Ý thức là gì? Bản chất của ý thức? Vật chất quyết định ý thức?

Ý thức – một trong những phạm trù cơ bản của triết học và cũng là chủ để gây tranh cãi với trường phái tâm lý học. Vậy theo bạn ý thức là gì? Nguồn gốc? Bản chất? Có phải vật chất quyết định ý thức không? Mời bạn đọc cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về các vấn đề này nhé!

Ý thức là gì?

Khái niệm

Theo như quan điểm triết học, ý thức chính là sự phản ánh chân thật thế giới khách quan vào trong bộ óc của con người và nó có sự thay đổi theo từng thời kỳ lịch sử. Từ đó, ý thức tác động vào sự đổi mới cũng như tạo ra động lực phát triển của xã hội. Ý thức có mối quan hệ biện chứng đối với vật chất.

Theo như tâm lý học, ý thức là một hình thức phản ánh tâm lý cao nhất mà chỉ ở con người mới có. Nó được phản ánh thông qua cử chỉ, lời nói, hành động hay suy nghĩ. Đó chính là những gì mà con người đã tiếp thu được thông qua quá trình giao tiếp đối với thế giới khách quan. 

Như vậy, về cơ bản thì ý thức chính là nhận thức của cá nhân về bản thân cũng như về thế giới xung quanh.

Ý thức - nhận thức của cá nhân
Ý thức – nhận thức của cá nhân

Ta có thể thấy được sự khác biệt trong khái niệm về ý thức giữa quan điểm triết học và tâm lý học được bắt nguồn từ sự khác biệt về cách tiếp cận định nghĩa này. Tuy nhiên, cả 2 lĩnh vực này đều cố gắng tìm hiểu cũng như giải thích ý thức thông qua những khía cạnh tiếp xúc với bản chất của con người đa chiều và toàn diện.

Ví dụ: Từ thời kỳ nguyên thuỷ thì con người đã có ý thức trong việc tìm tòi và nghiên cứu chế tạo ra công cụ lao động. Từ các công cụ thô sơ cho đến khi phát triển thành máy móc, khoa học hiện đại như hiện nay. Những công cụ này được sử dụng để phục vụ đời sống con người tiến bộ hơn.

Nguồn gốc

Thế giới khách quan có tác động trực tiếp vào bộ não của con người để tạo ra khả năng hình thành nên ý thức. Có 2 nguồn gốc tác động trực tiếp vào ý thức bao gồm:

  • Nguồn gốc tự nhiên

Nó được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: phản ánh vật lý, sinh lý, hoá học, tâm lý và phản ánh năng động, sáng tạo. Từ đó chúng có được sự phân cấp từ thấp cho đến cao và từ đơn giản cho đến phức tạp.

Nguồn gốc tự nhiên của ý thức
Nguồn gốc tự nhiên của ý thức

Đầu tiên phải nói đến phản ánh vật lý, hoá học. Đây chính là hình thức đơn giản nhất ở vật chất vô sinh. Nó được thể hiện thông qua sự biến đổi về cơ – lý – hoá khi có tác động qua lại giữa những vật chất này. Từ đó tạo nên sự thay đổi về kết cấu, vị trí cũng như tính chất lý – hoá qua quá trình tác động. Đây là sự phản ánh mang tính thụ động và chưa có định hướng lựa chọn của vật chất tác động.

Cao hơn đó chính là phản ánh sinh học trong giới hữu sinh, được thể hiện thông qua tính kích thích, tính cảm ứng và cả tính phản xạ. Nó thay đổi để phù hợp và thích nghi đối với sự biến đổi của thế giới quan. Bộ óc của con người chính là sản phẩm đặc biệt và tinh vi nhất trong tự nhiên thông qua quá trình tiến hoá này. Từ đây, việc phản ánh thế giới quan đã được nâng lên một tầng cao mới. Khi mà ý thức bước vào thời kỳ mang tính xã hội mạnh mẽ của loài người.

  • Nguồn gốc xã hội

Ý thức được xem như là một sản phẩm của xã hội và văn hóa. Nó và được hình thành thông qua quá trình tương tác giữa con người với môi trường sống. Kết quả của quá trình phát triển này đặc trưng bởi các yếu tố như lao động, ngôn ngữ và các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, quá trình hình thành ý thức đòi hỏi phải có sự tác động tích cực của con người lên thực tiễn.

Nguồn gốc xã hội của ý thức
Nguồn gốc xã hội của ý thức

Thực tế thì nhờ vào lao động mà con người đã tác động lên các đối tượng hiện hữu xung quanh. Họ đã nghiên cứu những thuộc tính, kết cấu cũng như quy luật vận động của các đối tượng đó. Những hiện tượng xảy ra tác động vào bộ óc của con người và giúp cho ý thức được hình thành.

Việc sử dụng ngôn ngữ và các quan hệ xã hội cũng đã góp phần tạo ra ý thức. Ngôn ngữ cho phép con người có thể biểu đạt suy nghĩ và cảm xúc của bản thân hay chia sẻ nó với những người khác. Trong khi các quan hệ xã hội thì lại cho phép con người có thể tương tác với những người khác trong xã hội và cùng nhau học hỏi.

Nhờ có lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội mà con người đã tác động lên thực tế và tạo ra được các hiện tượng. Từ đó tác động trở lại bộ óc của con người và giúp cho ý thức được hình thành. Tóm lại thì ý thức được hình thành thông qua một quá trình tương tác phức tạp giữa con người với môi trường xung quanh.

Bản chất của ý thức là gì? 

Theo như chủ nghĩa duy vật thì bản chất của ý thức chính là sự phản ánh những hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Hiểu một cách đơn giản thì ý thức trở thành tấm gương phản chiếu thế giới nhưng lại không giống hoàn toàn. Nó phụ thuộc vào nhận thức, suy nghĩ cũng như cảm nhận về thế giới xung quanh của một chủ thể. Đây cũng chính là điểm khác biệt tạo nên bản chất của ý thức.

Bản chất của ý thức - tấm gương phản chiếu thế giới
Bản chất của ý thức – tấm gương phản chiếu thế giới

Các yếu tố đặc trưng cho bản chất của ý thức bao gồm có:

  • Tính tự chủ

Bộ não của con người có thể tiếp thu các nội dung giống nhau nhưng lại sinh ra nhiều chiều hướng suy nghĩ khác nhau. Nó chính là một cá thể độc lập, thuộc phạm vi chủ quan. Vậy nên ý thức gần như mang hình ảnh tinh thần, nó có định hướng và có lựa chọn dựa vào cơ sở vật chất.

  • Tính sáng tạo

Biểu hiện ở dạng vật chất di chuyển vào não bộ của con người và cải biến để thành cái tinh thần. Nó được thể hiện rất phong phú, đa dạng cũng như trừu tượng hoá dựa trên cái đã có sẵn. Từ đó tạo ra một cái mới chất lượng hơn và phát triển hơn về sự vật, hiện tượng hay con người.

  • Tính xã hội

Ý thức trong bất kì tình huống nào thì đều là sự phản ánh và chính thực tiễn xã hội hay còn gọi là thế giới khách quan của con người đã tạo ra một sự phản ánh phức tạp, năng động, sáng tạo, tư duy và phát triển hơn.

Vật chất quyết định ý thức là gì?

Theo như Lênin: “Sự đối lập giữa vật chất và ý thức chỉ có ý nghĩa tuyệt đối trong những phạm vi hết sức hạn chế, trong trường hợp này chỉ giới hạn trong vấn đề nhận thức luận cơ bản là thừa nhận cái gì có trước và sau? Ngoài hạn chế đó thì không còn nghi ngờ gì nữa đằng sau sự đối lập đó là tương đối”. Điều này có nghĩa là:

Vật chất quyết định ý thức
Vật chất quyết định ý thức
  • Vật chất chính là môi trường sống, là hệ sinh thái và chúng có trước; còn ý thức thì có sau. Vật chất quyết định ý thức, còn ý thức thì là sự phản ánh thế giới vật chất vào bộ não của con người. Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức và nếu như không có sự tác động của thế giới quan xung quanh thì sẽ không sinh ra ý thức.
  • Ý thức chính là một dạng vật chất được bộ não của con người tiếp nhận và dựa trên cái có sẵn để cải tiến nó trở thành dạng tinh thần, cảm xúc cũng như hành động. Vật chất chính là nền móng quyết định đến bản chất, phương thức và kết cấu của ý thức.
  • Dựa trên vật chất thì ý thức có thể tự do sáng tạo và phát triển. Nó sẽ phân thành ý thức tích cực và ý thức tiêu cực. Nếu như ý thức phản phù hợp với thực tế của thời đại thì nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của các điều kiện vật chất. Và ngược lại, nếu như không phù hợp với thời đại thì nó sẽ bị kìm hãm, khó phát triển. Tuy nhiên nó chỉ là tạm thời, thế giới khách quan thì vẫn luôn vận hành và buộc con người chúng ta phải thích nghi, thay đổi sao cho phù hợp với nó.

Có thể bạn quan tâm:

Tiềm thức là gì? Phân biệt tiềm thức, ý thức & vô thức

Tự học là gì? Tinh thần, kỹ năng tự học và phương pháp thực hiện

Thực tế cho thấy rằng vật chất quyết định ý thức. Việc nghiên cứu về ý thức đã mang lại nhiều ý nghĩa to lớn trong hiện tại và tương lai. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến ý thức thì hãy để lại bình luận ngay bên dưới nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *