Sáng tạo là gì? Cách phát huy tối đa khả năng tư duy sáng tạo

Khi nhắc đến sáng tạo người ta thường nghĩ đến các loại hình nghệ thuật như âm nhạc, điện ảnh, hội họa… Tuy nhiên sáng tạo được hình thành ở mọi ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Vậy bạn có biết sáng tạo là gì không? Các cấp độ của sáng tạo? Cách phát huy tư duy sáng tạo? Hãy cùng muahangdambao.com chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Sáng tạo là gì? 

Khái niệm

Sự sáng tạo chính là khả năng tạo ra điều mới, khám phá ý tưởng sáng tạo hoặc là sử dụng trí tưởng tượng để tạo ra một cái gì đó độc đáo.

Sáng tạo - tạo ra điều mới
Sáng tạo – tạo ra điều mới

Nếu như bạn là người sáng tạo thì bạn sẽ nhìn vào mọi thứ từ một góc độ khác nhau. Bạn có khả năng nhận biết cũng như tạo ra kết nối để khám phá cơ hội. Mặc dù có một số rủi ro đi kèm với việc sáng tạo nhưng bạn sẽ được trải nghiệm những điều chưa từng được thử trước đây.

Các thành phần của sáng tạo

Sáng tạo bao gồm có 3 thành phần chính như sau: 

  • Sự thông thạo kiến thức 

Đối với sáng tạo thì việc thông thạo kiến thức là điều rất quan trọng. Ví dụ: Để tạo ra sản phẩm thời trang mới thì bạn chắc chắn phải am hiểu các kiến thức trong lĩnh vực này. Bạn phải biết cách nghiên cứu xu hướng thị trường và cho ra được các mẫu mã độc đáo, chưa từng xuất hiện. Bạn càng có kiến thức ở lĩnh vực nào đó thì khả năng sáng tạo của bạn sẽ càng cao. 

Sáng tạo cần thông thạo kiến thức
Sáng tạo cần thông thạo kiến thức

Tuy nhiên bạn cần phải hiểu rằng, kiến thức chỉ là một điều kiện cần thiết cho sự sáng tạo. Để sáng tạo thành công thì bạn còn phải biết cách vận dụng hay áp dụng những kiến thức đó vào thực tế, vào quá trình nghiên cứu của mình. Nói cách khác là bạn phải có được khả năng tư duy sáng tạo.

  • Kỹ năng tư duy sáng tạo 

Có kỹ năng tư duy sáng tạo thì bạn có thể tiếp cận vấn đề theo cách linh hoạt, dễ dàng cũng như giàu trí tưởng tượng hơn. Những giải pháp hay biện pháp mà bạn nghĩ ra thường sẽ vượt qua những tư duy bình thường, góp phần giải quyết các vấn đề một cách nhanh nhất. 

  • Động cơ 

Đây cũng chính là yếu tố nhằm thôi thúc bạn tìm kiếm ra được các giải pháp mới, sáng tạo. Nó sẽ định hướng cho mục tiêu và cách hoạt động của bạn. Động cơ có thể là niềm đam mê, yêu thích, sự hứng thú hoặc nhu cầu chiếm lĩnh ý tưởng mới, thách thức trong công việc, cuộc sống…

Động cơ để sáng tạo
Động cơ để sáng tạo

Các cấp độ sáng tạo

Sáng tạo có thể được biểu đạt thông qua các cấp độ khác nhau. Cụ thể có thể chia sáng tạo ra thành 5 cấp độ như sau:

  • Sáng tạo biểu đạt: là sự thể hiện ra bên ngoài những mối quan hệ, liên tưởng trong cuộc sống thường ngày hay trong những sản phẩm lao động. Sáng tạo ở cấp độ này thể hiện cụ thể trong giao tiếp như: sự biểu đạt ý tưởng một cách hóm hỉnh, trong cải biến các quan hệ lao động, trong cuộc sống hay các chi tiết mới trong sản phẩm…
  • Sáng chế: là việc tạo ra được những vật dụng, dụng cụ mới chưa từng có trong tự nhiên cũng như trong cuộc sống của con người. Nó dựa trên những kiến thức phát hiện được bằng con đường khoa học hay những kinh nghiệm thu nhận được từ trong cuộc sống.
Cấp độ sáng chế
Cấp độ sáng chế
  • Phát minh: là sự phát hiện ra các quy luật của sự vật, hiện tượng có sẵn trong tự nhiên, xã hội hay tư duy. Những quy luật này đang tác động, đang tồn tại nhưng con người chúng ta chưa phát hiện ra trước đó.
  • Sáng tạo ở mức cải biến: là những thay đổi mang lại nhờ tạo ra được những chuyển hóa hay những đột phá trong khoa học, công nghệ; những thay đổi trong xã hội nhờ vào những phát minh, sáng chế trong nhiều lĩnh vực; những thay đổi trong cách nhìn nhận và cách xử lý tình huống một cách tổng thể có sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực công nghệ nhằm để cải biến thực tiễn.
  • Sáng tạo có thể tạo ra các lĩnh vực hoặc các ngành nghề mới.

Vai trò

  • Con người sống lâu hơn 

Sự sáng tạo có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như trí não của con người. Bởi sự sáng tạo dựa trên nhiều mạng lưới thần kinh khác nhau trong não. Việc sáng tạo sẽ làm giảm bớt được những cảm xúc tiêu cực, sự lo lắng hay căng thẳng, lo âu. Từ đó, sức khỏe của bạn sẽ được cải thiện một cách đáng kể, giúp bạn có thể sống lâu hơn. 

Sáng tạo giúp tăng tuổi thọ
Sáng tạo giúp tăng tuổi thọ
  • Giải quyết vấn đề 

Việc có khả năng sáng tạo sẽ giúp bạn có thể dễ dàng giải quyết các vấn đề trong công việc và cuộc sống. Thay vì bạn tiếp cận mọi thứ một cách máy móc, mất nhiều thời gian thì khi có sự sáng tạo bạn sẽ nhìn nhận mọi việc theo nhiều góc độ khác nhau. Sự sáng tạo giúp con người có thể đối phó tốt hơn với những điều không chắc chắn. 

  • Tăng sự tự tin và bản lĩnh sống 

Khi có khả năng sáng tạo thì bạn sẽ trở nên liều lĩnh, dám thực hiện các thử thách. Điều này dù tồn tại những rủi ro, thất bại nhưng bạn sẽ trở nên bản lĩnh, tự tin hơn rất nhiều. Đây cũng chính là tố chất giúp bạn dễ đạt được thành công trong công việc cũng như  trong cuộc sống.

Sáng tạo tăng sự tự tin
Sáng tạo tăng sự tự tin

Các phát huy khả năng tư duy sáng tạo

Tư duy sáng tạo là gì?

Tư duy sáng tạo hay Creative thinking được hiểu là việc phát triển các ý tưởng mới, thay đổi cách tiếp cận để tạo ra được các giải pháp mới lạ cho vấn đề. Hiểu đơn giản đây là cách bạn thoát khỏi các tư duy trong vùng an toàn hay tư duy theo kiểu truyền thống. 

Tư duy sáng tạo
Tư duy sáng tạo

Điểm khác biệt giữa người bình thường và người có tư duy sáng tạo đó là ở cách họ giải quyết vấn đề. Người sáng tạo thì thường thoải mái với việc tiếp nhận ý tưởng mới từ người khác, thích khám phá cũng như học hỏi nhiều điều mới lạ. Đặc biệt là lối tư duy mở, không hề rập khuôn và luôn sẵn sàng chấp nhận các rủi ro có thể xảy ra.

Các cách phát triển khả năng tư duy sáng tạo

Nhiều người tin rằng sáng tạo là do bẩm sinh mà có, tức là con người khi sinh ra đã có những khả năng thiên phú về sáng tạo. Tuy nhiên, sáng tạo cũng giống như những kỹ năng sống khác, bạn có thể rèn luyện cho mình sự sáng tạo nếu như bạn chịu đầu tư thời gian và công sức để theo đuổi nó. Dưới đây là một số cách giúp bạn phát triển tư duy sáng tạo:

  • Tích lũy kiến thức, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn 

Bất cứ kỹ năng hay khả năng chuyên môn thì đều cần được xây dựng dựa trên một nền tảng căn bản từ những bước đầu tiên. Để phát triển khả năng sáng tạo thì bạn phải thật sự đam mê nó và từng bước khám phá cũng như tìm hiểu về những kiến thức cơ bản của kỹ năng này. Nền tảng cơ bản đó sẽ giúp cho bức tường kiến thức của bạn trở nên vững chãi hơn và phát triển được xa hơn. 

Tích lũy kiến thức
Tích lũy kiến thức

Khi biết được quá trình phát triển của sáng tạo thì bạn sẽ có thể dễ dàng rèn luyện được kỹ năng này thông qua việc đọc sách, nghe nhạc hay tiếp cận trực tiếp với những kiến thức và thông tin để tạo cho mình vốn kiến thức nền tảng ban đầu. 

Từ những kiến thức nền tảng, bạn sẽ tìm hiểu chuyên sâu hơn, chi tiết hơn vào từng khía cạnh rồi bắt đầu sáng tạo ra những cái mới tiên tiến và nổi bật hơn. Tư duy sáng tạo có thể được rèn luyện bằng cách tiếp cận qua thông tin hoặc là hình ảnh. Vì vậy mà việc đọc sách, nghe nhạc hay quan sát những bức vẽ, quang cảnh xung quanh… có thể kích thích khả năng tư duy của bạn. Từ đó giúp cho bạn tạo ra được những ý tưởng sáng tạo.

  • Luôn tò mò và học hỏi từ mọi người xung quanh

Để chủ động tìm tòi và rèn luyện được tư duy sáng tạo thì bạn phải luôn tò mò. Tức là tò mò về những thứ hiện hữu xung quanh chúng ta hoặc là những việc xảy ra xung quanh chúng ta để tìm hướng giải quyết cho các vấn đề. Có một cách khác đơn giản hơn đó là hỏi những người giỏi hơn mình hoặc là những người đi trước đã có kinh nghiệm để học hỏi cách mà họ nhìn nhận vấn đề cũng như giải quyết các vấn đề đó. 

Học hỏi từ những người xung quanh
Học hỏi từ những người xung quanh

Sự tò mò sẽ giúp kích thích não bộ của chúng ta liên tục hoạt động, liên tục tò mò cũng như học hỏi để tiếp cận được thêm thông tin mới, cách nhìn mới. Từ đó sẽ giúp bạn nảy sinh ra những ý tưởng sáng tạo mới. 

Thực tế cũng cho thấy rằng để phát triển bất cứ kỹ năng nào thì chúng ta cũng cần phải có tinh thần tò mò, học hỏi. Bởi khi bạn tò mò thì bạn sẽ nhận được những thông tin mà không phải ai cũng có thể tiếp cận đến.

  • Không ngừng quan sát 

Khả năng quan sát đóng vai trò rất quan trọng bởi khi bạn quan sát, chú ý những vấn đề xung quanh thì mới giúp bạn nhìn nhận sự việc theo nhiều hướng khác nhau. Từ sự chủ động dung nạp thông tin này sẽ giúp cho bạn tự học hỏi những thứ tích cực và cả sự tiêu cực. Dù là cái nhìn tích cực hay tiêu cực thì đều sẽ giúp bạn hiểu được vấn đề cũng như thay đổi thái độ sống với xã hội. 

Không ngừng tìm tòi, quan sát
Không ngừng tìm tòi, quan sát

Việc quan sát không chỉ dừng lại ở hình ảnh mà còn ở hành động. Quan sát hành động, cách làm, cách nhìn nhận vấn đề của người khác sẽ giúp bạn tìm được hướng giải quyết riêng cho bản thân. Hãy đặt bản thân ở vị trí của người khác, nhìn nhận vấn đề ở từng khía cạnh sẽ giúp cho bạn có được nhiều góc nhìn hơn và phát triển tư duy theo nhiều cách khác nhau. Từ đó, bạn sẽ tìm ra được những ý tưởng sáng tạo và phát triển theo con đường riêng mà mình chọn.

  • Trải nghiệm những cảm xúc mới

Trải nghiệm là một trong những cách trực diện để bạn có thể rèn luyện tư duy sáng tạo của mình. Khi thử những điều mới, trải nghiệm nhiều cảm xúc mới hay gặp gỡ những con người mới sẽ giúp cho bạn tiếp cận được với những luồng suy nghĩ khác với bản thân để có thể học hỏi thêm. 

Trải nghiệm cảm xúc mới
Trải nghiệm cảm xúc mới

Bạn hãy thử dùng một ngày để đi đến những địa điểm mới, xem một bộ phim mới hoặc nghe một dòng nhạc mới… Tất cả những trải nghiệm này đều sẽ kích thích giác quan và tư duy của bạn. Những trải nghiệm mới cũng được xem như là thử thách với bản thân bởi bạn đã dám bước ra khỏi vùng an toàn và tiếp cận với những thông tin, những con người mới… 

  • Kiên trì

Nếu như đã đam mê sáng tạo, yêu sáng tạo và muốn theo đuổi, rèn luyện tư duy sáng tạo thì bạn hãy kiên trì và dấn thân. Để có thể làm được điều này chắc hẳn bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại. Việc kiên trì sẽ giúp cho một kẻ bình thường trở nên phi thường hơn so với những gì mà họ nghĩ. Khi bạn thật sự dành thời gian để nghiên cứu cũng như dấn thân vào nó thì bạn cũng sẽ nhận ra khả năng phi thường của bản thân khi được tiếp cận một kỹ năng mềm mới. 

Rèn luyện tính kiên trì
Rèn luyện tính kiên trì

Một số khái niệm liên quan đến “sáng tạo”

Năng động sáng tạo là gì?

Năng động sáng tạo chính là sự kết hợp của “năng động” và “sáng tạo”. Người có được sự năng động sáng tạo là người có sự tích cực, chủ động và luôn dám nghĩ, dám làm để tìm ra được những điều mới mẻ, khác biệt so với cái đã cũ, có giá trị về tinh thần và vật chất hơn.

Năng lực sáng tạo là gì?

Năng lực sáng tạo được hiểu là khả năng tạo ra những giá trị mới, dựa trên những chất riêng của mỗi cá nhân. Những điều riêng biệt của mỗi cá nhân sẽ được thể hiện thông qua các phẩm chất độc đáo. Nó bao gồm có ý chí, động cơ sáng tạo cũng như năng lực sáng tạo của con người.

Quyền sáng tạo là gì?

Quyền sáng tạo chính là quyền của mỗi công dân được tự do trong việc nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi và suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa việc sản xuất, quyền về sáng tác văn học – nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Có thể bạn quan tâm:

DIY (Do It Yourself) là gì? 10 ý tưởng DIY sáng tạo độc đáo

Lý tưởng sống là gì? Vai trò và ý nghĩa của lý tưởng sống

Trên đây là những thông tin liên quan đến sáng tạo là gì, cách phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo. Có thể thấy rằng sáng tạo đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Vậy nên mỗi cá nhân hãy cố gắng học tập và rèn luyện cho mình khả năng sáng tạo ngay từ bây giờ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *