vật không thể tự tổng hợp chất hữu cơ mà sử dụng chất hữu cơ ngoại sinh làm thức ăn, lấy năng lượng bằng cách phân hủy và oxy hóa các chất này. Những sinh vật này bao gao gồm động vật, vi khuẩn không sinh hóa chất nói chung và nấm. Chúng là những “người tiêu dùng” chất hữu cơ trong hệ sinh thái.

Các cách phân loại sinh vật dị dưỡng

Có nhiều cách phân loại sinh vật dị dưỡng khác nhau. Hãy cùng nhau tìm hiểu một vài cách phân loại chính dưới đây nhé.

Phân loại theo cách chuyển hoá chất hữu cơ

Theo cách phân loại này, chúng ta có thể chia sinh vật dị dưỡng thành 3 loại: dị dưỡng toàn phần, dị dưỡng hoại sinh và dị dưỡng kí sinh.

Sinh vật dị dưỡng toàn phần là gì?

Dị dưỡng toàn phần là những sinh vật có đầy đủ các chức năng xử lý chất hữu cơ được đưa vào cơ thể, gồm các bước ăn vào, tiêu hóa, hấp thụ, đồng hóa và bài tiết.

Trong quá trình dị dưỡng toàn phần, các nguồn chất hữu cơ có sẵn từ thức ăn được phân hủy thành các chất hữu cơ đơn giản hơn bằng một quá trình gọi là tiêu hóa. Sau khi chiết xuất các thành phần hữu ích, các chất không tiêu hóa được được bài tiết ra ngoài.

Ví dụ về sinh vật dị dưỡng toàn phần bao gồm các động vật có xương sống, sinh vật đơn bào như amip…

Sinh vật dị dưỡng toàn phần có thể chia nhỏ hơn thành:

  • Động vật ăn cỏ: Những sinh vật ăn thực vật như bò, trâu, nai, voi…
  • Động vật ăn thịt: Những động vật ăn thịt các sinh vật khác như sư tử, hổ và báo… 
  • Động vật ăn tạp: Những sinh vật này có nguồn thức ăn phong phú, cả động vật và thực vật như con người, tinh tinh, lợn, gián…

Sinh vật dị dưỡng hoại sinh là gì?

Các sinh vật này ăn sinh vật chết và thối rữa để lấy năng lượng. Chúng là một phần quan trọng của hệ sinh thái vì chúng giúp giữ cho môi trường sạch sẽ và tái chế chất dinh dưỡng trở lại hệ sinh thái. Một số ví dụ về hoại sinh là nấm, một số loại vi khuẩn khác… 

Nấm là một sinh vật dị dưỡng hoại sinh
Nấm là một sinh vật dị dưỡng hoại sinh

Sinh vật hoại sinh giải phóng một số enzym để tác động lên chất hữu cơ phức tạp. Enzym sẽ chia nhỏ các chất hữu cơ phức tạp này thành các dạng đơn giản, giúp chúng có thể dễ dàng hấp thụ hơn.

Sinh vật dị dưỡng kí sinh là gì?

Các sinh vật này sống bên trong hoặc trên cơ thể sinh vật khác, lấy thức ăn bằng cách hút các chất dinh dưỡng của vật chủ. Hầu hết các ký sinh trùng đều có hại cho sức khỏe của vật chủ, đôi khi còn giết vật chủ. Cả động vật và thực vật đều có thể đóng vai trò là vật chủ. Một vài ví dụ về ký sinh trùng là rận, cây tầm xuân, sán dây… 

Phân loại theo nguồn lấy năng lượng

Theo cách phân loại này, sinh vật dị dưỡng chia ra thành 2 loại: quang dị dưỡng và hoá dị dưỡng.

  • Quang dị dưỡng: Quang dị dưỡng là những sinh vật lấy năng lượng từ ánh sáng, nhưng vẫn phải tiêu thụ carbon từ các sinh vật khác, vì chúng không thể sử dụng carbon dioxide từ không khí.
  • Hoá dị dưỡng: sinh vật hoá dị dưỡng lấy cả năng lượng và carbon từ các sinh vật khác.

Sự khác nhau giữa dị dưỡng và tự dưỡng là gì?

Dị dưỡng và tự dưỡng là hai kiểu sinh dưỡng chính của các sinh vật trên Trái Đất. Vậy chúng có những điểm gì khác biệt với nhau? Hãy tham khảo bảng phân biệt tự dưỡng và dị dưỡng sau nhé.

Sự khác biệt giữa dị dưỡng và tự dưỡng
Sự khác biệt giữa dị dưỡng và tự dưỡng
Tự dưỡng Dị dưỡng
Khái niệm Là chế độ sinh dưỡng trong đó các sinh vật tự tổng hợp được chất hữu cơ. Là chế độ sinh dưỡng trong đó các sinh vật không tự tổng hợp được chất hữu cơ mà lấy từ nguồn có sẵn ngoài môi trường.
Sự phụ thuộc Sinh vật tự dưỡng không phụ thuộc vào sinh vật khác để kiếm thức ăn. Sinh vật tự dưỡng phải dựa vào các sinh vật khác để tìm kiếm thức ăn.
Quá trình quang hợp  Loại chế độ sinh dưỡng này liên quan đến việc tổng hợp chất hữu cơ bằng cách sử dụng carbon dioxide và nước với sự có mặt của ánh sáng mặt trời thông qua quá trình quang hợp. Không có hoạt động quang hợp xảy ra.
Sự chuyển đổi chất Trong chế độ sinh dưỡng này, các chất vô cơ đơn giản được chuyển hóa thành các chất hữu cơ phức tạp. Nó liên quan đến việc tiêu thụ các hợp chất hữu cơ phức tạp và sau đó được tiêu hóa để phân hủy thành các thành phần đơn giản hơn.
Đối tượng Phương thức sinh dưỡng này được thực hiện bởi thực vật và một số vi khuẩn, tảo lam. Phương thức dinh dưỡng dị dưỡng xảy ra ở tất cả các loài động vật, nấm và tất cả các sinh vật không quang hợp khác.

Vai trò của sinh vật dị dưỡng trong hệ sinh thái là gì?

Sinh vật dị dưỡng là sinh vật tiêu thụ trong chuỗi thức ăn hoặc lưới thức ăn, nghĩa là chúng tiêu thụ các dạng sống khác. Sinh vật dị dưỡng được tìm thấy ở tất cả các cấp độ của chuỗi thức ăn trong một môi trường cụ thể và mỗi cấp độ đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái của môi trường đó.

Có vai trò trong việc phát triển hệ thực vật

Khi các sinh vật dị dưỡng ăn quả của cây, chúng giúp hạt của nhiều loại cây nảy mầm và lan sang các khu vực khác của hệ sinh thái. Một số hạt giống cây trồng cần phải đi qua hệ thống tiêu hóa của sinh vật dị dưỡng hoặc sinh vật tiêu thụ để nảy mầm (quá trình này được gọi là tạo sẹo và đó là quá trình làm suy yếu lớp vỏ hạt để phôi thực vật có thể xuất hiện). 

Sóc là một loài sinh vật giúp phân tán hạt cây
Sóc là một loài sinh vật giúp phân tán hạt cây

Xem thêm:

Sinh vật dị dưỡng cũng góp phần làm đất đai màu mỡ. Chúng bón cho đất bằng các chất thải sau khi đã tổng hợp chất hữu cơ trong cơ thể.

Giúp giữ cân bằng hệ sinh thái

Sinh vật dị dưỡng ăn thịt giúp giữ cho quần thể nhiều sinh vật ở một số lượng hợp lý, nhờ đó cân bằng hệ sinh thái. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, quần thể hươu đã bùng nổ ở nhiều khu vực vì chó sói đồng cỏ và các loài săn mồi tự nhiên khác đã biến mất. Điều này gây ra tình trạng gia tăng số lượng động vật ăn cỏ, khiến thực vật bị khai thác cạn kiệt, gây ra hiện tượng xói mòn đất và cảnh quan cằn cỗi. 

Ngoài ra, động vật dị dưỡng săn mồi có xu hướng ăn thịt những cá thể già hơn và yếu hơn hoặc những cá thể ít có khả năng sống sót hơn. Nhờ đó chúng giữ cho quần thể sinh vật con mồi khoẻ mạnh hơn. Quá nhiều cá thể trong một quần cũng có thể dễ lây lan bệnh hơn.

Bài viết đã trả lời cho câu hỏi sinh vật dị dưỡng là gì, đồng thời cung cấp thêm thông tin về sinh vật dị dưỡng, vai trò của chúng trong hệ sinh thái. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn đã có thêm kiến thức bổ ích về vấn đề sinh học này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *